Gặp được anh tôi mừng lắm, người cháu bác Ba Phi ấy. Tôi vốn yêu mến vùng bán đảo Cà Mau, miền đất của những khu rừng đước rừng mắm bạt ngàn hoang sơ nê địa, từ nhỏ nghe nhiều chuyện về ghe rùa, chiếc tàu vuông, cọp xay lúa, rắn hổ mây nằm vắt qua sông, ngạc nhiên về tính chất huyền ảo kỳ lạ của những câu chuyện thật thà chất phác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người cháu trai họ ngoại bác Ba Phi Người cháu trai họ ngoại bác Ba Phi TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ VĂN THẢOGặp được anh tôi mừng lắm, người cháu bác Ba Phi ấy. Tôi vốn yêu mến vùng bán đảoCà Mau, miền đất của những khu rừng đước rừng mắm bạt ngàn hoang sơ nê địa, từ nhỏnghe nhiều chuyện về ghe rùa, chiếc tàu vuông, cọp xay lúa, rắn hổ mây nằm vắt quasông, ngạc nhiên về tính chất huyền ảo kỳ lạ của những câu chuyện thật thà chất phác. Và càng ngạc nhiên hơn khi biết bác Ba Phi nhân vật tôi tưởng huyền thoại có từ xaxưa, hóa ra là người cùng thời với tôi, sống trong thời chống Mỹ, người kể chuyện tài hoacũng là người nông dân giỏi, lúa gạo trong nhà lúc nào cũng đầy bồ, nhiều bạn văn củatôi ở Cà Mau đã từng sống trong nhà bác, được bác cưu mang giúp đỡ. Tôi bắt đầu vớinhững người bạn văn ấy, hỏi han ghi chép được một ít, cho đến năm 65 dịp may về côngtác ở sư đoàn 9 quân chủ lực miền Đông, ở một tiểu đoàn người miền Tây, những lúcrảnh rỗi nghe vô số chuyện bác Ba Phi ghi chép thêm, trở thành người sưu tầm một cáchtự nguyện và nghiệp dư. Sau giải phóng tôi về ngay miền Tây hỏi han sưu tầm, năm nàocũng dó dịp rong ruỗi tuần lễ nửa tháng trên sông Cái Lớn Cái Bé, sông Ông Đốc, xuôisông Rạch Tàu, ra vùng chót mủi gặp những người già hỏi chuyện, làm giàu thêm khotàng chuyện kể bác Ba Phi của tôi. Và rồi trong chuyến gần đây, có người điềm chỉ, tôi tìm đến người cháu, nghĩ bụng đâylà dịp tốt nhứt tôi nghe kể những chuyện còn chưa biết, cả những điều riêng tư thầm kíntôi nghĩ chỉ có người trong họ hàng mới biết được. Chỗ tôi đến không phải quê bác Ba Phi như tôi được biết qua sách báo, đúng ra rất xa,gần như đầu này đầu kia của tỉnh, bao nhiêu năm chiến tranh gia đình lưu lạc là chuyệnthường. Anh cháu trạc tuổi tôi, nghĩa là độ trung niên, ở trong một căn chòi canh một vócheo leo bên bờ sông, không thấy có vợ con gì cả, hàng xóm hai bên cũng không. Anh cóvẻ không vui khi tôi đến thăm, hẳn thường bị khách văn hám chuyện quấy rầy. Nhưnganh cũng lịch sự trả lời các câu hỏi của tôi, nói rõ anh là cháu kêu bác Ba Phi bằng bác,họ xa bên ngoại, nhưng nhà ở gần bên, được chính ông bác bồng trên tay lúc mới sanh.Hồi đó đang chiến tranh, giữa khuya đứa cháu trai chính là anh rời khỏi lòng mẹ khócthét lên, cũng là lúc hai chiếc máy bay sà xuống ném bom, hai trái bom nổ bên này bênkia căn nhà, sau thành hai chiếc ao nuôi cá, gia đình sống nhờ vào đó. Tôi tưởng đang nghe chuyện bác Ba Phi. Nhưng không phải, anh không có tài bịachuyện như ông bác, cũng không thích, anh đang kể chuyện thật về gia đình mình. Đúng ra anh không muốn kể gì cả, anh ở đây một mình không muốn gặp ai kể chuyệngì, sống cuộc đời khiêm tốn bình thường như mọi người dân cần cù lam lủ. Tôi nhìnquanh căn chòi. Anh sống hẩm hiu đơn côi quá, căn chòi nhỏ xíu chỉ một cái liếc mắt làhết, chiếc xuồng dưới bến cũng không có. Mấy bộ quần áo treo ở một góc, góc kia lò bếpvun vải than củi. Rồi tôi nhìn anh. Có vẻ suốt ngày anh ngồi ở đó, dáng co ro gối chạmtai trước mặt chiếc vó chổng ngược. Hàng ngày anh nói chuyện với ai, làm gì với chiếcvó chổng ngược ấy? Tôi xin lỗi đã quấy rầy anh, và cũng xin anh cảm phiền cho tôi ở lạivới anh vài ngày, lâu hơn cũng được, tôi rất cần nghe chuyện kể bác Ba Phi, người bác tàihoa của anh, tôi đã sưu tầm được nhiều chuyện rồi, nhưng chắc còn nhiều chuyện thấtlạc, bác Ba Phi kể chuyện cả đời, ngày nào cũng kể, không lý gì sách in chỉ được tậpmỏng như vậy. Anh không nói gì, thở dài quay ra với chiếc vó. Tôi nghĩ anh đồng ý thu xếp việc ở lại.Chẳng có gì phải thu xếp, căn chòi nhỏ xíu tối trải đệm giăng mùng ngủ chung với nhau,ban ngày cùng ngồi canh chiếc vó chổng ngược. Sau chuyện hai lổ bom anh không nói gìnữa, trả lời nhát gừng những câu hỏi của tôi, tối ngủ nằm chung tôi vừa gợi chuyện anhđã cất tiếng ngáy. Một người cháu không giống ông bác chút nào, bác Ba Phi năng nổhoạt bát, suốt ngày rong ruỗi đầu trên xóm dưới kể chuyện hàng xóm cười rần rần theo. Vậy là không có chuyện di truyền về tài năng và tính nết, tôi thấy rõ như thế, và khônghiểu sao tôi thấy hơi buồn. Suốt mấy ngày không moi được chuyện gì tôi nhờ anh đưa tôi đi các nhà khác trongxóm, nếu ở đây có xóm, may ra có thể hỏi han thêm chuyện gì. Anh bất đắc dĩ phải nhấcmình khỏi chỗ ngồi, hai chúng tôi quá giang ghe đến nhà này nhà kia, vào nhà anh ngồiim thin thít mặc tôi và chủ nhà nói chuyện với nhau. Nhưng cũng có lần tôi nghe được một chuyện, đúng ra là nửa chuyện. Hôm đó chúngtôi vào một nhà anh có vẻ quen thân, chuyện vãn đôi chút chủ nhà cười nói với anh: Dạo rày con cá bóng mú có hay đến nói chuyện với anh bạn mình không, hả anh cháubác Ba Phi?. Tôi ngạc nhiên chen vào: Cá biết nói hả?. Anh gạt ngang, có vẻ giận: Cá không biết nói, đừng nói dóc tôi không thích. Nhưng có con cá lớn bằng người lớn hay đến tìm anh, chủ nhà vẫn dai dẳng. Anhnói chuyện với nó, xuồng ghe qua lại đều nghe t ...