Danh mục

Người Đàn Bà Trong Phố Cổ

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.07 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Chuyến bay từ Bắc Kinh đến trễ hơn lịch trình. Phi cảng Đà Nẵng nóng bức chật chội càng ngột ngạt hơn vì đám hành khách của vài chuyến bay bị dồn lại đang nôn nóng chờ nhận hành lý. Khách từ Sài Gòn ra đa số là Việt Kiều về thăm gia đình. Đám người tha hương, ăn mặc sang trọng có khi kệch cởm, hăm hở ồn ào đẩy từng xe hành lý chất cao như núi về phía cửa kiểm soát. Người thanh niên với túi hành lý trên vai đứng kiên nhẫn ở góc phòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Đàn Bà Trong Phố Cổ Người Đàn Bà Trong Phố Cổ1.Chuyến bay từ Bắc Kinh đến trễ hơn lịch trình. Phi cảng Đà Nẵng nóng bức chật chộicàng ngột ngạt hơn vì đám hành khách của vài chuyến bay bị dồn lại đang nôn nóng chờnhận hành lý. Khách từ Sài Gòn ra đa số là Việt Kiều về thăm gia đình. Đám người thahương, ăn mặc sang trọng có khi kệch cởm, hăm hở ồn ào đẩy từng xe hành lý chất caonhư núi về phía cửa kiểm soát. Người thanh niên với túi hành lý trên vai đứng kiên nhẫnở góc phòng đợi, mắt lơ đãng nhìn quanh. Hàng cây kiểng mới trồng bên ngoài phi cảnglá to xanh bóng như những chiếc quạt sắp thành tầng đều đặn. Màu lá xanh làm dịu điphần nào ánh nắng gay gắt buổi trưa mùa hè Đông Nam Á. Đám thân nhân bên ngoàiđứng ngồi hổn độn, ngóng nhìn chờ đợi. Bóng họ dưới hàng hiên tối sẫm lại vì nền nắngtrưa chói chang.Ánh mắt người thanh niên quay về dừng lại trên hai đứa bé khoảng bảy tám tuổi, đứngcách chàng không xa đang tò mò nhìn nhau. Chàng mỉm cười nhìn cô bé nguýt dài quaylưng trong lúc cậu bé đứng nhịp chân, hai tay thọc sâu trong túi quần jean kênh kiệu. Côbé kiêu sa trong chiếc áo dài màu vàng thổ rất thời trang, cổ đeo kiềng, đầu đội chiếc nóncối Đông Dương kiểu cách cùng màu với áo. Cậu bé thì ngổ ngáo trong chiếc nón Texasrộng vành, chân đi boot cao cổ bằng da cá sấu. Chàng thanh niên bước đến gần vẫy taychào hai đứa bé. Câu hỏi thăm bằng tiếng Việt chỉ được trả lời bằng hai đôi mắt mở chămtrong im lặng. Cô bé liếng thoắng khi người thanh niên hỏi chuyện bằng tiếng Pháp tronglúc đôi boot Texas chỉ im lìm xê dịch tới lui trên nền xi măng. Cậu bé chờ đợi được hỏibằng ngôn ngữ quen thuộc mà cậu đã học nói từ lúc mới sinh để đắc chí nhìn con bé khóưa, đôi mắt nâu ấm ức sau vành nón cối. Phấn động với vai trò mới người thanh niênquên hẳn đám đông ồn ào chung quanh vui vẽ nhìn hai đứa bé bắt đầu cuộc đối thoại quasự phiên dịch của mình. Những câu nói chê bai nhau về cái nón đang đội trên đầu khiếnchàng không cầm được tiếng cười.Hai đứa bé thân mật vẫy chào người bạn lớn mới quen rồi chạy về phía cha mẹ đangđứng chờ. Người thanh niên đến nhận hành lý của mình rồi theo đoàn hành khách đi vềphía cửa kiểm soát. Chàng ngỡ ngàng bước qua hàng rào người đang ồn ào chồm kiếmthân nhân hoặc đón mời khách doanh thương của hãng xưởng trong khu vực. Những tấmbảng cầm tay đủ cở viết bằng tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn la liệt tên người chen lẫntên công ty nhảy múa rối mắt.Đứng tách rời khỏi đám đông là một cô gái vóc dáng mảnh mai, tay ngần ngại cầm tấmbìa giấy với hàng chử in tên người thanh niên và trường đại học anh đang theo học ở HoaKỳ. Chàng suýt bật cười khi thấy tên mình bằng tiếng Hoa được cẩn thận chú thích bêndưới hàng tên viết theo lối Mỹ. Ánh mắt cô gái vẫn chăm chú nhìn về phía hành khách,không thấy người thanh niên đang chậm bước về phía nàng. Đôi mắt nâu to không cânđối với khuôn mặt xương gầy thanh tú. Sự không cân đối vướng vất nỗi mong manhquyến luyến nào đó khó cầm lòng cho một ngoái nhìn.Cô gái bối rối bắt tay người thanh niên rồi trã lời lưu loát bằng tiếng Anh.- Xin lỗi ông. Tôi đã không nhìn thấy ông đến. Tôi đang lo ông không thể về kịp chuyếnbay này.- Vâng, có lúc tôi đã nghĩ vậy. Phải chờ ở phi trường Bắc Kinh hơn hai tiếng đồng hồ, sốtruột quá. Cô là...- Sông Hương, nhân viên trường Đại học Đà Nẵng.Người thanh niên buột miệng hỏi.- Sông Hương chứ không phải Hương Giang sao?Cô gái ngạc nhiên, mở lớn đôi mắt sâu lắng như hồ.- Ông biết tiếng Việt?Người thanh niên gật đầu.- Bố Mẹ tôi là người Huế. Có lẽ cô cũng là người Huế?- Mẹ tôi có thời học ở Huế. Gia đình tôi ở Hội An, cách đây khoảng ba mươi cây số.Cô gái đỏ mặt xấu hổ.- Vậy mà nãy giờ tôi bắt anh phải nghe mớ Anh Ngữ què của mình.- Cô quá khiêm nhường. Hai tháng vừa qua ở Bắc Kinh tôi chưa hề gặp người Hoa bảnxứ nào nói tiếng Anh giỏi như cô. Xin cô cũng rộng lượng cho mớ tiếng Việt nghèo nàncủa tôi.Cô gái hướng dẫn người thanh niên ra xe, miệng vẫn phân trần chuyện không nhận rachàng sớm hơn. Người thanh niên bỡn cợt.- Sông Hương nói thật đi mà. Tôi đến từ Bắc Kinh. Chắc cô mãi tìm một người Mỹ gốcHoa ăn mặc lịch sự sang trọng nên không thấy anh chàng Việt Kiều ba lô này chứ gì?Cô gái chẳng vừa.- Thấy người rồi thì phải nói là tài tử Hồng Kông mới đúng.- Cô quá lời. Tôi chỉ mong cuối năm này bảo vệ được luận án, bắt đầu sự nghiệp để khỏibáo cha mẹ là mừng lắm rồi.Dọc theo con đường từ phi trường vào thành phố thẳng tắp hàng cây mới trồng. Trênđường tấp nập người đi, xe đạp xe gắn máy xao xác ngược xuôi. Hình ảnh khá quenthuộc sau mấy tháng sống ở Bắc Kinh sao lòng người thanh niên vẫn ngập tràn nỗi bồihồi xao xuyến. Đi vào lòng quê hương chưa một lần gặp mặt mà chàng ngỡ như đang từmột mộng mị nào đó trở về. Phải chăng giọt nước mắt nhớ nhà của Mẹ và hình ảnh quêhương lãng mạng trau chuốt trang trải trong nhiều truyện viết của Bố đã là vốn liếng tinhthần giúp chàng có được cảm giác quay về. P ...

Tài liệu được xem nhiều: