Danh mục

Nguy cơ đột tử khi trẻ bị gập cổ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.33 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bà mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc có thể dẫn đến các nguyên nhân đột tử cho trẻ như nằm gối quá mềm, nằm gập cổ hoặc bế gập.Ảnh: minh họa - Internet Điều này khiến trẻ không thể thở, tim ngừng đập. Những tư vấn dưới đây về tư thế nằm gối của các chuyên gia sẽ giúp bạn tránh được các hiểm họa cho trẻ. Cổ gập dễ gây nghẹn thởTheo BS Lê Tố Như, phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng trẻ đột tử hoặc cơ thể tím tái do nằm, bế...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguy cơ đột tử khi trẻ bị gập cổ Nguy cơ đột tử khi trẻ bị gập cổCác bà mẹ thiếu kinh nghiệm chăm sóc cóthể dẫn đến các nguyên nhân đột tử chotrẻ như nằm gối quá mềm, nằm gập cổhoặc bế gập. Ảnh: minh họa - InternetĐiều này khiến trẻ không thể thở, tim ngừngđập. Những tư vấn dưới đây về tư thế nằmgối của các chuyên gia sẽ giúp bạn tránhđược các hiểm họa cho trẻ.Cổ gập dễ gây nghẹn thởTheo BS Lê Tố Như, phó trưởng khoa Sơsinh, Bệnh viện Nhi TƯ, tình trạng trẻ đột tửhoặc cơ thể tím tái do nằm, bế không đúngcách không phải là nhiều nhưng cũng khônghiếm. Hầu hết các trường hợp đều xảy ra docác bà mẹ không có kinh nghiệm chăm sóccon.Ví dụ, các mẹ dùng gối mềm hoặc cho bénằm gập cổ xuống quá mức khiến đường thởbị ngắt. Lúc này, trẻ sẽ không thở được dẫnđến tim ngừng đập và tử vong. Ngoài ra, khibế bé không thẳng cũng có thể diễn ra tìnhtrạng tương tự. Nhiều bà mẹ cho bé nằmgập cổ khiến trẻ không thở được, mặt màytím tái. Khi bác sĩ phát hiện ra mới cấp cứumay mắn qua khỏi, BS Tố Như cho hay.ThS.BS Trương Ngọc Dương, chuyên khoanhi, Học viện Quân y 103 phân tích, các békhi cổ chưa nhấc được đồng nghĩa xươngcổ, sụn còn mềm nên khi gối không hợp lýlàm cổ bé bị gập lại. Tư thế nằm gấp nhưvậy sẽ gây chẹn vùng hầu họng khiến bé dễbị sặc. Nắp thanh môn có thể ví như một cáilẫy nhỏ trong cổ họng. Khi ta hít thở nắpthanh môn sẽ mở ra cho không khí đi vàokhí quản. Lúc này, nắp thanh môn sẽ đậysang đường thực quản.Ngược lại, khi ta ăn, nuốt thức ăn, nắp thanhmôn lại mở thực quản và đậy sang khí quảnđể thức ăn không lọt vào đường thở. Nếu tưthế nằm của bé bị gập lại ở cổ, cản trở hoạtđộng của nắp thanh môn sẽ có nguy cơ dẫnđến việc trẻ bị sặc, thiếu oxy để thở.Tư thế nằm gối an toànThS.BS Trương Ngọc Dương nhấn mạnhthêm, để trẻ xảy ra các nguy cơ trên, chiếcgối nằm cũng là một trong các nguyên nhân.Bởi gối dễ ảnh hưởng đến trạng thái tư thếnằm của trẻ. Các bà mẹ cần chú ý lựa chọngối cho trẻ: Không nên quá cao, quá mềmđến mức khi đặt trẻ nằm lên gối lún hẳnxuống.Nên chọn gối nhỏ và dài, có độ cứng vừaphải, đặt gối sâu về phía gáy, sát với cổ vai.Cách đặt gối như vậy sẽ cho trẻ tư thế nằmdễ chịu nhất, cổ hơi ưỡn, ngửa ra sau 10 - 15độ. Tư thế này cũng tương tự như lúc ta bếbé trên tay, vùng cổ gáy của bé được nângđỡ trên cánh tay hoặc vùng lõm ở khuỷu taysẽ giúp bé thoải mái và an toàn nhất. Ngoàira, không nên dùng quá nhiều chăn gối, haycác tấm chắn mềm trong giường bé, bởi nếubé vô tình quờ tay, vít vào mặt sẽ có nguy cơgây cho bé khó thở.Việc đặt vào giường bé những món đồ chơi,gối và chăn có thể sẽ là chướng ngại vậtkhiến cho hoạt động hô hấp của bé gặp khókhăn. Vì thế, các mẹ chỉ nên đặt những vậtdụng thực sự cần thiết trong giường bé, cònkhông hãy để giường của bé thật thoángđãng, ít đồ dùng.Có thể phát hiện trẻ khó thở bằng biểu hiệntrên bề mặt như mặt bé tím tái, chân tay quờquạng... Lúc này cần cấp cứu trẻ bằng nhiềubiện pháp như cho trẻ nằm thẳng, để đườngthở thẳng hoặc hơi ngẩng lên. Búng vào ganbàn chân hoặc xoa vào lưng để trẻ dễ thở.Đồng thời cần dùng dụng cụ bóng bóp đểkích thích trẻ thở trở lại, BS Tố Như hướngdẫn.

Tài liệu được xem nhiều: