Danh mục

Người già cần cẩn trọng với bệnh đau khớp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 227.61 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh khớp là căn bệnh thường gặp ở người già. Bệnh về khớp thường gây đau đớn nhiều, gây trở ngại trong sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân Nguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóa và ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người già cần cẩn trọng với bệnh đau khớpNgười già cần cẩn trọng với bệnh đau khớpBệnh khớp là căn bệnh thường gặp ở người già. Bệnh về khớp thường gây đauđớn nhiều, gây trở ngại trong sinh hoạt của người bệnh.Nguyên nhânNguyên nhân chính đưa đến bệnh đau khớp là lớp sụn ở khớp xương bị thoái hóavà ăn mòn, thiếu chất nhờn ở các khớp xương, điều này tạo nên đau nhức khi cửđộng hoặc vận động. Tình trạng này là do lớn tuổi các tế bào bị suy thoái, ảnhhưởng nhất là các tế bào ở đầu khớp xương để tạo chất sụn và chất nhờn ở đầukhớp xương (sụn ở khớp xương được cấu tạo như một lớp đệm giữa hai đầu khớpxương để tránh va chạm khi cử động, còn chất nhờn ở trong khớp xương giúp chotrơn trượt dễ dàng khi chúng ta cử động). Lao động nặng về thể chất lúc còn trẻ, bịtai nạn như đụng xe, ngã té, bong gân hoặc thiếu dinh dưỡng cũng dễ đưa tới tìnhtrạng đau khớp.Triệu chứngDấu hiệu điển hình nhất của viêm khớp dạng thấp là viêm đa khớp, diễn biến kéodài. Không chỉ bị đau, sưng tấy các khớp tay, chân mà người bệnh còn bị viêmnhiều khớp khác trên cơ thể. Các khớp viêm bị sưng, nóng, đỏ, đau, khó cử động.Tình trạng khớp bị cứng, khó cử động thể hiện rõ nhất vào sáng sớm và có thể kéodài hàng giờ. Cùng với các triệu chứng tại khớp là hiện tượng toàn thân như sốt,mệt mỏi, người xanh xao, gầy sút.Viêm khớp dạng thấp diễn biến theo từng đợt. Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bịsưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thểdiễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổn thương ở sụnkhớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứngkhớp và mất khả năng vận động.Cách phòng bệnh đau khớp- Thường xuyên vận động:Việc luyện tập không chỉ tốt cho hệ tim mạch mà còn tốtcho hệ xương, cơ và khớp.- Căng duỗi: Căng duỗi sẽ giúp cơ bắp được tăng cường và củng cố các khớp. Lưuý là phải khởi động kỹ các khớp trước khi thực hiện bài tập căng duỗi nếu không sẽcó thể dẫn tới kết quả ngược.- Ăn uống hợp lý: Xương của bạn cần một lượng lớn dinh dưỡng để khỏe mạnh. Vìthế các thực phẩm giàu vitamin C và E, canxi sẽ hỗ trợ cho hệ khớp trong cơ thểkhông bị sớm suy thoái.- Uống đủ nước: Nước chiếm 70% thành phần của sụn và duy trì sự trơn tru giữa 2đầu xương.Thực đơn cho người bệnh khớpKhi bị thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp, nên kiêng những thực phẩm dễ gây dịứng cho cơ thể người bệnh. Vì khi ăn có thể gây phản ứng sưng phù ở khớp cùngvới các biểu hiện khác ở da, đường hô hấp như nổi mẩn ngứa, khó thở, sưng phù.Còn chế độ ăn uống vẫn có thể duy trì như bình thường.Với viêm khớp nhiễm trùng, quan trọng nhất là điều trị kháng sinh diệt khuẩn. Chếđộ ăn cần đủ chất và lượng để cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho cơ thể và tăngsức đề kháng. Bổ sung vitamin D, B, K, axit béo omega-3 như đậu nành, ôliu, hạnhnhân…Tăng cường ăn nhiều rau quả như lê, dưa hấu, táo, nho, củ đậu, cà chua, súp lơ, cảixanh, rau cần, bí xanh, cải bắp, đậu đỏ…

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: