Mẹ tôi nhắn ra: “Con về thăm ông Khôi đi. Chắc ổng không thể qua được nữa rồi. Dù sao cũng là tình làng nghĩa xóm, con với ổng còn nhiều thứ nặng nợ lắm. Nghĩa tử nghĩa tận, con à!”. Tôi nhanh chóng dàn xếp công việc, bàn giao cho mấy cô gái cùng phòng, nhảy xe đò về quê. Căn nhà nhỏ bé lợp bằng tôle, phên tre đã đứt hết chân trông thật thảm. Tứ bề trống trơn. Không còn hàng tre bao bọc quanh vườn. Không một thứ cây trái nào sót lại. Gió hun hút...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người của thời gian Người của thời gian TRUYỆN NGẮN CỦA LÊ TRÂMMẹ tôi nhắn ra: “Con về thăm ông Khôi đi. Chắc ổng không thể qua được nữa rồi. Dù saocũng là tình làng nghĩa xóm, con với ổng còn nhiều thứ nặng nợ lắm. Nghĩa tử nghĩa tận,con à!”. Tôi nhanh chóng dàn xếp công việc, bàn giao cho mấy cô gái cùng phòng, nhảyxe đò về quê.Căn nhà nhỏ bé lợp bằng tôle, phên tre đã đứt hết chân trông thật thảm. Tứ bề trống trơn.Không còn hàng tre bao bọc quanh vườn. Không một thứ cây trái nào sót lại. Gió hun hútthổi không ngớt qua những luống khoai lang cằn cỗi. Cảnh vật đìu hiu chẳng khác tìnhcảnh ông Khôi bây giờ. Ông ở cùng đứa con gái út của người vợ sau, còn Liền - bạn tôivà là con gái đầu của ông - thì đã theo chồng về tận Tý Sé - Dùi Chiêng từ năm nào. VàLiền cũng mới về mấy ngày trước đó. Tôi chào Liền, chưa kịp có cảm nghĩ gì về ngườibạn học cũ đã nhác thấy ông Khôi nằm trên chiếc chõng tre ọp ẹp dài quá khổ rất đặctrưng dành cho ông. “ À, thằng Lưu đã về”, ai đó buột miệng. Dưới mắt mọi người tôichẳng khác con ruột của ông. Tôi về như thế này coi ra còn kịp. Chen qua đám người, tôisán đến chiếc giường tre. Ông Khôi – bây giờ chỉ còn như một hình nhân bằng giấy, mắtnhắm nghiền, người không động đậy. Tôi bước tới, ngồi thụp xuống, nắm lấy bàn tay gầygò của ông, nước mắt chỉ chực ứa ra. Hồi lâu, ông Khôi chợt mở mắt. Chút sinh khíthoáng trở lại trên gương mặt nhợt nhạt, nhăn nheo. Ông phều phào: Đứa mô đó hè?”.Sao mà giống giọng ông Cửu Hồ thế? Tôi đáp khẽ: Dạ con, thằng Lưu đây!”. Ôngnhướng nhướng hai hàng lông mày, chẳng hiểu ông có còn nhận ra tôi hay không nữa,hỏi bằng một cái giọng mảnh như sợi chỉ: “Thằng Lưu à!”. Rồi lại nhắm mắt. Rồi lại mởmắt, thều thào:”Lưu này, mi dòm xem… còn không? “ Là ông Khôi vẫn hay đùa với tôinhư thế. Lần này thì tôi khóc thật sự.Ông Khôi gắn bó với tôi suốt những ngày thơ dại. Khi mới bắt đầu hiểu biết ông đã làmột hình ảnh đầy ấn tượng trong mắt tôi. Một người đàn ông ốm nhanh nhách và dàingoằng ngoẵng. Cái chiều cao hơn hai mét làm cho ông không thể lẫn với một ai khác.Nghe kể lại rằng trong một cuộc mittinh toàn huyện năm ông mới lấy vợ người ta thấyđầu ông nhô cao hơn hẳn cả vạn con người đến dự lễ, cao hơn gần nửa mét! Sau cuộc ấy,ông nổi tiếng cả tỉnh. Ngoài chiều cao quá cỡ thợ mộc, những bước chân đủng đỉnh kiểuvoi đi cũng khiến tôi nhiều phen chạy gần ná thở vẫn không đuổi kịp ông. Thầy Hoàngbảo ông có tất cả các nét đặc trưng của một ông già Quảng Nam thứ thiệt: Hiền lành, chấtphác, bộc trực, vui tính, tốt bụng. Và, tất nhiên, hay cãi, đụng thứ chi cũng cãi cho bằngđược. Sai cũng cãi mà đúng cũng cãi. Ông bảo, cãi riết rồi đâm ghiền không cãi nó ngứacái miệng chịu không nổi, tối về không ngủ được!? Hay cãi nhưng không hề để bụng.Thế cho nên chẳng ai oán trách hay để bụng thù ông. Với tôi, ông càng thêm gần bởi vìLiền, con gái ông, hơn tôi ba tuổi nhưng học cùng một lớp. Liền được cha di truyền tínhnết hiền lành nhưng chậm chạp. Nói năng càng chậm đến khó nhọc. Thế nhưng nó lại làđứa đứng ra bảo vệ tôi mỗi bận bị bọn xóm Cây Dừng bắt nạt. Những lúc ấy trông Liềnnhư một nữ tướng khiến bọn tôi phục sát đất. Xóm tôi nghèo, nghèo khốn nghèo khổ. Nóinhư thầy Hoàng “siêng măng rê rốc, cốc măng rê sân”- cái đất chó ăn đá gà ăn muối ấymà - nên ít có chuyện để kể lắm. Đi học về, chúng tôi phải vượt qua một con sông, tuynhỏ nhưng mà hồi ấy đối với chúng tôi quả thật đáng sợ. Ông Khôi chính là người đưachúng tôi qua sông mỗi bận đi học về suốt những ngày nước lũ xuống. Còn mùa khô thìcứ vô tư tụt quần cột lên cổ mà lội qua sông! Mùa nắng còn đỡ chứ mùa mưa thì cực đếnê chề. Đường lầy lội, thì thụp những chân trâu. Quần xen sát hàng, xăn đến lòi cả chim ravẫn cứ ngập trong bùn! Sợ nhất là những lần nước lũ bất ngờ đổ về. Những lúc ấy vừachờ ông Khôi chở qua sông vừa khóc đến lòi con ngươi ra. Khổ thế cho nên mười chữhọc được có khi rớt đến chín. Liền, có thể còn tệ hơn bởi cái tính chậm như rùa của mình.Liền ở cùng ông nội. Và người chú út lớn hơn Liền cỡ mươi tuổi. Chú Liền có thói quenđi chơi đâu tận bên tê sông và về rất khuya. Đêm nào về đi ngang sau nhà tôi đều ca ongỏng mấy câu vọng cổ. Ca mỗi một bài tôi nghe đến thuộc nhão .” Biên cương lá rơi ThuHà em ơi!. Đường dài mịt mù em không đến nơi. Mây nước buồn cơn lửa binh. Hết kểchuyện chung tình. Khóc than riêng em một mình… “ Không biết chú Khởi đã yêu aichưa mà giọng ca của chú nghe buồn đến não nượt. Nhiều đêm tôi phải lật người qua lậtngười lại đến trăm lần thậm chí úp mặt xuống gối cả buổi vẫn không chợp mắt nổi bởinhững “Trời ơi, bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnhviễn… Bạch…Thu…Hà… “ của chú. Hồi ấy tôi mới tám, chín tuổi đầu. Nặng lòng là thếhèn chi sau này tôi chẳng thể sướng nổi! Nhà ông nội Liền – ông Cửu Hồ - có chunghàng tre với nhà tôi. Nhà rộng và có đến hai cổng, một mở ra sông, một mở về phía ...