Thông tin tài liệu:
“Tôi không cho phép trở ngại cản bước tôi và tôi luôn tập trung tìm cách vượt qua nó. Bạn có thể xoay xở với bất kỳ chướng ngại nào, bạn có thể khom người bước qua nếu chướng ngại quá cao, hoặc leo lên trên nếu nó quá thấp. Hãy vững tin rằng luôn luôn có ít nhất một giải pháp cho bất cứ vấn đề nào!”
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người biến địa ngục thành thiên đường
Trích “NƠI NÀO CÓ Ý CHÍ – NƠI ĐÓ CÓ CON ĐƯỜNG” 1
Người biến địa ngục thành thiên đường
“Tôi không cho phép trở ngại cản bước tôi và tôi luôn tập trung tìm cách vượt qua nó.
Bạn có thể xoay xở với bất kỳ ch ướng ngại nào, bạn có thể khom người bước qua nếu
chướng ngại quá cao, hoặc leo lên trên nếu nó quá thấp. Hãy vững tin rằng luôn luôn
có ít nhất một giải pháp cho bất cứ vấn đề nào!”
Đó chính là James Robinson, nhưng mọi người thích gọi anh là “Rocky”. Anh có thân
hình to cao, vạm vỡ và sẵn sàng “rắn như đá” khi cần thiết. James Robinson “tảng đá”
sống và làm việc tại quận Bedford-Stuyvesant, New York - một trong những khu ổ
chuột và nhiều tội phạm nhất nước Mỹ. Nhưng chính anh đã cứu được nhiều sinh
mạng và phục hồi sự lương thiện ở một cộng đồng mà trước đó không ai có thể làm
được.
Vào năm 1966, khi Rocky 26 tuổi, đứa cháu gái bảy tuổi của anh bị xe tải tông phải
trên đường phố khu Bed-Stuy này. Nếu lúc đó có người biết sơ cứu thì cô bé đã không
phải vĩnh viễn ra đi. Lúc được đưa đến bệnh viện thì cô bé đã ngừng thở.
Cái chết vô lý của đứa cháu gái là một trong những lý do đưa Rocky vào làm việc
trong ngành y tế. Tại Trung tâm Cấp cứu Th ành phố New York, anh nhận thấy hầu
như hơn năm mươi phần trăm các cuộc gọi đến xuất phát từ những khu phố có tỉ lệ tội
phạm cao. Theo Rocky, cư dân sinh sống tại những nơi phức tạp như Bed-Stuy đôi khi
phải chờ lâu đến gần nửa giờ sau khi đã quay số 911 để yêu cầu xe cấp cứu; trong khi
đó, những cuộc gọi đến từ những khu dân cư của người da trắng thường được đáp ứng
rất nhanh. Rất nhiều người bị chết một cách oan uổng – những người như cháu của
Rocky, chỉ vì phải chờ quá lâu một chiếc xe cứu thương.
Trích “NƠI NÀO CÓ Ý CHÍ – NƠI ĐÓ CÓ CON ĐƯỜNG” 2
Rocky quyết định tìm hiểu rõ hơn về chuyện này. Qua điều tra nghiên cứu, anh nhận
thấy các khu dân cư giàu có đã thu xếp đội xe cứu thương cho riêng họ bởi vì cả thành
phố hầu như quá tải bởi các ca cấp cứu. “Nếu đó là lời giải”, ông nói với người bạn và
cũng là người phụ trách về cứu thương, Joe Perez “chúng ta sẽ trang bị những đội cứu
thương của riêng chúng ta ở Bed-Stuy này!”.
Vào năm 1988, Rocky không hề biết rằng anh và Joe là những người đầu tiên trong cả
nước Mỹ mở dịch vụ cứu thương được điều hành bởi chính cộng đồng c ư dân địa
phương. Rocky không hề tiên liệu được những khó khăn phía trước. Thử thách đầu
tiên là tìm nơi đặt trụ sở. Họ sử dụng một tòa nhà bị bỏ hoang vốn là nơi lui tới của
những tay mua bán ma túy. “Nếu bọn nghiện ma túy sử dụng t òa nhà đó để cướp đi
sinh mạng của bao người thì chúng tôi sẽ dùng tòa nhà đó để cứu người”, Rocky quyết
định. Do không có điện, nước (ngoại trừ chút ít nước nhỏ giọt từ mái nhà cũ kỹ), hai
người bọn họ chỉ làm việc được vào ban ngày. Họ dùng máy bộ đàm để nhận những
cuộc gọi cấp cứu.
Mặc dù có thể làm việc trong điều kiện thiếu thốn của tòa nhà, nhưng một trong những
thứ quan trọng nhất dùng trong dịch vụ cứu thương thì họ lại không có, đó là xe cứu
thương. Họ dùng một chiếc Chevrolet cũ kỹ để đến hiện trường mỗi khi nhận được tin
báo có tai nạn, hỏa hoạn, nổ súng hoặc đâm chém. Nhưng chiếc xe ấy không phải lúc
nào cũng khởi động được. Có những lúc họ phải chạy bộ đến hiện trường với những
phương tiện cấp cứu và bình ô-xy trên lưng. Để cứu người, họ thường phải chạy ngang
qua đám buôn ma túy đang cười giễu cợt họ, những viên cảnh sát biến chất, và cả
những người bàng quan khó chịu. Ai cũng cười nhạo, ngoại trừ các nạn nhân vẫn còn
sống sót khi Joe và Rocky tới nơi.
Sau đó họ được tặng một chiếc xe có rờ-moọc - loại xe kéo có thể dùng làm nhà ở và
họ đã ngang dọc khắp các phố với chiếc rờ-moọc này. Tòa nhà cũ kỹ trở nên lạnh giá
vào mùa đông. Họ san bằng hai cái lều của bọn bán ma túy và dựng nơi làm việc của
Trích “NƠI NÀO CÓ Ý CHÍ – NƠI ĐÓ CÓ CON ĐƯỜNG” 3
họ ở đó. Đối với những kẻ tội phạm này thì chiếc xe rờ-moọc của họ giống như một
lời tuyên chiến. Trong tám tháng ròng, bọn buôn ma túy liên tục dọa dẫm Rocky.
Chúng bắn vỡ kiếng và dọa sẽ đốt xe. Chúng còn nổ súng vào Rocky và Joe khi họ
đang trên đường tới hiện trường, khiến hai người vừa lái xe vừa phải cúi thấp người
tránh đạn. Bọn buôn ma túy chỉ để họ yên khi chúng chứng kiến cảnh Rocky và Joe
cứu một trong số đồng bọn của chúng bị thương sau một vụ thanh toán đẫm máu trên
đường phố.
Họ còn bị gièm pha và đả kích bởi các đồng nghiệp vốn coi họ l à đối thủ cạnh tranh
lớn. Cả hai trở thành mục tiêu cho những trò đùa độc ác, quấy rối, và cả những tin đồn
thất thiệt. Rocky biết rằng cách duy nhất để dập tắt những lời gièm pha kia là anh và
Joe phải chuyển đổi hoạt động nhỏ bé của mình lên tầm cao mới, chuyên nghiệp hơn
và đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn.
Để làm được điều này, Rocky cần phải có một nhóm tình nguyện viên, một quân đoàn
thực thụ. Để xây dựng đội binh cứu hộ này, anh kêu gọi mọi người từ ...