Về Sóc Trăng vào các ngày lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer, du khách sẽ rất thích thú khi được thưởng thức những điệu múa, những câu hát dân gian của người Khmer như Dùkê, Rôbăm... Du khách cũng ngỡ ngàng khi thấy trên sân khấu xuất hiện những "nhân vật" như chằn tinh, đại bàng, khỉ hanuman... Ðặc biệt, loại hình nghệ thuật sân khấu Rôbăm rất ấn tượng.
Trong một lần trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Văn Bổn, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam - hiện sinh sống ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGƯỜI KHMER VỚI ĐIỆU MÚA RÔBĂM
NGƯỜI KHMER VỚI ĐIỆU MÚA RÔBĂM
Về Sóc Trăng vào các ngày lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer,
du khách sẽ rất thích thú khi được thưởng thức những điệu múa, những câu hát dân
gian của người Khmer như Dùkê, Rôbăm... Du khách cũng ngỡ ngàng khi thấy trên
sân khấu xuất hiện những nhân vật như chằn tinh, đại bàng, khỉ hanuman... Ðặc biệt,
loại hình nghệ thuật sân khấu Rôbăm rất ấn tượng.
Trong một lần trò chuyện với chúng tôi, ông Trần Văn Bổn, hội viên Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam - hiện sinh sống ở ấp Tập Rèn, xã Thới An, huyện Kế Sách
(Sóc Trăng) cho biết: Rôbăm là hình thức sân khấu cổ của người Khmer ở Ðồng Bằng
Sông Cửu Long còn lưu giữ được đến hôm nay.
Ðây là loại hình sân khấu độc đáo của người Khmer Nam Bộ, vừa có phần lời
hát, vừa có điệu múa kèm theo (có phần nào giống với hình thức hát bội của người
Việt) và là hình thức sân khấu mặt nạ. Khi biểu diễn, các nhân vật đều mang mặt nạ
như khỉ hanuman, chằn tinh, ngựa, voi... và các nhân vật như ông vua, hoàng tử, công
chúa. Loại hình nghệ thuật Rôbăm của người Nam Bộ trước đây là của cung đình, sau
đó phát triển trong dân gian và dần dần trở thành phổ biến. Nhưng tiếc thay, loại hình
nghệ thuật độc đáo ấy đang đứng trước nguy cơ bị mai một.
Hiện nay, toàn tỉnh Sóc Trăng chỉ còn lại duy nhất một đoàn nghệ thuật Rôbăm.
Ðó là đoàn Rôbăm Bưng Chông của gia đình nghệ nhân Lâm Hên ở ấp Bưng Chông,
xã Tài Văn, huyện Mỹ Xuyên.
Hôm chúng tôi về Bưng Chông, bà Trần Thị Yên (71 tuổi) vợ nghệ nhân Lâm
Hên cho biết: Ðoàn nghệ thuật Rôbăm Bưng Chông được thành lập cách đây hơn 100
năm, từ đời ông cố là Lâm Suôl, đến đời ông ngoại là Trần Duốt, sau đó là ông Lâm
Hên tiếp tục duy trì hoạt động của đoàn. Khi ông Lâm Hên mất, việc quản lý đoàn giao
lại cho con gái là chị Lâm Thị Hương. Bà Trần Thị Yên do tuổi cao, sức yếu nên chỉ
giúp con gái khâu tập dượt, hậu trường. Riêng việc giao dịch lại giao phó cho anh Lâm
Phương, con trai thứ ba đảm nhiệm.
Nói về đoàn nghệ thuật Rôbăm của gia đình mình, chị Lâm Thị Hương cho
biết: đoàn có 20 người, trong đó dòng họ của gia đình chị đã có 15 người, còn 5 người
nữa là người của các địa phương trong tỉnh như Long Phú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên và
có người đến từ tỉnh Bạc Liêu. Từ hồi ông cố thành lập đoàn, đi biểu diễn ở nhiều nơi,
được bà con dân tộc Khmer yêu thích. Vì thế, khi ông cố mất, dòng họ của gia đình đã
quyết tâm duy trì hoạt động của đoàn bằng mọi giá.
Bà Trần Thị Yên giảng giải ngọn ngành: Múa Rôbăm không dễ như một số loại
hình khác. Ðể có diễn viên, đoàn Rôbăm Bưng Chông phải đào tạo từ khi các diễn
viên ở độ tuổi 10 - 12 chứ khi trẻ đã lớn khó tập lắm. Còn để múa được, phải tập liên
tục ít nhất là ba tháng. Ðiều đặc biệt của loại hình nghệ thuật này là cho đến nay vẫn
chưa có trường đào tạo nên phần lớn tự đào tạo tại lò nhà mà thôi. Vì thế, chỉ có ai thật
sự yêu nghề, dám hy sinh cho nghề mới theo nổi. Và, có lẽ vì vậy mà ngày càng ít
người đến với Rôbăm. Nghĩ đến một ngày nào đó, loại hình nghệ thuật múa Rôbăm
không còn tồn tại, tôi đau lắm chú à.
Lấy cho tôi xem những mặt nạ dùng trong múa Rôbăm, bà Yên nói: Ðể có
được mặt nạ này cũng mất nhiều thời gian lắm. Mặt nạ chủ yếu làm bằng đất nhưng
phải kỹ lưỡng, khéo tay mới làm được. Cầm một chiếc lên ngắm nghía, tôi không thể
tin đó là đất được vì nó nhẹ, mỏng tang mà chắc lắm. Phải là người có tay nghề cao
mới có thể làm được những cái mặt nạ đẹp đến như vậy. Thế mà, những mặt nạ ấy mỗi
năm chỉ có thể đưa ra phục vụ được có mấy ngày. Thật là tiếc.
Khi tôi hỏi về nguyện vọng của mình, chị Lâm Thị Hương nói: Chúng tôi
không ước gì cho riêng mình, chỉ mong sao Nhà nước quan tâm hơn loại hình nghệ
thuật sân khấu múa Rôbăm, có sự đầu tư thỏa đáng để giúp chúng tôi bảo tồn điệu múa
truyền thống của dân tộc mình. Cụ thể, hỗ trợ kinh phí cho đoàn tập luyện, mua sắm
trang phục, có sân khấu Rôbăm cho đoàn biểu diễn phục vụ bà con.
Nghe chị Hương tâm sự, tôi lại càng thấm thía hơn khi cách đây mấy năm ở
tỉnh Sóc Trăng cũng đã giải thể một đoàn nghệ thuật rất nổi tiếng có từ thời chống Mỹ,
cứu nước, đó là Ðoàn nghệ thuật cải lương Chuông Vàng của tỉnh mà không có một lý
do nào. Sự biến mất của đoàn nghệ thuật này khiến dư luận ngỡ ngàng vì đó là một
đoàn có bề dày truyền thống, được nhiều người biết đến.
Bởi vậy, Ðoàn nghệ thuật Rôbăm Bưng Chông tuy là đoàn gia đình, nhưng
rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp và ngành văn hóa - thông tin, vì ở đó còn
có những người nghệ nhân nghèo tiền bạc nhưng giàu lòng yêu nghệ thuật, có tâm
huyết, cố gắng giữ gìn, bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc mình, đó
là điều rất đáng trân trọng, phải ghi nhận. Việc đầu tư để bảo tồn loại hình nghệ thuật
múa Rôbăm là rất cần thiết. Ðừng để mai này điệu múa Rôbăm không còn. Ðừng để
đoàn Rôbăm duy nhất của tỉnh phải tan rã sau hàng trăm năm tồn tại.
...