Người cha trong gia đình
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 129.05 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có thể bạn cho rằng, làm cha là một công việc phức tạp, không hề đơn giản. Tuy nhiên chung quy lại cũng chỉ có mấy quy luật nền tảng sau đây, nếu biết cách tuân thủ thì bạn sẽ thấy làm cha là một công việc hết sức thú vị và không quá khó. 1. Cương quyết Tục ngữ nói: “Mẹ đánh một trăm không bằng cha răn một tiếng”. Con cái bạn luôn mong có một chỗ dựa vững chắc ở người cha và muốn người cha hiện diện trong cuộc đời, trong tâm trí chúng. Con cái...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người cha trong gia đình Người cha trong gia đình Có thể bạn cho rằng, làm cha là một công việc phức tạp, không hề đơn giản. Tuy nhiên chung quy lại cũng chỉ có mấy quy luật nền tảng sau đây, nếu biết cách tuân thủ thì bạn sẽ thấy làm cha là một công việc hết sức thú vị và không quá khó. 1. Cương quyết Tục ngữ nói: “Mẹ đánh một trăm không bằng cha răn một tiếng”. Con cái bạn luôn mong có một chỗ dựa vững chắc ở người cha và muốn người cha hiện diện trong cuộc đời, trong tâm trí chúng. Con cái cần sự dịu dàng của người mẹ cũng như cần tính cương trực của người cha. 2. Mềm mỏng Điều này có vẻ mâu thuẫn với điều 1? Không, đừng cương quyết quá đến mức trở thành quân phiệt và cứng nhắc. Hãy cho trẻ một khoảng thư giãn, cả không gian lẫn thời gian. Chúng cần kiểm chứng tư tưởng và sức mạnh của mình. Các ông bố đừng nói kiểu do dự “có lẽ” mà hãy nói “được”, hoặc “không được”. Nếu làm trẻ thất vọng, người cha cũng cần “xin lỗi”. 3. Về nhà Xong công việc, người cha nên về nhà ngay, đừng tạo ra thói quen la cà hoặc tụ tập để nhậu nhẹt. Tất nhiên ngoại trừ trường hợp thật sự cần thiết, nhưng nên gọi điện báo ngay để con cái (và vợ) khỏi phải chờ đợi. Các ông bố nên nhớ: Thời gian sum họp gia đình rất cần cho một “tổ ấm”. 4. Tiết kiệm Dù làm được nhiều hay ít tiền thì việc tiết kiệm cũng luôn cần thiết, nhưng không nên keo kiệt. Tiền là “đày tớ tốt” nhưng là “ông chủ xấu”, hãy làm chủ nó. Dù tiền không mua được hạnh phúc, nhưng có thể mua được nhiều thứ khác và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nhưng đừng bao giờ đặt tiền bạc lên trên con cái. 5. Chi tiêu “Dấu hiệu của bộ óc thông minh là khả năng có hai ý kiến đối nghịch cùng một lúc”, người cha cần có khả năng này. Đó là những lúc phải xử lý nhanh và đúng về một việc gì đó, ví dụ quyết định mua món này hay mua món kia? Khả năng quyết đoán đúng đắn và khôn ngoan làm cho hình ảnh của người cha trở nên “vĩ đại” trong mắt con cái. 6. Kiên định Biển luôn có sóng, lúc nhỏ lúc lớn. Cuộc đời cũng luôn có những biến cố. Người cha (kiêm người chồng) là người phải đứng mũi chịu sào. Thuyền trưởng và phi công không được phép bỏ mặc tàu thủy và máy bay khi gặp “sự cố”. Tính kiên định rất cần cho một người cha là trụ cột của gia đình. 7. Dưỡng dục Có con thì dễ, làm cha rất khó. Khó nhưng không có nghĩa là không làm được. Cố gắng sẽ thành công. Nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh về thể chất là việc quan trọng, nhưng dạy chúng thành nhân, nên người hữu dụng cho gia đình và xã hội còn quan trọng hơn. Hãy giúp chúng đi trên đôi chân của mình chứ đừng theo vết chân của người khác, biết độc lập chứ không ỷ lại. 8. Cha yêu thương con cái là điều tất nhiên Yêu thương và cưng chiều chúng nhưng không nhu nhược. Tuy nhiên đừng quên là phải yêu thương “mẹ của chúng nữa”. Có vậy mới hợp lý và cân bằng. Hãy biết ơn và tôn trọng người phụ nữ vì cô ấy đã sinh ra cho mình những đứa con. Hãy làm cho cô ấy luôn tươi cười. Hãy lắng nghe người phụ nữ ấy và hợp tác để giáo dục con cái. Theo Phụ Nữ Việt Nam
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người cha trong gia đình Người cha trong gia đình Có thể bạn cho rằng, làm cha là một công việc phức tạp, không hề đơn giản. Tuy nhiên chung quy lại cũng chỉ có mấy quy luật nền tảng sau đây, nếu biết cách tuân thủ thì bạn sẽ thấy làm cha là một công việc hết sức thú vị và không quá khó. 1. Cương quyết Tục ngữ nói: “Mẹ đánh một trăm không bằng cha răn một tiếng”. Con cái bạn luôn mong có một chỗ dựa vững chắc ở người cha và muốn người cha hiện diện trong cuộc đời, trong tâm trí chúng. Con cái cần sự dịu dàng của người mẹ cũng như cần tính cương trực của người cha. 2. Mềm mỏng Điều này có vẻ mâu thuẫn với điều 1? Không, đừng cương quyết quá đến mức trở thành quân phiệt và cứng nhắc. Hãy cho trẻ một khoảng thư giãn, cả không gian lẫn thời gian. Chúng cần kiểm chứng tư tưởng và sức mạnh của mình. Các ông bố đừng nói kiểu do dự “có lẽ” mà hãy nói “được”, hoặc “không được”. Nếu làm trẻ thất vọng, người cha cũng cần “xin lỗi”. 3. Về nhà Xong công việc, người cha nên về nhà ngay, đừng tạo ra thói quen la cà hoặc tụ tập để nhậu nhẹt. Tất nhiên ngoại trừ trường hợp thật sự cần thiết, nhưng nên gọi điện báo ngay để con cái (và vợ) khỏi phải chờ đợi. Các ông bố nên nhớ: Thời gian sum họp gia đình rất cần cho một “tổ ấm”. 4. Tiết kiệm Dù làm được nhiều hay ít tiền thì việc tiết kiệm cũng luôn cần thiết, nhưng không nên keo kiệt. Tiền là “đày tớ tốt” nhưng là “ông chủ xấu”, hãy làm chủ nó. Dù tiền không mua được hạnh phúc, nhưng có thể mua được nhiều thứ khác và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Nhưng đừng bao giờ đặt tiền bạc lên trên con cái. 5. Chi tiêu “Dấu hiệu của bộ óc thông minh là khả năng có hai ý kiến đối nghịch cùng một lúc”, người cha cần có khả năng này. Đó là những lúc phải xử lý nhanh và đúng về một việc gì đó, ví dụ quyết định mua món này hay mua món kia? Khả năng quyết đoán đúng đắn và khôn ngoan làm cho hình ảnh của người cha trở nên “vĩ đại” trong mắt con cái. 6. Kiên định Biển luôn có sóng, lúc nhỏ lúc lớn. Cuộc đời cũng luôn có những biến cố. Người cha (kiêm người chồng) là người phải đứng mũi chịu sào. Thuyền trưởng và phi công không được phép bỏ mặc tàu thủy và máy bay khi gặp “sự cố”. Tính kiên định rất cần cho một người cha là trụ cột của gia đình. 7. Dưỡng dục Có con thì dễ, làm cha rất khó. Khó nhưng không có nghĩa là không làm được. Cố gắng sẽ thành công. Nuôi con khôn lớn, khỏe mạnh về thể chất là việc quan trọng, nhưng dạy chúng thành nhân, nên người hữu dụng cho gia đình và xã hội còn quan trọng hơn. Hãy giúp chúng đi trên đôi chân của mình chứ đừng theo vết chân của người khác, biết độc lập chứ không ỷ lại. 8. Cha yêu thương con cái là điều tất nhiên Yêu thương và cưng chiều chúng nhưng không nhu nhược. Tuy nhiên đừng quên là phải yêu thương “mẹ của chúng nữa”. Có vậy mới hợp lý và cân bằng. Hãy biết ơn và tôn trọng người phụ nữ vì cô ấy đã sinh ra cho mình những đứa con. Hãy làm cho cô ấy luôn tươi cười. Hãy lắng nghe người phụ nữ ấy và hợp tác để giáo dục con cái. Theo Phụ Nữ Việt Nam
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giáo dục mầm non kỹ năng mầm non dạy học mầm non kỹ năng làm cha mẹ cách dạy con kiến thức cho cha mẹ giáo dục trẻ mầm non phương pháp dạy trẻ mầm non rèn luyện kỹ năng cho bé dạy trẻ họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
47 trang 936 6 0
-
16 trang 530 3 0
-
2 trang 457 6 0
-
3 trang 402 3 0
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Tìm hiểu tâm lý học trẻ em từ lọt lòng đến 6 tuổi (Tập 1): Phần 2
140 trang 228 0 0 -
8 trang 206 0 0
-
2 trang 191 0 0
-
Những vấn đề lí luận chung của giáo dục học mầm non
210 trang 167 0 0 -
8 trang 161 0 0