Người H'Mông cướp vợ
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 190.48 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về làm vợ ( Cuớp vợ ) Khi người con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp. Chàng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người HMông cướp vợ Người HMông cướp vợ Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về làm vợ ( Cuớp vợ ) Khi người con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp. Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương. Khi đã kéo được cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả ba ngày đêm. Phong tục chính là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của con người, được mọi người công nhận và làm theo. Có những phong tục mang tính cổ hủ, song có phong tục tô đẹp bản sắc văn hóa người dân Việt Nam Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây - Ðông Bắc. ở vùng Tây Bắc giáp biên giới nước Lào, tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình. Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá. Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới. Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới. Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm. Cụ thể, một số làng thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất đặc biệt (ngày nay không còn). Vào dịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịu khó. Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7 ngày 7 đêm. Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao. Khi lễ hội được diễn ra, cô gái cất tiếng hát: Tao có chiếc yếm lưỡi cày Chẳng để cho mày thì để cho ai. Tiếng hát vừa dứt chàng trai vọt lên bờ vác cô gái chạy đi, theo sau là tiếng hò reo, đuổi, ném đất dẻo, bắn cung bằng thân dâu của dân làng. Nếu chàng đưa cô gái sang bờ bên kia an toàn thì năm ấy dân làng làm ăn thịnh vượng, được mùa, trẻ em mau lớn. Bằng không thì ngược lại. Nhìn chung, tục lệ cướp vợ ở mỗi vùng khác nhau, song tựu chung lại vẫn là phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, đồng thời tạo nên nét độc đáo riêng cho nền văn hóa nước nhà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người HMông cướp vợ Người HMông cướp vợ Tháng giêng, khi những rừng mơ nở trắng, báo hiệu mùa cưới lung linh sắc màu thổ cẩm rộn lên khắp các bản làng Tây Bắc và Ðông Bắc cũng rộn lên. Người Mông có tục kéo con gái về làm vợ ( Cuớp vợ ) Khi người con trai quen biết một người con gái và muốn cô gái đó làm vợ họ sẽ đi kéo cô gái về nhà. Để kéo được cô gái về nhà, người con trai phải chiêu đãi, mời rượu một số người bạn cùng lứa tuổi để họ đi kéo giúp. Chàng trai và bạn bè của anh có thể tìm cô gái ở chợ, ở đêm chơi trăng hay lúc đi làm nương. Khi đã kéo được cô gái về nhà, chàng trai lại phải mời rượu bạn để cảm ơn. Chàng trai sẽ phải nhờ chị gái của mình (hoặc em gái) để trông không cho cô gái trốn khỏi nhà mình. Chị gái của chàng trai sẽ có mặt bên cô gái được kéo về suốt cả ba ngày đêm. Phong tục chính là thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội của con người, được mọi người công nhận và làm theo. Có những phong tục mang tính cổ hủ, song có phong tục tô đẹp bản sắc văn hóa người dân Việt Nam Tục cướp vợ được coi là chế độ lược hôn. Tục này rất phổ biến ở các vùng Tây - Ðông Bắc. ở vùng Tây Bắc giáp biên giới nước Lào, tục cướp vợ có sắc thái biểu cảm thật trữ tình. Vào một đêm trăng thanh, chàng trai miền núi vác chiếc thang tựa cửa nhà người yêu, rồi thổi một điệu kèn môi tình tứ bằng chiếc lá. Âm điệu du dương khiến lòng cô gái thổn thức, xốn xang. Nàng bắt đầu hé cửa sổ thì chàng lập tức ghé thang lên, trèo vào và cõng nàng chạy vào rừng. Họ ở bên nhau 3 ngày, rồi trở về nhà bố mẹ vợ, xin phép cưới. Ở vùng tiếp giáp biên giới Trung Quốc, tục cướp vợ mang tính mạnh mẽ, quyết liệt hơn. Chàng trai đi chợ, bắt gặp một cô gái xinh đẹp. Chàng liền quay về, rủ một số bạn trai thân tình, mượn những con ngựa thật khoẻ. Họ hùng dũng ra chợ, chàng đi sát bên cô gái, bất ngờ bế thốc cô gái lên ngựa rồi phi nước kiệu. Nếu chàng và nàng đã có tình ý từ trước thì chàng đặt tay trái về phía cô, cô đặt tay trái lên rồi đạp chân trái của mình lên mô bàn chân cứng cáp của chàng, theo đà lên ngựa. Họ sống với nhau từ 2 đến 7 ngày. Sau đó, chàng đưa nàng về nhà vợ hỏi cưới. Trong khi đó, tục cướp vợ của người Kinh mang tính chất cộng đồng, làng xóm. Cụ thể, một số làng thuộc huyện Ðông Anh, ngoại thành Hà Nội thường tổ chức tục cướp vợ rất đặc biệt (ngày nay không còn). Vào dịp lễ xướng, dân làng chọn một cô gái xinh đẹp, dịu dàng, chăm chỉ và một chàng trai khỏe mạnh, chịu khó. Cô gái ra làng ở, nằm mộng 7 ngày 7 đêm. Chàng trai nấp dưới bụi khoai nước bờ ao. Khi lễ hội được diễn ra, cô gái cất tiếng hát: Tao có chiếc yếm lưỡi cày Chẳng để cho mày thì để cho ai. Tiếng hát vừa dứt chàng trai vọt lên bờ vác cô gái chạy đi, theo sau là tiếng hò reo, đuổi, ném đất dẻo, bắn cung bằng thân dâu của dân làng. Nếu chàng đưa cô gái sang bờ bên kia an toàn thì năm ấy dân làng làm ăn thịnh vượng, được mùa, trẻ em mau lớn. Bằng không thì ngược lại. Nhìn chung, tục lệ cướp vợ ở mỗi vùng khác nhau, song tựu chung lại vẫn là phản ánh tâm tư, tình cảm của con người, đồng thời tạo nên nét độc đáo riêng cho nền văn hóa nước nhà.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa các dân tộc lễ hội văn hóa văn hóa việt nam phong tục việt nam tập quán việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 372 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 265 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 189 0 0 -
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 118 0 0 -
189 trang 117 0 0
-
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 116 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 113 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 104 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 92 2 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 86 0 0