Danh mục

Nguồn gốc của gia đình – Phần 5

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 173.22 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nước đã phát triển như thế nào; trong sự phát triển đó, các cơ quan của chế độ thị tộc đã một phần được chuyển hóa, phần khác bị dẹp qua một bên bằng những cơ quan mới được thêm vào, rồi hoàn toàn bị thay thế bằng những cơ quan quyền lực thật sự của Nhà nước như thế nào; trong khi đó “nhân dân vũ trang” thực sự, được tổ chức để tự vệ bằng lực lượng của chính thị tộc, bào tộc, bộ lạc mình, đã bị thay bằng “quyền lực công cộng” vũ trang,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc của gia đình – Phần 5 Nguồn gốc của gia đình – Phần 5VSỰ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC ATHENSNhà nước đã phát triển như thế nào; trong sự phát triển đó, các cơ quan của chế độthị tộc đã một phần được chuyển hóa, phần khác bị dẹp qua một bên bằng nhữngcơ quan mới được thêm vào, rồi hoàn toàn bị thay thế bằng những cơ quan quyềnlực thật sự của Nhà nước như thế nào; trong khi đó “nhân dân vũ trang” thực sự,được tổ chức để tự vệ bằng lực l ượng của chính thị tộc, bào tộc, bộ lạc mình, đã bịthay bằng “quyền lực công cộng” vũ trang, phục vụ các cơ quan Nhà nước, do đómà cũng có thể được dùng để chống lại nhân dân - tất cả những điều đó, ít ra làtrong giai đoạn đầu tiên của nó, không thể nghiên cứu ở chỗ nào tốt hơn Athensthời cổ. Những thay đổi về hình thức đã được Morgan phác họa rồi, còn nội dungvà nguyên nhân kinh tế của chúng thì tôi phải bổ sung rất nhiều.Ở thời đại anh hùng, bốn bộ lạc Athens vẫn sống ở miền Attica, trên những lãnhthổ riêng rẽ; ngay cả mười hai bào tộc của các bộ lạc đó hình như cũng có nơi cưtrú riêng, trong mười hai thành thị của Cecrops. Thể chế thì vẫn như ở thời đại anhhùng: đại hội nhân dân, hội đồng nhân dân, basileus. Khi bắt đầu có lịch sử th ànhvăn thì ta thấy đất đai đã được phân chia và trở thành sở hữu tư nhân, việc nàykhớp với nền sản xuất hàng hóa đã tương đối phát triển, và với sự mua bán hànghóa tương ứng với nền sản xuất ấy, vào cuối giai đoạn cao của thời dã man. Ngoàingũ cốc thì rượu vang và dầu thực vật đã được sản xuất, giao thương trên biểnAegea đã tuột khỏi tay người Phoenicia và rơi vào tay người Athens. Do mua bánruộng đất, và sự phân công lao động ngày càng phát triển giữa nông nghiệp vớithủ công nghiệp, thương nghiệp, và hàng hải, nên tất yếu là thành viên của nhữngthị tộc, bào tộc và bộ lạc khác nhau đã mau chóng sống lẫn vào nhau; trên lãnh thổcủa bào tộc và bộ lạc đã có những người khác đến ở, họ tuy cũng là đồng bàonhưng không thuộc về các tập đoàn nói trên, do đó trở thành kẻ lạ ở nơi họ sống.Vì trong thời bình, mỗi bào tộc và bộ lạc đều tự quản lí công việc của mình, khôngnhờ tới hội đồng nhân dân hay basileus của Athens; nh ưng những ai không thuộcbào tộc hay bộ lạc đó, thì đương nhiên không thể tham gia việc quản lí ấy, kể cảnếu họ có sống trên lãnh thổ của tập đoàn nói trên.Hoạt động vốn trơn tru của các cơ quan thuộc chế độ thị tộc, do đó, đã bị rối loạn;đến nỗi ngay từ thời đại anh hùng, đã cần có các biện pháp cứu vãn. Qui chế đượccho là do Theseus thảo ra đã được thi hành. Thay đổi chủ yếu chính là việc lập ramột cơ quan quản lí trung ương ở Athens - tức là một phần công việc xưa nayđược các bộ lạc tự quản lí, giờ đây được tuyên bố là công việc chung, và đượcgiao cho một hội đồng chung đóng ở Athens. Với bước đi đó, người Athens đãtiến xa hơn bất kì dân bản xứ châu Mĩ nào: thay vì vài bộ lạc láng giềng hợp thànhmột liên minh đơn giản, họ đã hợp thành một bộ tộc duy nhất. Đó cũng là bướcđầu tiên làm suy yếu chế độ thị tộc, vì nó dẫn tới việc sau này sẽ thu nhận làmcông dân cho cả những người không thuộc về bất kì bộ lạc nào ở miền Attica,những người đã và vẫn đang hoàn toàn ở ngoài tổ chức thị tộc Athens. Với qui chếthứ hai - cũng được coi là do Theseus lập ra - thì toàn bộ nhân dân Athens, khôngphân biệt thị tộc, bào tộc, bộ lạc, đều được chia thành ba giai cấp: eupatridai (quítộc), geomoroi (nông dân), và demiourgoi (thợ thủ công); và quyền giữ các chứcvụ công cộng thì được dành riêng cho quí tộc. Sự phân chia này vẫn chưa có hiệuquả gì, ngoài việc dành cho quí tộc cái độc quyền nói trên; vì nó không qui định sựphân biệt pháp lí nào khác giữa các giai cấp1. Nhưng nó vẫn là quan trọng, vì đãlàm lộ ra những yếu tố xã hội mới đang phát triển mà không ai để ý. Nó cho thấyrằng: cái tập quán giao các chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất định, đãphát triển thành cái quyền nắm giữ chức vụ gần như không thể bác bỏ của các giađình đó; những gia đình này - nhờ giàu có mà trở nên có thế lực - đã bắt đầu hìnhthành một giai cấp tách riêng khỏi thị tộc, một giai cấp có đặc quyền, và Nhà nướcmới hình thành đã thừa nhận cái tham vọng ấy. Hơn nữa, nó cho thấy sự phâncông lao động giữa nông dân và thợ thủ công đã đủ vững chắc để thách thức sựphân chia cổ thành thị tộc và bộ lạc. Cuối cùng, nó tuyên bố mối mâu thuẫn khôngthể hòa giải được giữa xã hội thị tộc và Nhà nước; mưu toan đầu tiên nhằm thànhlập Nhà nước cũng bao hàm việc phá vỡ thị tộc, bằng cách chia các thành viên củanó thành loại có và không có đặc quyền, hơn nữa còn chia loại không có đặcquyền thành hai giai cấp tùy theo dạng lao động của họ, do đó mà đối lập họ vớinhau.Lịch sử chính trị sau này của Athens, cho tới thời Solon, thì người ta biết khôngđầy đủ. Chức vụ basileus đã không được dùng đến nữa; địa vị đầu n ão trong Nhànước bị các trưởng thị tộc, vốn được bầu ra từ giới quí tộc, chiếm lấy. Thế lực củaquí tộc ngày c ...

Tài liệu được xem nhiều: