Danh mục

Nguồn gốc của gia đình – Phần 6

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (17 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Theo truyền thuyết về việc thành lập La Mã thì điểm dân cư đầu tiên được thành lập bởi một số thị tộc Latin (theo truyền thuyết thì có tới một trăm) liên hợp thành một bộ lạc; không lâu sau, có một bộ lạc Sabellian - hình như cũng gồm một trăm thị tộc - đến gia nhập; cuối cùng là một bộ lạc thứ ba, gồm nhiều phần tử khác nhau, và theo truyền thuyết thì cũng có một trăm thị tộc. Toàn bộ chuyện này thoạt nghe cũng chứng tỏ rằng không có cái gì là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn gốc của gia đình – Phần 6 Nguồn gốc của gia đình – Phần 6VITHỊ TỘC VÀ NHÀ NƯỚC Ở LA MÃTheo truyền thuyết về việc thành lập La Mã thì điểm dân cư đầu tiên được thànhlập bởi một số thị tộc Latin (theo truyền thuyết thì có tới một trăm) liên hợp thànhmột bộ lạc; không lâu sau, có một bộ lạc Sabellian - hình như cũng gồm một trămthị tộc - đến gia nhập; cuối cùng là một bộ lạc thứ ba, gồm nhiều phần tử khácnhau, và theo truyền thuyết thì cũng có một trăm thị tộc. Toàn bộ chuyện này thoạtnghe cũng chứng tỏ rằng không có cái gì là tự nhiên sinh ra cả, trừ thị tộc; nhưngngay đến thị tộc, trong vài trường hợp, cũng chỉ là phân nhánh của một thị tộc mẹvẫn còn tồn tại trên vùng đất ban đầu. Rõ ràng, các bộ lạc đều mang dấu ấn của sựhình thành nhân tạo, dù nói chung, chúng đều được tạo ra từ các phần tử có họhàng với nhau, theo kiểu các bộ lạc cổ, và đều tự hình thành chứ không phải đượcchế tạo nên; nhưng vẫn có khả năng rằng hạt nhân của mỗi bộ lạc nói trên chính làmột bộ lạc cổ có thật. Cái trung gian là bào tộc thì gồm mười thị tộc, và được gọilà curia; tức là có tất cả ba mươi curia.Thị tộc La Mã được thừa nhận là có thể chế giống như thị tộc Hi Lạp, và vì thị tộcHi Lạp là sự phát triển cao hơn của cái đơn vị cơ sở của xã hội, mà ta đã thấy hìnhthái nguyên thủy của nó ở người Indian châu Mĩ; nên điều nói trên đương nhiêncũng đúng với thị tộc La Mã. Vậy ở đây ta có thể nói ngắn gọn hơn.Thị tộc La Mã, ít ra là vào những thời xưa nhất của Rome, có thể chế như sau:1. Quyền thừa kế lẫn nhau giữa các thành viên; tài sản vẫn ở trong thị tộc. Vì chếđộ phụ quyền đã thịnh hành ở thị tộc La Mã, cũng như thị tộc Hi Lạp, nên họ hàngtheo nữ hệ không được tính đến. Theo Bộ luật Mười hai Bảng, bộ luật La Mãthành văn cổ nhất mà ta biết, thì con cái là người thừa kế đầu tiên, nếu không cócon thì đến agnates (họ hàng theo nam hệ), và nếu không có agnates thì mới tớinhững người cùng thị tộc. Với mọi trường hợp, tài sản đều ở lại trong thị tộc. Ởđây, ta thấy các luật lệ mới - sinh ra do sự tăng lên về của cải, và do chế độ hônnhân cá thể - đã dần thâm nhập vào tập quán thị tộc: quyền thừa kế lúc đầu là bìnhđẳng cho mọi thành viên, thì trong thực tiễn đã bị giới hạn - có thể là từ rất sớm,như ta đã nói ở trên - đầu tiên là trong phạm vi agnates, rồi sau cùng là trong phạmvi con cháu, tính theo nam hệ. Trong Bộ luật Mười hai Bảng, việc này cố nhiên làđược qui định theo trật tự ngược lại.2. Một nghĩa địa chung. Khi di cư từ Regilli tới Rome, thị tộc quí tộc Claudii nhậnđược một mảnh đất, ngoài ra còn được một nghĩa địa chung ngay trong thành phố.Ngay cả ở thời Augustus, thủ cấp của Varus, người đã chết trong trận đánh ở rừngTeutoburg, cũng được đưa về Rome và chôn ở gentilitius tumulus1; [vậy là thị tộc(Quinctilia) vẫn có nơi chôn cất chung].3. Các ngày lễ tôn giáo chung. Những sacra gentilitia2 này rất nổi tiếng.4. Không được kết hôn trong cùng thị tộc. Hình như ở La Mã, điều này chưa baogiờ là một đạo luật thành văn, nhưng tập quán thì vẫn còn. Trong vô số các cặp vợchồng La Mã mà tên tuổi còn lưu lại đến nay, không có cặp nào mà chồng và vợlại cùng mang tên một thị tộc. Luật về quyền thừa kế cũng chứng minh cho cái lệđó. Khi đi lấy chồng, người đàn bà phải ra khỏi thị tộc của mình và mất đi quyềnlợi của một agnates; bà ta, cùng với con cái mình, không thể nhận thừa kế từ chamình hay chú bác mình, vì như thế thì thị tộc của người chết sẽ mất một phần tàisản. Điều luật này sẽ chẳng có ý nghĩa gì, trừ khi người đàn bà không có quyền lấychồng trong thị tộc.5. Sở hữu chung ruộng đất. Ở thời nguyên thủy, thị tộc nào cũng có một mảnh đất,kể từ khi đất đai của bộ lạc bắt đầu được chia ra. Ở các bộ lạc Latin, ta thấy đất đaimột phần là của bộ lạc, một phần khác là của thị tộc, và một phần khác nữa là củacác hộ, mà thời bấy giờ khó có thể3 là những gia đình cá thể riêng rẽ. Tục truyềnrằng Romulus đã lần đầu tiên tiến hành chia đất cho các cá nhân, khoảng mộthectare (hai jugera) mỗi người. Nhưng sau này ta vẫn thấy ruộng đất nằm trong taythị tộc; ấy là chưa kể đến đất của Nhà nước, mà toàn bộ lịch sử đối nội của nướccộng hòa đều xoay quanh nó.6. Nghĩa vụ bảo vệ và giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên thị tộc. Lịch sử thànhvăn chỉ cho ta thấy những vết tích của việc đó: Nhà nước La Mã ngay từ đầu đã tỏrõ lực lượng hùng mạnh của mình, đến nỗi quyền bảo vệ chống lại mọi sự làm hạiđã được chuyển vào tay nó. Khi Appius Claudius bị bắt, toàn thể thị tộc, kể cảnhững người có tư thù với ông, đều để tang. Vào thời chiến tranh Punic lần thứhai, các thị tộc đã liên kết với nhau để chuộc lại những thành viên của mình bị bắtlàm tù binh; viện nguyên lão đã cấm họ làm điều đó.7. Quyền mang tên thị tộc. Nó tồn tại đến tận thời đế chế; các nô lệ được giảiphóng cũng được phép lấy tên theo thị tộc của chủ cũ, nhưng không được hưởngcác quyền của thành viên thị tộc.8. Quyền t ...

Tài liệu được xem nhiều: