Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1)
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 141.61 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
I- Về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người, bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo, mà trong đó xét về lâu dài tư duy sáng tạo là chủ đạo. Ngày nay, khi loài người đi vào kinh tế tri thức càng đòi hỏi cao tư duy sáng tạo vì đó là nền kinh tế dựa trên tri thức khoa học và văn hóa của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1) Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1) I- Về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người, bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo, mà trong đó xét về lâu dài tư duy sáng tạo là chủ đạo. Ngày nay, khi loài người đi vào kinh tế tri thức càng đòi hỏi cao tư duy sáng tạo vì đó là nền kinh tế dựa trên tri thức khoa học và văn hóa của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Chính vì vậy, ta cần hiểu cho đúng thế nào là tư duy sáng tạo? Tư duy bắt chước là tư duy làm theo, còn tư duy sáng tạo là tư duy tìm một cách giải quyết mới, khác với tư duy trước đó, đúng đắn hơn tư duy trước đó trong quá trình chiếm lĩnh bản chất của đối tượng. Nhận thức là quá trình ngày càng tiếp cận chân lý, nhưng không chỉ là quá trình tổng hợp các chân lý tương đối đạt được mà còn là quá trình khắc phục những sai lầm để ngày càng ít sai lầm hơn. Đó là quá trình tìm ra những bản chất mới, hình thức mới, mô hình mới, quá trình mới, phương pháp mới. Do đó, quá trình nhận thức như thế về bản chất là có tính sáng tạo. Sáng tạo là phẩm chất tối cao của năng lực tư duy trước hết có tính bẩm sinh. Qua điều tra, người ta thấy rằng số trẻ em lúc 5 tuổi, số có sức sáng tạo là 95%, ở tuổi 17 là 10%, tuổi 20-45 là 5%. Như thế là sức sáng tạo ở người lớn thường bị kìm hãm, không bị mất đi hoàn toàn mà ở dạng tiềm tàng (Lưu Tường Vũ-Trương Đồng Toàn-Lý Thắng Quân-Thạch Tân: Nghề Tổng giám đốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.1, tr. 285-286). Nhưng về nguyên tắc là càng có nhiều tri thức và kinh nghiệm thì càng có năng lực sáng tạo. Khi nghiên cứu 85 nhà khoa học, người ta đã khái quát một hệ thống 13 yếu tố tạo thành tư duy sáng tạo như: phương pháp giải quyết khác thường; nhìn trước được các vấn đề; nắm được mối liên hệ cơ bản; cấu tạo các yếu tố từ đó tạo ra chức năng mới; thay đổi hướng nghiên cứu; nhìn từ các con đường, các cách giải quyết khác nhau một cách tích cực; chuyển từ mô hình này sang mô hình khác; nhạy cảm với các vấn đề mới từ các vấn đề cũ đã giải quyết xong; biết trước kết quả; nắm được các tư tưởng khác nhau trong một tình huống nào đó; phân tích các sự kiện theo một trật tự tối ưu; từ đó tìm ra tư tưởng chung; giải đáp được những tình huống đặc biệt. Tư duy sáng tạo cũng có nhiều cấp độ, hình thức: 1- Mức độ thấp của sự sáng tạo là cách chứng minh mới đối với kết luận cũ, hoặc do vận dụng vào cuộc sống mà có những cải biên, cải tiến cách làm so với cách cũ; 2- Cao hơn là tìm được những hình thức mới, những thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng, hoặc phương pháp giải quyết mới; 3- Cao hơn nữa là khám phá ra bản chất mới, quy luật mới, quá trình mới, hoặc dự báo những xu hướng mới; 4- Cao nhất là, do những khám phá mới mà nhờ nó đã mở ra một khuynh hướng mới, một giai đoạn mới cơ bản trong khoa học, trong văn hóa, trong chính trị xã hội. Các nhà khoa học cũng đã phân loại tư duy các nhà bác học (các nhà thông thái, các nhà cách tân, các nhà phát minh…) theo mức độ sáng tạo, như: tư duy có năng lực hệ thống hóa nhanh, theo cách của mình; loại khác là hiểu biết nhiều, nhanh chóng tìm ra những mặt mới; có loại luôn luôn khám phá và phát ra những thông tin mơi; có loại luôn đi đầu trong khoa học, mở ra những con đường mới, những chuyên ngành mới trong khoa học, trong văn hóa, trong thực tiễn. Cách phân chia này phần nào cũng tương ứng với các mức độ sáng tạo nói trên. Phương pháp đi đến sáng tạo có rất nhiều tuỳ theo từng nhà khoa học, những nhà nghệ sĩ, nhưng có thể khái quát như sau: Thay đổi cách nhìn, tìm xem sự vật, hiện tượng còn những mặt những thuộc tính gì mới; hoài nghi nhận thức đã đạt được, đi ngược lại cách chứng minh cũ, lật đi lật lại vấn đề; luôn luôn tưởng tượng, mạnh dạn đề ra ý tưởng mới rồi tìm cách chứng minh và bác bỏ… Đó là một quá trình từng bước hoàn chỉnh nhận thức từ thai nghén, đến nuôi dưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển nhận thức tiếp cận cái mới, tiếp cận chân lý. Trong mô hình nhân cách xét ở góc độ tư duy, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến các mô hình như: mô hình cảm giác-tình cảm, trực giác-tình cảm, cảm giác-tư duy, trực giác- tư duy… trong đó mô hình trực giác-tình cảm và trực giác- tư duy là hướng tới khả năng sáng tạo mạnh hơn, nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định nên vận dụng tổng hợp các loại năng lực tư duy: tư duy kinh nghiệm, tư duy lôgíc, tư duy trực giác trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Những điều kiện của sự sáng tạo là: có động cơ đúng, trong sáng, vì sự tiến bộ của xã hội và con người: phải tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cập nhật thông tin; luôn luôn suy nghĩ, mài sắc năng lực tư duy, kiên trì hướng nghiên cứu đã chọn; có bản lĩnh tìm chân lý, bảo vệ chân lý; có môi trường lao động, học tập dân chủ, khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo. Tất nhiên, để có thể trở thành nhà sáng tạo hay có những sáng tạo trong quá trình la ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1) Người Việt Nam cần có tư duy sáng tạo (1) I- Về năng lực tư duy sáng tạo Trong quá trình nhận thức và hoạt động của con người, bao giờ cũng cần cả tư duy bắt chước và tư duy sáng tạo, mà trong đó xét về lâu dài tư duy sáng tạo là chủ đạo. Ngày nay, khi loài người đi vào kinh tế tri thức càng đòi hỏi cao tư duy sáng tạo vì đó là nền kinh tế dựa trên tri thức khoa học và văn hóa của sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Chính vì vậy, ta cần hiểu cho đúng thế nào là tư duy sáng tạo? Tư duy bắt chước là tư duy làm theo, còn tư duy sáng tạo là tư duy tìm một cách giải quyết mới, khác với tư duy trước đó, đúng đắn hơn tư duy trước đó trong quá trình chiếm lĩnh bản chất của đối tượng. Nhận thức là quá trình ngày càng tiếp cận chân lý, nhưng không chỉ là quá trình tổng hợp các chân lý tương đối đạt được mà còn là quá trình khắc phục những sai lầm để ngày càng ít sai lầm hơn. Đó là quá trình tìm ra những bản chất mới, hình thức mới, mô hình mới, quá trình mới, phương pháp mới. Do đó, quá trình nhận thức như thế về bản chất là có tính sáng tạo. Sáng tạo là phẩm chất tối cao của năng lực tư duy trước hết có tính bẩm sinh. Qua điều tra, người ta thấy rằng số trẻ em lúc 5 tuổi, số có sức sáng tạo là 95%, ở tuổi 17 là 10%, tuổi 20-45 là 5%. Như thế là sức sáng tạo ở người lớn thường bị kìm hãm, không bị mất đi hoàn toàn mà ở dạng tiềm tàng (Lưu Tường Vũ-Trương Đồng Toàn-Lý Thắng Quân-Thạch Tân: Nghề Tổng giám đốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.1, tr. 285-286). Nhưng về nguyên tắc là càng có nhiều tri thức và kinh nghiệm thì càng có năng lực sáng tạo. Khi nghiên cứu 85 nhà khoa học, người ta đã khái quát một hệ thống 13 yếu tố tạo thành tư duy sáng tạo như: phương pháp giải quyết khác thường; nhìn trước được các vấn đề; nắm được mối liên hệ cơ bản; cấu tạo các yếu tố từ đó tạo ra chức năng mới; thay đổi hướng nghiên cứu; nhìn từ các con đường, các cách giải quyết khác nhau một cách tích cực; chuyển từ mô hình này sang mô hình khác; nhạy cảm với các vấn đề mới từ các vấn đề cũ đã giải quyết xong; biết trước kết quả; nắm được các tư tưởng khác nhau trong một tình huống nào đó; phân tích các sự kiện theo một trật tự tối ưu; từ đó tìm ra tư tưởng chung; giải đáp được những tình huống đặc biệt. Tư duy sáng tạo cũng có nhiều cấp độ, hình thức: 1- Mức độ thấp của sự sáng tạo là cách chứng minh mới đối với kết luận cũ, hoặc do vận dụng vào cuộc sống mà có những cải biên, cải tiến cách làm so với cách cũ; 2- Cao hơn là tìm được những hình thức mới, những thuộc tính mới của sự vật, hiện tượng, hoặc phương pháp giải quyết mới; 3- Cao hơn nữa là khám phá ra bản chất mới, quy luật mới, quá trình mới, hoặc dự báo những xu hướng mới; 4- Cao nhất là, do những khám phá mới mà nhờ nó đã mở ra một khuynh hướng mới, một giai đoạn mới cơ bản trong khoa học, trong văn hóa, trong chính trị xã hội. Các nhà khoa học cũng đã phân loại tư duy các nhà bác học (các nhà thông thái, các nhà cách tân, các nhà phát minh…) theo mức độ sáng tạo, như: tư duy có năng lực hệ thống hóa nhanh, theo cách của mình; loại khác là hiểu biết nhiều, nhanh chóng tìm ra những mặt mới; có loại luôn luôn khám phá và phát ra những thông tin mơi; có loại luôn đi đầu trong khoa học, mở ra những con đường mới, những chuyên ngành mới trong khoa học, trong văn hóa, trong thực tiễn. Cách phân chia này phần nào cũng tương ứng với các mức độ sáng tạo nói trên. Phương pháp đi đến sáng tạo có rất nhiều tuỳ theo từng nhà khoa học, những nhà nghệ sĩ, nhưng có thể khái quát như sau: Thay đổi cách nhìn, tìm xem sự vật, hiện tượng còn những mặt những thuộc tính gì mới; hoài nghi nhận thức đã đạt được, đi ngược lại cách chứng minh cũ, lật đi lật lại vấn đề; luôn luôn tưởng tượng, mạnh dạn đề ra ý tưởng mới rồi tìm cách chứng minh và bác bỏ… Đó là một quá trình từng bước hoàn chỉnh nhận thức từ thai nghén, đến nuôi dưỡng, bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển nhận thức tiếp cận cái mới, tiếp cận chân lý. Trong mô hình nhân cách xét ở góc độ tư duy, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến các mô hình như: mô hình cảm giác-tình cảm, trực giác-tình cảm, cảm giác-tư duy, trực giác- tư duy… trong đó mô hình trực giác-tình cảm và trực giác- tư duy là hướng tới khả năng sáng tạo mạnh hơn, nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định nên vận dụng tổng hợp các loại năng lực tư duy: tư duy kinh nghiệm, tư duy lôgíc, tư duy trực giác trong nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Những điều kiện của sự sáng tạo là: có động cơ đúng, trong sáng, vì sự tiến bộ của xã hội và con người: phải tích lũy nhiều kiến thức và kinh nghiệm, cập nhật thông tin; luôn luôn suy nghĩ, mài sắc năng lực tư duy, kiên trì hướng nghiên cứu đã chọn; có bản lĩnh tìm chân lý, bảo vệ chân lý; có môi trường lao động, học tập dân chủ, khuyến khích cá tính, khuyến khích sáng tạo. Tất nhiên, để có thể trở thành nhà sáng tạo hay có những sáng tạo trong quá trình la ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tư duy tích cực tư duy sáng tạo hiệu quả tư duy tư duy có phản biện bản đồ tư duyTài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Tư duy phản biện và tư duy sáng tạo
46 trang 257 0 0 -
9 trang 211 0 0
-
Phương pháp học tập mới và hiệu quả cho lối tư duy của học sinh
5 trang 181 0 0 -
40 nguyên tắc thủ thuật sáng tạo cơ bản (nguyên tắc 31 - 40)
5 trang 105 0 0 -
64 trang 104 0 0
-
5 trang 80 0 0
-
10 trang 80 0 0
-
262 trang 59 0 0
-
3 trang 56 0 0
-
7 trang 56 0 0