Tôi lượn qua lượn lại mấy gian hàng gỗ mỹ nghệ đã mấy vòng, săm soi ngắm nghía rồi không mua. Chắc mấy cô bán hàng bắt đầu bực bội, chẳng qua tôi muốn tìm một món quà cho cô cháu ở bên kia đại dương sắp lấy chồng mà chưa có món nào ưng ý. Nếu ở đây tôi chỉ cần cho tiền hoặc vàng là xong, nhưng nó ở bên ấy, đâu cần những thứ đó. Không thể không tặng quà, đó là đứa cháu mà tôi yêu quý. Trước khi đi Mỹ, nó ở với tôi nửa...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người trong mộng Người trong mộng TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN THUÝ ÁITôi lượn qua lượn lại mấy gian hàng gỗ mỹ nghệ đã mấy vòng, săm soi ngắm nghía rồikhông mua. Chắc mấy cô bán hàng bắt đầu bực bội, chẳng qua tôi muốn tìm một mónquà cho cô cháu ở bên kia đại dương sắp lấy chồng mà chưa có món nào ưng ý. Nếu ởđây tôi chỉ cần cho tiền hoặc vàng là xong, nhưng nó ở bên ấy, đâu cần những thứ đó.Không thể không tặng quà, đó là đứa cháu mà tôi yêu quý. Trước khi đi Mỹ, nó ở với tôinửa năm trời, vả lại khi gia đình tôi còn khó khăn, ba mẹ nó cũng từng “viện trợ khônghoàn lại” cho vợ chồng tôi những khoản tiền khá lớn. Bây giờ đám cưới đứa con đầu lòngcủa họ, đã gửi thiệp báo tin, chẳng lẽ tôi làm lơ. Món quà cưới nhiều khi là món nợ lưuniên, nhỏ nhất là nợ miệng rồi nợ tình nợ nghĩa, có khi là món hối lộ được hợp thức hoá.Dù sao tôi cũng quyết tâm tìm được món quà trong sáng nay, công việc ngập đầu, thờigian bỏ ra đi tìm món quà ưng ý có khi còn đáng giá hơn tiền mua quà. Tôi muốn mộtmón quà phải mang bản sắc Việt Nam, có giá trị về thẩm mỹ, bền, và bản thân nó là mộtlời chúc. Đi mãi rồi tôi cũng tìm được một bức tượng nhỏ rất tinh xảo bằng gỗ mun sọc,tạc một đôi trai gái âu yếm nhau ôm nhau, say đắm và thanh thóat. Nó gần đúng vớinhững gì tôi tưởng tượng.Hớn hở cầm món quà ra khỏi tiệm như vừa được ai đó tặng hơn là mua tặng. Ngày cuốituần đường phố khu trung tâm càng đông đúc, tôi cố chen đi nhanh ra bãi xe, chợt thấyphía trước có một thiếu phụ vừa băng qua đường có vẻ mặt rất quen. Không cần đắn đo,một điều gì tự nhiên thôi thúc tôi đi nhanh về phía người phụ nữ và cố ý chạm vào chị ta.Ngay lập tức người phụ nữ quay lại và hét lên. Mọi người đều quay lại nhìn chúng tôi,với ánh mắt mà tôi hiểu là họ tưởng người phụ nữ ấy đang bị cướp mất cái gì đó, như vítiền hay dây chuyền chẳng hạn. Nhưng họ thất vọng vì thấy tôi và người thiếu phụ ấy ômlấy nhau mừng rỡ.- Chớ!- Trời, Ái!Dễ gần đến hai mươi năm rồi mới gặp nhau. Vì đi giữa đám đông ồn ào, vì không biếtbắt đầu thế nào cho xứng đáng với thời gian xa cách. Tôi muốn đưa Chớ về nhà thăm chobiết để chuyện trò cho thỏa nhưng Chớ đang vội phải về nhà ngay trưa nay, nhà Chớ cáchthành phố khoảng hơn hai trăm cây số. Tôi vội vàng cho bạn số nhà, số điện thoại. Ngaytối hôm đó Chớ gọi cho tôi, để hỏi, nói những điều mà hồi trưa chưa kịp, những câu tâmtình dồn nén hai mươi năm của một đôi bạn gái. Những câu hỏi. tới tấp như bão suốt cảtiếng đồng hồ. Cuối cùng, Chớ hỏi một câu, mà tôi hiểu, tất cả những vui mừng nao nứccủa cuộc gặp gỡ này, bao nhiêu câu hỏi nãy giờ chỉ là lớp vỏ, bây giờ Chớ mới bóc đếnlớp nhân:- Ái ở thành phố có khi nào gặp anh Mười không?- Không… nhưng biết ảnh đang ở đây.- Ở đâu?- Mình có số điện thoại nhưng chưa có dịp gọi cho anh ấy …- Mình cứ tưởng anh ấy không còn ở đây …- Chớ muốn gọi không?- Có nên gọi không?- Tuỳ Chớ, muốn thì mình cho số, gặp liền hà…Giọng Chớ hoảng hốt:- Ấy khoan đã… Hôm nào mình sẽ lên thăm Ái.Chớ là bạn học của tôi từ hồi tiểu học lên đến trung học. Chớ càng lớn càng đẹp, dángngười tròn trịa, cân đối, mái tóc xanh tốt làm nền cho khuôn mặt trái xoan trắng ngần, đôimắt to đen hiền hậu…. Hồi đó mỗi lần muốn nghĩ ra khuôn mặt cô Tấm thế nào thì tôiphải mượn đỡ vẻ mặt của Chớ làm cơ sở cho sự tưởng tượng của mình. Chớ viết chữ rấtđẹp nên bao giờ cũng được bầu làm thư ký của lớp. Tính tình của Chớ thuỳ mị, điềm đạmkhi ở tuổi mười bốn, mười lăm chứ không nhí nhố như tôi, giòn cười, tươi khóc… Tómtại, ở Chớ mọi thứ đều đẹp, chỉ có một cái không đẹp, đó là cái tên. Lê Thị Chớ. Chớ rấtghét cái tên của mình. Vào trung học tập tành làm thơ, Chớ lấy bút hiệu Thuỳ Uyên, còntôi viết văn đăng báo Tuổi Ngọc hay báo xuân của trường luôn giữ đúng tên mình, chỉ bỏđi một chữ “Thị” vì cho rằng tên lót đồng loạt ấy có hơi hướng xem thường phái nữ, thịphải chăng là thị tì? Tôi tự “giải phóng” cho mình trước sự áp đặt đầy tính miệt thị ấy.Những người con trai theo đuổi Chớ cũng thích gọi tên Chớ bằng Thuỳ Uyên, chắc họcũng cảm nhận rằng một người con gái đẹp phải mang một cái tên không đẹp thật là oanuổng và đôi khi ngược lại. Dù có nhiều người theo đuổi từ lúc tuổi trăng chưa tròn nhưnglà cô gái đoan trang nên không bao giờ Chớ bồ bịch lung tung. Nhưng đến năm lớp mườiChớ không cưỡng lại được tình yêu chân thành của một người con trai cùng xóm vớiChớ, với tôi. Anh thương Chớ khi mới dọn về đây ở, vì Chớ xinh đẹp, chăm ngoan, vìChớ vất vả làm chị cả một đàn em mà mẹ thì ốm yếu quanh năm. Anh Mười là con úttrong một gia đình đông đúc dưới tài lãnh đạo của một bà mẹ goá cứng cỏi, đảm đang.Anh học giỏi, cả nhà quyết tâm dồn sức cho anh học cao. Anh Mười có thể gọi là đẹptrai nhưng tính chân chất – vì người ta hay nghĩ người đẹp trai hay đểu cáng. Nhà anh ởđối diện nhà tôi – trong một khu nhà lụp xụp của những người dân tản cư, chạy trốn bomđạn từ các huyện về ...