I Sáu câu vọng cổ không giống bài hát nào có đặc điểm, gợi men buồn cho người ngay khi vô nói lối, rồi lúc xuống xề, hay hoặc dở tiếng vỗ tay cũng nổi lên. Bài hát dễ dàng đi thẳng vào tâm hồn người. Vậy mà đám con trai ở quê sướng rên mé lỗ mũi, nở phồng lên khi nghe ai khen mình ca giống nghệ sĩ nào đó, nhất là giống Út Trà Ôn. Nghe đâu lúc chưa nổi tiếng đệ nhất danh ca, ông Út hay thọc đầu vô lu nước để lấy hơi. Nghe...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người trong vườn lãng quên Người trong vườn lãng quên TRUYỆN NGĂN CỦA NGÔ KHẮC TÀIISáu câu vọng cổ không giống bài hát nào có đặc điểm, gợi men buồn cho người ngay khivô nói lối, rồi lúc xuống xề, hay hoặc dở tiếng vỗ tay cũng nổi lên. Bài hát dễ dàng đithẳng vào tâm hồn người. Vậy mà đám con trai ở quê sướng rên mé lỗ mũi, nở phồng lênkhi nghe ai khen mình ca giống nghệ sĩ nào đó, nhất là giống Út Trà Ôn. Nghe đâu lúcchưa nổi tiếng đệ nhất danh ca, ông Út hay thọc đầu vô lu nước để lấy hơi.Nghe vậy rồi truyền miệng nhau mà có phải như vậy ai biết chết liền. Ngặt đời nhiều đứacon trai lại tin thiệt bắt chước theo y rang, mỗi khi gánh nước hay thọc dầu vô miệng luđể xuống cho được câu xề rồi mới chịu đứng lên gánh đôi thùng. Cái lu nhỏ thả hơi nhưchưa đủ độ ấm, chúng lại tìm cái lu mái đầm, mái vú lớn hơn dùng để chứa nước mưa đểphía sau chái nhà. Những buổi trưa hiu quạnh lắm khi đi ngang qua nhà nào đó nhìn thấyvắng không bóng người nhưng từ đâu vang lên những tiếng tao… tao… mầy. Đàn đượclên dây, ở đây miệng không có dây lại được lên ngân nga, lập tức biết đâu đó có một đứađang luyện giọng. Nhà quê nhưng bị ai chê là nhà quê đám con trai không đứa nào chịu,hễ ai có món gì lập tức có ngay món đó, mẫu mã y nguyên si, ngay cả lúc ca cũng phảigiống, vô tình chẳng nghĩ mình đã đánh mất hồn vía. Ai đã từng đi đó đi đây trở về quêtìm lại những gì mộc mạc, nhưng tìm đâu ở quê giờ đây mọi thứ đã thay đổi, lại gặp khắpnơi đều trời một thứ nữa quê, nữa tỉnh. Thần tượng được, đám trẻ thay đổi xoành xoạchdễ dàng như thay một cái áo. Vọng cổ ngày nay kéo dài đến hàng trăm chữ ca đến hụt hơimà vẫn chưa xuống câu, nếu như có kèm thêm động tác múa mang nữa thì rõ ràng chúngđang chơi nhạc Rap của người Mỹ da đen. Tôi hơi dài dòng nhưng chủ ý ở đây cho thấychốn quê xứ giờ bước vào thời đại vui vẻ, ngay một việc nhỏ nhặt như vậy. Chẳng ai cótài nhớ hết mọi cái, kẻ được cho là nhớ nhiều lại là chúa lãng quên vì đặc điểm của bộnhớ phải chọn lọc… Cuối cùng đầu óc của người còn ghi lại những gì rất là riêng lẽ – Nócó phải như vậy không, những hình ảnh, thân phận chẳng giống ai lại thường có sức sốngdai dẳng. Tôi nói y như nhà văn, vì tôi thấy mấy thằng cha nhà văn hay để mắt đến nhữngtrường hợp cá biệt. Nhưng chuyện cao siêu đôi khi còn hiểu, muốn hiểu những việctưởng như đâu tầm thường lại chẳng dễ dàng. Thí dụ, trường hợp chú Hai Ấp và hai đứacon của chú là con Bông với thằng Nở.Để coi. Trước hết tên của ba cha con đã cho thấy khát vọng đổi đời mà có đổi được đâu.Sau nữa cái tên ngộ nghĩnh chẳng những được ghi trong bộ nhớ của người ta, mà ngườicũng cảm thấy lạ lùng. Hư vô có mặt ở khắp nơi như để thử thách Hai Ấp, muốn chobông nở nhưng thằng Nở sinh ra mãi đến ba tuổi phát hiện ra nó mắc bệnh câm, điếc. Aimuốn gần gủi đến với thằng Nở phải hiểu những tín hiệu phát ra từ những bô phận trênmỗi cơ thể của nó, từ đôi mắt, bàn chân nhất là bàn tay. Tỉ như khi Nở đưa ngón tay lêntrời là muốn nói với những đứa theo chọc ghẹo mình – trời đánh tụi bây đi, không phá aimà cứ đi theo phá tao, đứa tật nguyền (cho thấy thằng Nở không hiền). Một lần tình cờtôi bắt gặp hai chị em nó cải vã việc gì đó. Nó cũng đưa tay lên chỉ trời, sau đó lại hạ tayxuống đầu nắm mấy sợi tóc. Nó muốn nói gì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. ConBông, chị thằng Nở cười toe toét giải thích – nó nói là tui có bao nhiêu sợi tóc ở trên đời,ông trời cũng đếm đó chú. Cũng có, lắm người nói ra chẳng ai hiểu gì hết phải có mộtđứa theo tán nhuyễn, theo phiên dịch. Ở đây thằng Nở cũng cần được giải mã phiên dịch.Ngặt mình làm sao hiểu được, điếc hay ngóng, ngọng câm hay nói, thằng Nở lại hay cahát nữa. Mỗi buổi trưa buồn, đi chơi thì bị người chọc ghẹo thằng Nở thường một mìnhra phía sau đồng nhìn mây trôi về đâu. Thằng bé nghiêng đầu nhìn qua nhìn lại bầu trờihiu quạnh rồi nó cất tiếng ca. Nhìn thấy rất là tội cho nó, những âm thanh tuy là có lêngiọng, xuống giọng trầm bỗng, nhưng lại là những tiếng u, ơ, ú, ớ vô nghĩa. Ai biết nó cagì, hiểu gì về nó. Vậy mà nó quyến rũ được tôi. Chỉ gì ngôn ngữ gọn trong mấy tiếng u,ơ, ú, ớ với tôi là sự thách thức, thách cả người nổi tiếng vạn sự thông việc gì trên đờicũng biết. Bất quá có biết thì vẫn là biết mơ hồ, thấy trong giọng ca thằng câm khônggiống bất cứ ai ẩn chứa nổi niềm riêng vậy thôi. Nhưng nổi niềm thằng bé như thế nào, aikhám phá giãi mã (chắc là chỉ có mấy thằng cha nhà văn, như tôi đã nói lúc nảy, xem đâynhư bổn phận của họ). Riêng tôi, qua tiếng u, ơ, ú, ớ của thằng Nở, chợt tôi liên tưởngđến ngôn ngữ của máy tính – tạm liên tưởng chớ không chính xác – Nó gồm những vạchliền, vạch đứt nối bên nhau như âm, dương vậy mà lập trình ra mọi thứ. Thế giới hiện raphong phú nhiều màu sắc, rất hiện thực đồng thời cũng rất là trừu tượng. Thấy vậy màkhông phải vậy.Trí tưởng tượng rêu bám của tôi như được thằng Nở gở ra lớp rêu. Nhưngcó lẽ tôi cũng hơi quá lời khi ...