Danh mục

Nguồn học liệu điện tử với việc dạy và học trong trường đại học

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.38 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng và phát triển mô hình thư viện điện tử phù hợp với sự phát triển mới đang rất được quan tâm của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Tại các thư viện Đại học, Học viện bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cho thư viện điện tử, thì nguồn học liệu nói chung và nguồn học liệu điện tử nói riêng luôn được chú trọng xây dựng và phát triển. Hiện nay, với phương thức đào tạo theo tín chỉ,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn học liệu điện tử với việc dạy và học trong trường đại học Nguồn học liệu điện tử với việc dạy và học trong trường đại họcTrong giai đoạn hiện nay, xây dựng và phát triển mô hình thư viện điện tửphù hợp với sự phát triển mới đang rất được quan tâm của các cơ sở giáo dụcvà đào tạo. Tại các thư viện Đại học, Học viện bên cạnh việc đầu tư cơ sở vậtchất, đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cho thư viện điện tử, thì nguồn học liệunói chung và nguồn học liệu điện tử nói riêng luôn được chú trọng xây dựngvà phát triển. Hiện nay, với phương thức đào tạo theo tín chỉ, “Học liệu chínhlà một bộ phận của vốn tài liệu hay nguồn tin của thư viện trường Đại học”(Hành, 2008). “Sự phát triển nguồn học liệu, nguồn thông tin đặc thù, ngàycàng thu hút sự quan tâm của các tổ chức nghiên cứu và đào tạo” (Chương,Tuấn, 2008). Trong Văn bản hướng dẫn xây dựng bài giảng điện tử ở Đại học Quốc giaHà Nội, có định nghĩa Học liệu điện tử là “các tài liệu học tập được số hóatheo một cấu trúc, định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên máytính nhằm phục vụ việc dạy và học qua máy tính. Dạng thức số hóa có thể làvăn bản, slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video số, các ứng dụngtương tác v.v… và cả tài liệu hỗn hợp gồm các dạng thức nói trên”. Số hoá ở đây được hiểu là “việc sử dụng các thiết bị công nghệ số đểchuyển đổi các hình thức tài liệu dưới dạng truyền thống sang dạng số đểthông tin có thể được xử lý, lưu trữ và truyền phát qua các thiết bị kỹ thuật sốvà trên mạng” (Hoa, 2011). Có thể hiểu nguồn học liệu điện tử là các nguồn tài liệu hay nguồn tin đãđược số hoá phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy tại các cơ sở giáo dụcvà đào tạo, được khai thác thông qua các phương tiện điện tử. Tại các trường Đại học, Học viện, thư viện với nguồn học liệu là mộttrong những điều kiện để duy trì, phát triển và bảo đảm chất lượng đào tạo.Điều này được thể hiện rõ trong luật Giáo dục Đại học ban hành năm 2012,chương VII, điều 50, mục 4 về “duy trì và phát triển các điều kiện bảo đảmchất lượng đào tạo”, gồm:a) Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên;b) Chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập;c) Phòng học, phòng làm việc, thư viện, hệ thống công nghệ thông tin, phòngthí nghiệm, cơ sở thực hành, ký túc xá và các cơ sở dịch vụ khác;d) Nguồn lực tài chính. Nguồn học liệu điện tử phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức giúpcác trường Đại học, Học viện đáp ứng được nhu cầu dạy và học, đặc biệt làđào tạo theo phương thức tín chỉ như hiện nay. Một bộ phận không nhỏ cấu thành nên nguồn học liệu điện tử của cáctrường Đại học, Học viện, là nguồn tin điện tử nội sinh – kết quả của hoạtđộng nghiên cứu và đào tạo tại các trường Đại học, Học viện. Nguồn tin điệntử nội sinh – một bộ phận của nguồn tin nội sinh tại các trường Đại học, Họcviện đã “phản ánh đầy đủ, hệ thống về các thành tựu cũng như tiềm lực, địnhhướng phát triển của trường Đại học” (Tuấn, 2005). Tại thư viện các trường Đại học, Học viện, nguồn học liệu cùng với cơ sởvật chất – kỹ thuật, cán bộ thư viện và người đọc là 4 yếu tố cấu thành nênthư viện, “giữa chúng có mối quan hệ, tác động chặt chẽ với nhau mà thiếumột trong các yếu tố đó sẽ không còn là thư viện” (Viết, 2006, tr.23). Môhình thư viện điện tử, phản ánh trình độ phát triển của các thư viện trườngĐại học, Học viện, tạo một môi trường học tập mới cho người học lẫn ngườidạy. Trong thư viện điện tử, nguồn tài liệu điện tử hay nguồn tin điện tử làmột trong những bộ phận cấu thành quan trọng. Nguồn học liệu điện tửphong phú về nội dung và đa dạng về loại hình, giúp các thư viện tại cáctrường Đại học, Học viện đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng thông tin, sử dụngtài liệu của người dùng tin. Từ đó, dễ dàng thu hút người dùng tin tham gia sửdụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Trong công tác hàng ngày, nguồn học liệu điện tử là đối tượng để cán bộphụ trách thư viện điện tử bổ sung, xử lý đưa ra phục vụ người dùng tin.Ngoài ra, nguồn học liệu điện tử còn là đối tượng để tạo lập các sản phẩmthông tin mới và phát triển hơn nữa các dịch vụ thông tin phục vụ người dùngtin tại thư viện các tổ chức giáo dục và đào tạo. Đối tượng người sử dụng nguồn học liệu tại các cơ sở giáo dục và đào tạogồm 3 đối tượng chính: giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và sinh viên.Tại các trường Đại học, Học viện, giảng viên và sinh viên ngoài hoạt độnggiảng dạy và học tập, còn tham gia nghiên cứu khoa học. Có thể kết luận rằng, nguồn học liệu điện tử là một bộ phận không thểthiếu trong việc đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của ngườidùng tin tại các trường Đại học, Học viện đã đầu tư xây dựng và phát triểnmô hình thư viện điện tử, đặc biệt là các trường đào tạo theo phương thức tínchỉ. Tín chỉ được hiểu là “đại lượng đo khối lượng lao động học tập trungbình của người học, tức là toàn bộ thời gian mà một người học bình thườngphải sử dụng để học một môn học, bao gồm: 1) th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: