Danh mục

Người Còn Nhớ Hay Người Đã Quên

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.63 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thày Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thày chỉ nuôi mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui và một con chó nhỏ để làm bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Còn Nhớ Hay Người Đã Quên Người Còn Nhớ Hay Người Đã QuênThày Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. NgôiChùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, cóhàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thày chỉ nuôi mấycon gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui và một con chó nhỏ để làm bạn.Sát hàng rào Thày trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bàu và mướp trái xum xuê, bêncạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thày đào chiếc hồ xinhxinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”,trông cũng vui mắt. Trong hồ có cá vàng bơi lội tung tăng, vài con rùa thỉnh thoảng lạitrồi lên mặt nước ngoe ngoảy. Những lúc rảnh rỗi Thày ra ngồi trên chiếc ghế đá đặt cạnhhồ đọc sách hoặc uống trà, có khi ngồi thiền nữa. Đúng là khung cảnh nhà quê Việt Namcủa kẻ nhàn hạ ẩn dật. Kể ra cuộc sống cũng tạm đầy đủ, thỉnh thoảng có khách lại thăm,mang cúng dường vài bao gạo, mấy chai tương đủ cho Thày dùng cả năm. Phật tử theoThày đa số là bạn bè cũ, hoặc mấy người theo học khóa tu thiền. Thày cất mấy cóc nhỏsau chánh điện làm phòng ngủ cho chính Thày và cho khách phương xa cần ở lại.Thỉnh thoảng Chùa vẫn mở khóa tu thiền, thường kéo dài từ 4 ngày đến 1 tuần. Phật Tửđến tu tập xúm nhau nấu ăn tập thể, nghe Thày thuyết pháp và tập thiền; Đa số là nhữngngười lớn tuổi, thời giờ rảnh rỗi, muốn tìm về nơi yên tĩnh để được hit thở không khítrong lành, như một cuộc nghỉ mát hằng năm cho tâm hồn thư dãn. Chùa ở xa thành phốnên cũng it khách thập phương vãng lai. Thày là người điềm đạm, thông thái và vui tính.Ai có điều khó giải quyết trong gia đình cũng lại Chùa để trút bầu tâm sự và nghe lờiThày chỉ dẫn. Thày đã lăn lóc hơn nửa đời người ngoài đời nên cũng có chút kinh nghiệmvề đời sống gia đình. Dạo gần tết, có người biếu Thày một chậu mai vàng, Thày vẫnchưng trong phòng khách cùng với mấy chậu kiểng bonsai. Bên Mỹ, loại mai rừng nămcánh dài và nhỏ xíu thì rất nhiều, nhưng Mai Việt Nam thì hiếm, quý lắm, thế mà cóngười trồng được, hay họ nhập cảng từ VN không chừng. Phòng khách, phía sau chánhđiện, trên tường có treo bức tranh thật đẹp, có lẽ Phật Tử vẽ tặng Thày; Hình một thápchuông của ngôi Chùa nào đó, ở góc tháp, chỉ thấy chiếc áo nâu của vị Sư đang nhìn vềphía núi rừng trước mặt, trong buổi chiều tà. Phía dưới hình tháp chuông là bài kệ “CáoTật Thị Chúng” của Thiền Sư Mãn Giác:Xuân khứ bách hoa lạcXuân đáo bách hoa khaiSự trục nhãn tiền quáLão tùng đầu thượng laiMạc vị xuân tàn hoa lạc tậnÐình tiền tạc dạ nhất chi maiBài kệ này đã được cụ Ngô Tất Tố dịch ra như sau:Xuân đi trăm hoa rụngXuân đến trăm hoa cườiTrước mắt việc đi mãiTrên đầu già đến rồiÐừng bảo xuân tàn hoa rụng hếtÐêm qua sân trước một cành maiBài kệ đã được sáng tác hàng ngàn năm trước từ đời vua Lý Nhân Tông, có lẽ sẽ còntruyền tụng nhiều ngàn năm sau và mãi mãi. Thiền Sư Mãn Giác đã khéo léo dùng hìnhảnh hoa rụng rồi hoa nở để nói lên kiếp luân hồi của chúng sanh, như thiên nhiên có đi rồicó về, dòng đời vẫn trôi vô tình.Một buổi chiều cuối tuần có người khách từ phương xa đến trao cho Thày tấm thiệp.Thày Năng Tĩnh cầm tấm thiệp, lật qua lật lại xem tỉ mỉ. Tấm thiệp cũ kỹ, bạc màu, đãsờn rách mấy góc cạnh, không có địa chỉ người gởi nhưng địa chỉ người nhận đã bị sửađổi nhiều lần, chứng tỏ nó đã chuyền qua nhiều người trước khi tới tay Thày. Thày lẩmnhẩm đọc tấm thiệp từ Việt Nam gởi tới:” Nội của cháu nhắc đến Ông luôn, Nội đã mấtrồi. Cháu tình cờ đọc được bài viết về Ông trên mạng. Cháu cám ơn Ông và bạn của Ôngđã cứu gia đình cháu, Huế, Mậu Thân.” Thày nhìn mãi tấm thiệp như đang nhìn hình ảnhđời thày trong dĩ vãng.Thày Năng Tĩnh sinh ra và lớn lên ở Huế. Những gì còn lại trong Thày chỉ là mấy bài thơnhớ Huế, và vài kỷ niệm của cậu “Bé Tư” hoang đàng chơi nhiều hơn học.Sao anh không về chơi thôn Vỹ?Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,Vườn ai mướt quá xanh như ngọcLá trúc che ngang mặt chữ điền.…….(Đây Thôn Vỹ Dạ, Thơ Hàn Mặc Tử)Thời niên thiếu của thày là cả một trời mộng mơ với bao kỷ niệm êm đềm. Mỗi khi trờise lạnh, rong chơi trên những con đường Thành Nội, ngắm những tà áo trắng học tròkhoác hờ một chiếc áo len đủ màu, ôi dễ thương làm sao! Những buổi trưa hè cùng đámbạn “Trời đánh” đạp xe ra hồ Tịnh Tâm hay lên đồi Vọng Cảnh hoặc nằm dưới gốc mấycây Phượng Vĩ hoa đỏ rực gần cầu Trường Tiền. Huế chỉ còn lờ mờ trong ký ức đâu đây.Chùa Linh Mụ trang nghiêm soi mình trên giòng sông Hương thơ mộng, núi Ngự Bìnhhiền hòa như vòng tay Mẹ dang ra ôm những người con xứ Huế vào lòng. Còn gì nữa nhỉ,phải rồi, những buổi hẹn hò đi ăn chè Cồn, ăn cơm Âm Phủ, bún bò Huế ở caí quán sậpxệ bên đường quốc lộ 1, dưới gốc tre già, ngon tuyệt vời và cay xé họng, hay những ngàycòn bé bỏng lẽo đẽo theo Mạ trong chợ Đông Ba. Vâng, chỉ có thế thôi, còn lại là máu vànước mắt. Máu c ...

Tài liệu được xem nhiều: