Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 444.12 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguồn nhân lực được xem là cơ sở và động lực quan trọng nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn nông thôn. Bài báo này tập trung phân tích làm rõ những khía cạnh cụ thể liên quan đến một số đặc trưng về quy mô và chất lượng nguồn lao động và hiện trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0072 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 161-168 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Hữu Hòa Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Tóm tắt. Nguồn nhân lực được xem là cơ sở và động lực quan trọng nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn nông thôn. Bài báo này tập trung phân tích làm rõ những khía cạnh cụ thể liên quan đến một số đặc trưng về quy mô và chất lượng nguồn lao động và hiện trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Nguồn nhân lực, lao động nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên những thách thức mới mà nó tạo ra cũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một trong số đó chính là tình trạng dư thừa lao động, chia cắt và tụt hậu của khu vực nông thôn so với khu vực đô thị và bộ toàn nền kinh tế. Dư thừa lao động, năng suất thấp, lãng phí nghiêm trọng nguồn nhân lực và nguy cơ tụt hậu ngày càng hiện hữu là những vấn đề nổi bật được nhắc đến hiện nay khi đề cập đến các vấn đề về sử dụng lao động ở các địa bàn nông thôn nước ta thời gian qua. Nếu không có các chuyển biến mang tính chiến lược để rút lao động ra khỏi nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông nghiệp tăng năng suất lao động và thu nhập thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại cho tiến trình công nghiệp hoá. Để tháo gỡ bất cập và thách thức này thì việc đánh giá hiện trạng các đặc trưng và hiện trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả tập trung làm rõ hiện trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Là một địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nông thôn vẫn là địa bàn chiến lược của TTH. Hơn 80% diện tích tự nhiên, gần 50% dân số và 47,9% lao động TTH tập trung ở khu vực nông thôn [5]. Nông thôn TTH tập trung phần lớn tài nguyên, nguồn lực cho sự phát triển song kinh tế nông thuần nông vẫn là chủ đạo, cơ cấu sử dụng lao động còn nhiều bất cập. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Võ Hữu Hòa, e-mail: vohoadl@gmail.com 161 Võ Hữu Hòa 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguồn lao động nông thôn Thừa Thiên Huế Về quy mô, lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn trên địa bàn TTH luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thể nguồn lao động của địa phương. Trong giai đoạn 2001 – 2010 luôn ở mức ổn định và chiếm khoảng 2/3 so với lực lượng lao động toàn tỉnh. Bảng 1. Quy mô lực lượng lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013 Năm LLLĐ toàn tỉnh ( nghìn người) Lao động nông thôn Nghìn người % so với lao động toàn tỉnh 2001 482,9 323,8 67,1 2006 515,2 334,4 64,5 2010 520,3 326,2 62,7 2013 538,7 271,4 50,3 (Tính toán, tổng hợp từ nguồn [4, 7, 8, 9]) Sự biến động của quy mô và tỉ lệ lao động nông thôn đang có xu hướng giảm dần. Đây là xu hướng tích cực và phù hợp với hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa (CNH, ĐHT) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn nói riêng của tỉnh. Đối với phân bố LLLĐ nông thôn: LLLĐ nông thôn TTH có sự phân hóa khá rõ theo lãnh thổ. Khu vực đồng bằng và ven biển với quy mô lớn hơn ở các địa phương trung du và miền nùi. Các địa phương có quy mô tập trung LLLĐ nông thôn lớn như Phú Vang 66,1 nghìn lao động, chiếm 24% tỉ trọng lực lượng lao động nông thôn toàn tỉnh, huyện Hương Trà 47,8 ngàn lao động chiếm 17,4%, huyện Phú Lộc 46,4 ngàn lao động chiếm 17,1%. Trong khi đó huyện A Lưới có 18,2 ngàn lao động chiếm 6,6%, huyện Nam Đông có 9,6 ngàn lao động chiếm tỉ lệ 3,5% [9] Trong cơ cấu LLLĐ nông thôn TTH phân theo tuổi, phần lớn lực lượng lao động ở trong nhóm tuổi sung sức nhất để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất. Năm 2009, nhóm 15 – 19 tuổi chiếm tỉ lệ 19%, nhóm 20 – 29 tuổi chiếm 24%, nhóm 30 – 39 tuổi 23,5%, nhóm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0072 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 161-168 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Võ Hữu Hòa Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng Tóm tắt. Nguồn nhân lực được xem là cơ sở và động lực quan trọng nhất của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn nông thôn. Bài báo này tập trung phân tích làm rõ những khía cạnh cụ thể liên quan đến một số đặc trưng về quy mô và chất lượng nguồn lao động và hiện trạng sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ khóa: Nguồn nhân lực, lao động nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế. 1. Mở đầu Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nền kinh tế - xã hội nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên những thách thức mới mà nó tạo ra cũng đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Một trong số đó chính là tình trạng dư thừa lao động, chia cắt và tụt hậu của khu vực nông thôn so với khu vực đô thị và bộ toàn nền kinh tế. Dư thừa lao động, năng suất thấp, lãng phí nghiêm trọng nguồn nhân lực và nguy cơ tụt hậu ngày càng hiện hữu là những vấn đề nổi bật được nhắc đến hiện nay khi đề cập đến các vấn đề về sử dụng lao động ở các địa bàn nông thôn nước ta thời gian qua. Nếu không có các chuyển biến mang tính chiến lược để rút lao động ra khỏi nông nghiệp để tạo điều kiện cho nông nghiệp tăng năng suất lao động và thu nhập thì khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ là gánh nặng và trở ngại cho tiến trình công nghiệp hoá. Để tháo gỡ bất cập và thách thức này thì việc đánh giá hiện trạng các đặc trưng và hiện trạng sử dụng nguồn lao động nông thôn là vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả tập trung làm rõ hiện trạng về nguồn lao động và sử dụng lao động nông thôn ở tỉnh Thừa Thiên Huế (TTH). Là một địa phương thuộc vùng Bắc Trung Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nông thôn vẫn là địa bàn chiến lược của TTH. Hơn 80% diện tích tự nhiên, gần 50% dân số và 47,9% lao động TTH tập trung ở khu vực nông thôn [5]. Nông thôn TTH tập trung phần lớn tài nguyên, nguồn lực cho sự phát triển song kinh tế nông thuần nông vẫn là chủ đạo, cơ cấu sử dụng lao động còn nhiều bất cập. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Võ Hữu Hòa, e-mail: vohoadl@gmail.com 161 Võ Hữu Hòa 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguồn lao động nông thôn Thừa Thiên Huế Về quy mô, lực lượng lao động (LLLĐ) nông thôn trên địa bàn TTH luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thể nguồn lao động của địa phương. Trong giai đoạn 2001 – 2010 luôn ở mức ổn định và chiếm khoảng 2/3 so với lực lượng lao động toàn tỉnh. Bảng 1. Quy mô lực lượng lao động nông thôn TTH giai đoạn 2001 – 2013 Năm LLLĐ toàn tỉnh ( nghìn người) Lao động nông thôn Nghìn người % so với lao động toàn tỉnh 2001 482,9 323,8 67,1 2006 515,2 334,4 64,5 2010 520,3 326,2 62,7 2013 538,7 271,4 50,3 (Tính toán, tổng hợp từ nguồn [4, 7, 8, 9]) Sự biến động của quy mô và tỉ lệ lao động nông thôn đang có xu hướng giảm dần. Đây là xu hướng tích cực và phù hợp với hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa (CNH, ĐHT) trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung, quá trình CNH nông nghiệp, nông thôn nói riêng của tỉnh. Đối với phân bố LLLĐ nông thôn: LLLĐ nông thôn TTH có sự phân hóa khá rõ theo lãnh thổ. Khu vực đồng bằng và ven biển với quy mô lớn hơn ở các địa phương trung du và miền nùi. Các địa phương có quy mô tập trung LLLĐ nông thôn lớn như Phú Vang 66,1 nghìn lao động, chiếm 24% tỉ trọng lực lượng lao động nông thôn toàn tỉnh, huyện Hương Trà 47,8 ngàn lao động chiếm 17,4%, huyện Phú Lộc 46,4 ngàn lao động chiếm 17,1%. Trong khi đó huyện A Lưới có 18,2 ngàn lao động chiếm 6,6%, huyện Nam Đông có 9,6 ngàn lao động chiếm tỉ lệ 3,5% [9] Trong cơ cấu LLLĐ nông thôn TTH phân theo tuổi, phần lớn lực lượng lao động ở trong nhóm tuổi sung sức nhất để có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất. Năm 2009, nhóm 15 – 19 tuổi chiếm tỉ lệ 19%, nhóm 20 – 29 tuổi chiếm 24%, nhóm 30 – 39 tuổi 23,5%, nhóm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Social sciences Nguồn nhân lực Lao động nông thôn Tỉnh Thừa Thiên Huế Chất lượng nguồn lao động Đào tạo nguồn lao động Sử dụng lao động nông thônGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Quản trị nhân lực - Chương 2 Hoạch định nguồn nhân lực
29 trang 244 5 0 -
Bài thuyết trình Tuyển mộ nguồn nhân lực - Lê Đình Luân
25 trang 223 0 0 -
6 trang 205 0 0
-
4 trang 177 0 0
-
10 trang 168 0 0
-
Một số vấn đề về phát triển nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam
4 trang 138 0 0 -
8 trang 133 0 0
-
Nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay những thách thức đối với nền kinh tế và giải pháp phát triển
8 trang 112 0 0 -
14 trang 106 0 0
-
Thuyết minh phương án dự thi thiết kế: Cổng chào phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế
7 trang 96 1 0