Nguồn Gốc Thờ Thần TàiNgười Hoa thờ thần Tài Một nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là một trung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơn hoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai. 1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tục thờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tín ngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn Gốc Thờ Thần Tài Nguồn Gốc Thờ Thần TàiNgười Hoa thờ thần TàiMột nhân vật lịch sử là Phạm Lãi cũng được coi là Tài thần. Phạm Lãi là mộttrung thần của Việt Vương Câu Tiễn. Ông hết lòng giúp vua Việt Vương trong cơnhoạn nạn và phò tá vua Việt để báo thù vua Ngô Phù Sai.1. Người Hoa là cộng đồng được coi là sở trường về doanh thương nên tập tụcthờ thần Tài đã trở nên quan yếu và phổ biến có phần lâu đời trong lịch sử tínngưỡng. Ngược lại, người Việt là cư dân “dĩ nông vi bản” nên bảo thủ tập tục thờthần Đất và tín lý phồn thực.Đến cuối thế kỷ 19 sang đầu thế kỷ 20, thần Đất và thần Tài ở xứ ta vẫn chưa khu biệtrõ. Trong Đại Nam quốc âm tự vị (Sài Gòn, 1895), tác giả Huỳnh Tịnh Của cắt nghĩaThổ thần và Tài thần đều là “thần Đất, thần giữ tiền bạc” (Tome II, tr. 336) và đến tậnbây giờ, thần Tài và Thổ Địa vẫn cứ được thờ chung như một cặp đôi bất khả phân li ởkhắp nơi, từ văn phòng công ty, tiệm quán, tư gia… thậm chí ở trên nóc tủ bán thuốc lálẻ lề đường.Và điều đáng chú ý là, hình tượng vị thần Tài của người Việt, xét về mặt đồ tượng học,là một biến thể của Thổ Địa Phước đức chính thần của người Hoa. Đây là bằng chứngchỉ ra một cách thức ảnh hưởng tín ngưỡng Hoa đối với người Việt.2. Trong thực tế, đối với người Hoa, Thổ Địa cũng là một trong các thần T ài.Nói cách khác, cũng do nông nghiệp chiếm vai trò quan trọng trong lịch sử nên đất đaicùng các loại nông phẩm từ đất sinh ra là thứ của cải, tài sản chủ yếu nên thần Đấtcũng là thần Tài. Mặt khác, thần Đất có công năng là thần Tài là do thuyết ngũ hànhtương sinh: Thổ sinh kim.Điều cần lưu ý là tín lý về thần Đất của người Hoa rất đa dạng, thậm chí là phức tạp,bởi chúng được quy chiếu theo những lý sự đa tạp khác nhau. Ở đây không trình bàytường tận dài dòng được. Đại thể, ở đây, vị thần Đất chủ quản cả vùng Chợ Lớn (SàiGòn phố thị xưa) được thờ ở Nhị phủ hội quán (tục gọi là “chùa Ông Bổn”).Theo bài vị thờ tên gọi chính thức của thần là “Nhị phủ miếu Đại Bá Công”, được đồngnhất với ông Bổn (Bổn Đầu công Châu Đạt Quan). Trên bức hoành treo trước chínhđiện Nhị phủ miếu ghi rằng “Ngô Thổ Địa dã” (Ta là Thổ Địa đây) và công năng chínhcủa thần là bảo trở việc tài lộc.Điều này cho thấy đây là vị thần Tài, thần Đất và nhân thần; song thực chất đây là vịthần thuộc “ngũ thổ”: thần Thổ Phủ, bảo hộ kho chứa hàng hóa, hiểu rộng là chợ búavà hiểu rộng hơn là vùng Chợ Lớn/Bazar Chinois.Ở các xóm người Hoa cư trú tập trung (khu phố, con hẻm, đường phố…) có miếu thờThổ Địa Phước đức chính thần. Đồng thời ở các cơ sở thờ tự cũng thờ Thổ Địa Phướcđức chính thần bảo hộ cho đền, miếu bên cạnh môn quan. Tại tư gia, vị thần Đất bảngia (được thờ ngay trước cửa, bệ thờ giản dị, đặt sát nền hiên) được định danh là Mônkhẩu Thổ Địa tiếp dẫn Tài thần. Vậy là công năng vị thần Thổ Địa này là tiếp dẫn tài lộccho chủ nhà.Chức năng kép của thần Đất được biểu thị rõ ở câu đối sau đây:* Thổ sinh nhất kim, ngũ hành chúng trân quý* Địa trưởng vạn vật, tứ quý ca bình vinh.3. Ngoài thần Đất được thờ tự để cầu tài, người Hoa còn thờ nhiều thần Tài khác.Phổ biến và tôn quý nhất là thần Tài “Tài Bạch tinh quân”, “tinh quân” là ngôi sao trênthượng giới. Đây là vị thần thường thờ tự tôn kính ở các đền miếu, đặc biệt phổ biến làcác cơ sở thờ tự thuộc nhóm phương tộc Triều Châu. Tài Bạch tinh quân gồm 5 vịthần, chủ bộ Tài lộc thiên giới, do Kim long Như ý chánh nhốt Long hổ Huyền đàn chânquân (tức Triệu Nguyên soái/Triệu Công Minh) đứng đầu và 4 phụ tá: Chiêu Bảo thiêntôn, Nạp Trân thiên tôn, Chiêu Tài sứ giả, Lợi Thị tiên quân.Thần Tài theo người Việt:Trên trời có Tài Bạch tinh quân, dưới đất cũng có thần Tài âm phủ. Hình tướng vị thầnTài này giống một phán quan, đen thui, trên đầu đội mũ ống cao, có dòng chữ “Nhấtkiến phát tài”. Vị thần Tài này đầu tiên thờ ở Điện Ngọc Hoàng và gần đây mới có mặtở một số chùa Hoa khác.Tục truyền, trước đây, người ta đến cầu xin giải hạn: lấy vải thô trắng quấn quanhtượng và thi thoảng các tay cờ bạc mới đến cầu tài. Nay thì, vị thần Tài âm phủ nàyđược nhiều người cầu cúng, vay tiền thiêng để đem về mua may bán đắt.Kế đó là thần Tài Lưu Hải. Hình tướng vị thần Tài này thấy ở trên cột trước Tam sơnhội quán và trên bờ nóc Điện Ngọc Hoàng: một chàng trai trẻ, tay cầm một sợi dây ngũsắc buộc một con cóc ba chân hay mang trên vai một sợi dây buộc những quả trứngvới các đồng tiền vàng.Theo truyền thuyết Trung Quốc, Lưu Hải là tể tướng dưới triều Lương Thái Tổ (907 -926). Ông từ quan ở ẩn, được Lữ Đồng Tân (một trong Bát tiên) truyền bí pháp luyệnquặng vàng thành linh đơn trường sinh bất tử. Truyền thuyết khác lại kể rằng, Lưu Hảilà con trai một lái buôn người Phước Kiến.Ông đã câu được con cóc ba chân ở một cái giếng cạn, biểu thị cho việc phát tài (cóccó âm là “thiềm”, đồng âm với “tiền”). Giới thương buôn thường thờ Lưu Hải, dán tranhvẽ trên hai cánh cửa tiệm, quán để cầu tài. Trong những năm gần đây, tượng cóc bachân v ...