Thông tin tài liệu:
Cùng trọ chung, tôi chưa kịp nhớ thì anh đã vội vã lên đường sáng nay. Mưu sinh. Bỗng dưng thèm nghe giọng lè nhè của anh đêm qua, đêm trước và những đêm trăng rưng rức mé phố quận 2 Sài thành. Anh tên Vàng. Tôi và một số bạn khác thì lại thích gọi anh là vàng đen. Bởi nước da nâu bóng, săn chắc của người lam lũ và hào phóng mà anh để lại trong tôi nỗi nhớ đằm sâu. Mỗi ngày Vàng chỉ tốn mười chín ngàn đồng chi cho một lít rượu và một...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người trọ người đan mắc xích nhớ Người trọ người đan mắc xích nhớ TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN HUY MINH PHƯƠNGCùng trọ chung, tôi chưa kịp nhớ thì anh đã vội vã lên đường sáng nay. Mưu sinh. Bỗngdưng thèm nghe giọng lè nhè của anh đêm qua, đêm trước và những đêm trăng rưng rứcmé phố quận 2 Sài thành.Anh tên Vàng. Tôi và một số bạn khác thì lại thích gọi anh là vàng đen. Bởi nước da nâubóng, săn chắc của người lam lũ và hào phóng mà anh để lại trong tôi nỗi nhớ đằm sâu.Mỗi ngày Vàng chỉ tốn mười chín ngàn đồng chi cho một lít rượu và một gói mì ăn sống.Đó là thú giải sầu. Công việc của anh là trồng trọt và chăm sóc cây, cỏ kiểng. Ngày làmtám tiếng. Chủ bao ăn. Lương tháng tròm trèm bốn triệu. Nhưng anh phải rời quận 2, dichuyển về huyện Củ Chi vẫn công việc ấy và vẫn là ông chủ cũ. Nhưng có khác là anhkhông còn tốn tiền trọ nữa.Vàng vốn là dân quận 8, 38 tuổi, tha phương lập nghiệp nhiều nơi nhưng nắng gió vẫnkhông làm phai đi cái “nét duyên” mộc mạc của người đàn ông ấy. Không biết rượuđượm nồng say hay lòng anh luôn đau đáu về một thuở mà đêm qua anh đã trút bầu tâmsự cùng tôi và anh em trọ chung.Suốt mấy năm nay Vàng vẫn luôn mong ngóng tin tức về vợ, vẫn mong sự sum vầy củagia đình có chồng, vợ và hai con trai. Con trai lớn của anh năm nay đã mười tám tuổi. Haicon lại theo mẹ. Ngày ấy chị đi đã không quên “cuỗm” của anh một cái điện thoại diđộng khá tốt, chiếc xe máy và một ít tiền lao động phổ thông mà người chồng, người chaấy đã dành dụm cho đủ bữa no cơm trong gia đình.Chị theo tiếng gọi của một tình yêu mới. Và anh trong cơn say lúc nào cũng cất lên mỗicâu hát “…có khi nào em buồn em nhớ đến anh…”, nghe da diết và xa xót. Cái cớ chị bỏanh vì anh đi làm suốt, nghe dư luận đồn anh “cặp bồ” với pêđê. Eo ôi! Xúi quẩy… Anhchỉ biết sững sờ và ôm nỗi nhớ vợ chạy dọc cùng năm tháng để cho kịp phình cái bao tử.Anh nói: đã rất nhiều lần tui thất nghiệp lang thang khắp Sài Gòn, bụng luôn đói, thèm ănvà muốn có việc làm để một ngày nào đó phất đời chờ vợ trở về. Tui không mong cầu ởsự trợ giúp từ phía bà con, vì họ cũng nghèo, nên mình đừng làm họ thêm vướng cái khổ.Nhưng tin tức vợ tôi vẫn không biết ở đâu anh ơi!Tôi thấy anh và nghe anh nói đã từng cho bè bạn vừa quen, làm chung, ở trọ chung mượntiền, nhưng có khi tiền đã không ngày hoàn về chủ nợ. Anh cười từ ái. Vàng nói: thấyngười ta cũng khổ, có khi khổ hơn mình thì mình làm sao vui được hở anh? Kệ, cho anhem mượn tiền hay giúp đỡ gì gì cũng được. Vì mình giúp người nầy thì thế nào cũng cóngười khác giúp lại mình. Lót gạo đi đường vậy thôi! Làm sao tôi quên được việc anh rútra tờ năm mươi ngàn không chút do dự đưa cho thằng em bạn trọ chung phòng xài đỡngày mất việc làm thuê. Hành động ấy đẹp tưởng chừng như cổ tích giữa đời thườngtrong guồng máy sống thực dụng ngày nay. Và sáng nay trước khi rời phòng trọ thì lạithằng em bạn kia đưa cho tôi bịt xà phồng giặt đồ và nói: anh cần xài trong lúc nầy hơnem. Em đi đây! Tôi lại nhận một tấm lòng. Tôi lại nhận …Chiều nay tôi về phòng trọ và nghe gió thông thống thổi, trống trải lòng quá. Câu hátthường trực của Vàng: “Có khi nào em buồn em nhớ đến anh” sao mà văng vẳng trongtôi. Câu hát ấy nếu chị vợ kia có nghe lẽ nào dứt bỏ, lẽ nào vụt qua … Về đi chị ơi!Người người vẫn vội vã đi - về trong cõi không cùng tận của kiếp trọ. Và tôi đã trọ tronganh nỗi nhớ miên miết nầy.