Danh mục

Người trẻ

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 156.77 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nó đi đâu, làm gì, tôi chịu, không hỏi, không xâm phạm sự riêng tư của nó. Nó thuộc “lớp trẻ” mà bây giờ báo chí hay nhắc tới, lớp trẻ dễ bùng nổ, dễ làm... mọi chuyện.Dưới mái nhà chung có tới bốn thế hệ sinh sống, tôi không muốn quan hệ cô cháu giữa tôi và nó có sấm chớp nhì nhằng. Những người lớn khác trong nhà cũng vậy. Cứ như thể có thỏa thuận ngầm giữa tất cả mọi người: mỗi người đều tự cho phép mình liên quan đến mức tối thiểu tới thành viên...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người trẻ Người trẻ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN BÍCH LANNó đi đâu, làm gì, tôi chịu, không hỏi, không xâm phạm sự riêng tư của nó. Nó thuộc“lớp trẻ” mà bây giờ báo chí hay nhắc tới, lớp trẻ dễ bùng nổ, dễ làm... mọi chuyện.Dưới mái nhà chung có tới bốn thế hệ sinh sống, tôi không muốn quan hệ cô cháu giữatôi và nó có sấm chớp nhì nhằng. Những người lớn khác trong nhà cũng vậy. Cứ như thểcó thỏa thuận ngầm giữa tất cả mọi người: mỗi người đều tự cho phép mình liên quan đếnmức tối thiểu tới thành viên trẻ nhất.Bố mẹ nó đều là cán bộ quản lý, đi tối ngày, bận tối ngày. Với trọng trách của mình ngoàixã hội không biết đến bao giờ họ mới hết bận. Thỉnh thoảng từ một cuộc họp quan trọngnào đó mẹ nó gọi điện về dặn: “Có gì không hỏi mẹ được cứ hỏi cô An”. Mẹ nó ngầmgiao phó nó cho tôi. Lúc còn chưa bận như bây giờ mẹ nó vốn là “fan” hâm mộ của tôi.Mẹ nó từng bảo đang buồn mà đọc một bài thơ buồn của tôi thì hợp như ốc nóng chấmmắm gừng. Nhưng thơ chẳng có liên quan gì ở đây hết.Nào nó có cần hỏi gì tôi. Nó đi cạo đầu trọc lốc có cần hỏi gì tôi đâu. Nó sắm nhữngchiếc quần thô có một lô túi trước túi sau, túi trên túi dưới, mang cái sự lôi thôi luộmthuộm trên người suốt quanh năm có cần hỏi tôi đâu. Ngày nào nó cũng đi tút lút đến tậnkhuya với lũ bạn trọc đầu cũng chẳng cần hỏi tôi nốt.Những ngày này đi đâu tôi cũng thấy người ta nhắc tới những đám người trẻ xé áo, xéquần, giật tóc, đấm đá nhau, ghi hình từ đầu đến cuối rồi đưa lên mạng Internet như thểmuốn tuyên bố với xã hội rằng bọn này tự quyết, tự xử được, chẳng cần ai. Những ngườikhông thuộc lớp trẻ cứ hỏi: “Bọn trẻ cứ như thế này thì liệu xã hội sẽ ra sao nhỉ?”. Họ hỏivu vơ vậy thôi.Hôm nay tôi có nhiệm vụ đưa nó đi khám mắt. Nói thực đi chung với nó cả buổi tôi ngạilắm. Tôi ngại bị nó làm mất mặt. Ông bác sĩ trông thấy cái đầu trọc của nó có vẻ ớn, chỉhỏi những gì cần phải hỏi. Tuyệt nhiên không có lấy tiếng hỏi han ngoài lề. Ông ấy nóimắt nó có vấn đề cần phải được theo dõi và tôi đã tự nhủ rằng mình phải vin vào lý do đóđể ân cần với nó trên đường về.Nhỡ chẳng may mắt nó không nhìn được nữa thì sao? Tôi muốn làm một điều gì đó đểchứng tỏ rằng tôi quan tâm đến nó. Thế nhưng ngay cả đến việc ngồi gần nó trên xe buýttôi cũng không làm nổi. Tôi để cho những người đồng hành chen bật xuống cuối xe.Trong khi nó đứng ở gần cửa lên xuống tận phía trên, tay bám lấy cái vòng sắt ở nóc xenhư thể đang chuẩn bị đánh đu. Tôi cứ nghển cổ lên nhìn nó, cố nhìn cho thấy được ánhmắt nó. Tôi muốn xem có chút lo âu nào trong ánh mắt nó hay không.Giá mà tôi chen được lên đứng bên nó. Chỉ cần tôi đứng bên nó thôi biết đâu nó cũnghiểu ra cái thông điệp muốn sẻ chia của tôi nhỉ? Nhưng ai dại gì chen lên, chen xuốngtrên xe buýt khi đã tìm được chỗ ngồi yên ổn. Ai dại gì mà làm thế!Xuống xe đáng lẽ hai cô cháu tôi cùng về nhà, thế nhưng về đến đầu ngõ nó ngoái lại bảotôi: “Cháu chưa về đâu”.Tôi chẳng kịp hỏi gì. Lần này đúng là tôi không kịp hỏi gì. Lần này quả thật tôi muốn hỏinó đi đâu, đi mấy giờ về nhưng tôi không kịp hỏi. Nó cắm đầu bước đi. Chắc là nó đi đànđúm với lũ bạn để bù cho cả buổi chiều bị con mắt người lớn của tôi giám sát.Mười giờ đêm tôi chưa thấy nó về. Tôi và cả nhà đã quá quen với việc nó về khuya. Thếnhưng hôm nay không hiểu sao tôi cảm thấy lo lắng và day dứt về nó quá. Tôi đi loanhquanh trong nhà, thấy cánh cửa phòng nó không khóa tôi đánh liều bước vào. Tôi thấyphòng nó ngăn nắp đến lạ lùng. Từ chăn gối đến quần áo tất cả đều rất phẳng phiu, in ắn.Cái bàn học của nó đã được chuyển từ bức tường phía nam tới sát ô cửa sổ nhìn ra hướngtây từ bao giờ không ai biết. Tôi rón rén đi tới bên bàn, khẽ lật đám sách vở được xếpthành chồng trên đó. Tôi thấy một tập giấy được đóng thành quyển theo kiểu thủ công cómấy chữ viết tay to tướng của nó trên trang đầu: “TÔI SINH LẠC MÙA”. Tôi lật từngtrang giấy có đề ngày tháng và lờ mờ nhận ra rằng đó là nhật ký của nó. Ôi chao, tôi chưatừng thấy ai viết nhật ký theo cái lối kỳ cục như nó. Mỗi trang chỉ có một chữ. “Rách”,“lạnh”, “vắng”, “rơi”, “muộn”, “câm”, ““buồn”, “vỡ”, “nhạt”, “đứt”.Mỗi chữ như mũi kim châm, như một vết thương, như một giọt buồn.Tôi đứng bần thần trước cuốn nhật ký của nó. Rồi tôi choàng tỉnh. Mỗi con chữ lẻ loi vànhói buốt ấy như một bàn tay đẩy tôi ra cửa, kéo tôi xuống cầu thang, lôi tôi ra cổng.Tôi đi tìm nó. Lần đầu tiên tôi cảm thấy mình thực sự muốn liên quan đến mức tối đa tớithành viên trẻ nhất của gia đình. ...

Tài liệu được xem nhiều: