Danh mục

người Đức dạy con học các quy tắc: phần 2 - nxb lao động xã hội

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.78 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 38,000 VND Tải xuống file đầy đủ (94 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

phần 2 gồm các nội dung: kế hoạch ba bước, nói công khai quan điểm của mình, nói đi đôi với làm, thỏa thuận hợp đồng, những giải pháp sáng tạo,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
người Đức dạy con học các quy tắc: phần 2 - nxb lao động xã hội➟ Kế hoạch ba bướcBước một:Nói công khai quan điểm của mìnhCON BẠN ĐÃ TUÂN THEO quy định nào chưa? Chúng luôn gặp vấn đề trong những lĩnhvực nào? Những hành vi và sai lầm nào của chúng khiến bạn cảm thấy phiền lòng nhất?Chúng diễn ra nhiều lần trong ngày không? Chúng khiến sinh hoạt thường ngày của bạntrở nên quá tải không? Gia đình bạn có xuất hiện những xung đột mới không?Bạn hãy thầm trả lời những câu hỏi này. Bây giờ thì bạn đã biết con nên học quy địnhnào đầu tiên. Tốt hơn hết là nên tập trung vào một hành vi trước tiên và thực hiện kế hoạchvạch ra ranh giới trong tất cả các bước. Từ đó bạn có thể kiểm soát tốt hơn những thànhcông của mình.Không phải lúc nào chúng ta cũng phải “nói công khai quan điểm của mình” với con.Chúng ta thường nói không rõ ràng, đặt ra những câu hỏi tại sao hoặc những yêu cầu màkhông có kết quả. Đôi lúc việc con có làm theo những gì chúng ta nói không không quantrọng. Đôi lúc chúng ta chỉ nói cho vui. Tuy nhiên, con chúng ta nên biết cách nhận biếtđược khi nào chúng ta nghiêm túc. Sau đó, chúng ta phải nói với con rằng chúng nên nghelời và coi trọng lời bố mẹ nói.➞ Đưa ra những chỉ dẫn rõ ràngTrong bảng ở trang sau sẽ so sánh những yêu cầu không rõ ràng, gián tiếp và những tuyênbố rõ ràng, kiên định. Những yêu cầu mập mờ, gián tiếp có khiến bạn nhớ đến sai lầm chamẹ hay mắc phải đã được nhắc đến ở chương trước, cụ thể là “trách móc”? Tốt hơn là bạnnên nói với con những điều con nên làm thay vì quở trách khi chúng lại làm sai điều gì. Vìvậy, một yêu cầu không chỉ cần rõ ràng mà còn phải được diễn đạt một cách tích cực.Nguyên nhân tại sao trẻ con muốn nghe những lời nói tích cực rất dễ hiểu: Khi con bạnnghe được những từ “ngã”, “chạy biến đi”, “la hét”, trong đầu chúng lưu giữ những hìnhdung nhất định và những tiến trình vận động của những hành động này. Trong khoảng thờigian này, những hành động đó sẽ được vận hành một cách tự động – ngay cả khi có từ“không” đứng đằng trước. Nó quá yếu đuối để xoá bỏ những hình dung đó trong đầu. Vàđiều xảy ra là: Con bạn sẽ tiếp tục ngã, chạy biến đi và la hét. Bạn đã kêu gọi phản ứng nàythông qua mệnh lệnh của mình! Bạn sẽ gặp một vài ví dụ trong bảng dưới đây.Những yêu cầu như “Ngoan nào!”, “Hãy cư xử tử tế!”, “Phải ngăn nắp chứ!” là nhữngmệnh lệnh tích cực nhưng lại chưa đủ cụ thể. Ngay cả những câu như: “Dọn phòng của conđi!” hay “Mặc quần áo vào!” cũng quá mập mờ.Con càng nhỏ thì những yêu cầu càng phải rõ ràng và dễ hiểu. Một mệnh lệnh rõ ràngchỉ có tác dụng khi chúng được nêu ra một cách tích cực. Bạn có thể tham khảo một vài vídụ dưới đây.GIẢI PHÁPDiễn đạt rõ ràng thay vì mập mờ, tích cực thay vì tiêu cựcYêu cầu không rõ ràngChỉ dẫn rõ ràng“Lại bật ti-vi rồi! Con sẽ bị đau đầu cho xem!”“Bố/mẹ muốn con tắt ti-vi đi!”“Con lúc nào cũng chưa mặc quần áo xong!”“Lukas, đi tất của con vào ngay!”“Nhìn xem ở đây bừa bãi thế nào này!”“Con dọn đồ chơi xếp hình vào trong thùng ngayđi!”“Mẹ nói với con bao nhiêu lần là không được trêu emgái?”“Để em gái con yên ngay lập tức!”Diễn đạt tiêu cựcDiễn đạt tích cực“Cẩn thận không ngã con!”“Con chú ý cầu thang kìa!”“Con đừng có chạy ra ngoài đường!”“Con chỉ được đi trên vỉa hè!”“Con đừng có chạy đi đâu đấy!”“Con ở yên bên cạnh bố/mẹ!”“Con đừng bày la liệt đồ ra thế!”“Con dọn đồ vào trong tủ đi!”“Con đừng có chạy như thế!”“Con dừng lại! Lại đây nào!”“Con đừng có hét to như thế!”“Suỵt! Nói nhỏ thôi con!”Không dễ để tìm được một cách diễn đạt tích cực. Chúng ta cảm thấy nói “Conđừng…” dễ hơn nhiều. Đừng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để thử những mệnh lệnh tíchcực.Một người mẹ nói rằng: “Tôi đã luôn tức giận trong bữa ăn vì các con luôn làmđổ bình sữa của mình và sữa tràn ra khắp nơi. Thay vì nói: “Đừng làm đổ sữa ranhư vậy” hay: “Cẩn thận không làm đổ cốc”, bây giờ tôi nói: “Các con, hãy đểyên sữa ở trong bình!” Mới đầu đó chỉ là một trò cười nhưng thực tế hiện giờ nóđang phát huy tác dụng.Chỉ dẫn rõ ràng hay lời thỉnh cầu thân thiện?Nhiều bậc phụ huynh gặp vấn đề trong việc đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng với concái. Luận điểm của bạn là: “Tôi không muốn suốt ngày đi theo và chỉ huy con. Tôikhông thích giọng điệu ra lệnh này. Ngoài ra tôi còn không nói từ ‘làm ơn’ kèmtheo nữa!”Hãy nghĩ rằng những chỉ dẫn rõ ràng sẽ giúp bạn trong những tình huống đặc biệtmà bạn chắc chắn rằng “Bây giờ chúng ta phải làm điều gì đó. Bây giờ việc con tôilàm những gì tôi nói là rất cần thiết và có ý nghĩa.” Bạn không nên cả ngày chạytheo con và ra lệnh hay chỉ huy chúng.Ngay cả với người lớn cũng nhiều khi phải tin tưởng vào những lời chỉ dẫn rõ ràngcủa người khác. Muốn học hỏi điều gì đó, bạn phải tuân theo những chỉ dẫn củagiáo viên. Ví dụ, bạn hãy nghĩ đến khi bạn học lái xe: Khi bắt đầu mỗi động tác,thầy giáo dạy lái xe sẽ đưa ra cho bạn những chỉ dẫn rõ ràng. Bạn có trông chờ câu“làm ơn” của họ trong tình huống này khôn ...

Tài liệu được xem nhiều: