Danh mục

Nguy cơ tàn phế do viêm khớp dạng thấp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.71 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh khớp viêm. VKDT gây mất chức năng vận động của khớp, khiến bệnh nhân nhanh chóng trở nên tàn phế với nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân. Khoảng 0,3% - 1% dân số trưởng thành trên toàn thế giới bị viêm khớp dạng thấp, nữ có tần suất mắc cao hơn 2 - 3 lần nam và tăng theo tuổi. Ở Việt Nam, với đặc trưng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều nên có nhiều người mắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguy cơ tàn phế do viêm khớp dạng thấp Nguy cơ tàn phế do viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh khớp mạn tính thường gặpnhất trong số các bệnh khớp viêm. VKDT gây mất chức năng vậnđộng của khớp, khiến bệnh nhân nhanh chóng trở nên tàn phế vớinhiều biến chứng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân.Khoảng 0,3% - 1% dân số trưởng thành trên toàn thế giới bị viêmkhớp dạng thấp, nữ có tần suất mắc cao hơn 2 - 3 lần nam và tăngtheo tuổi. Ở Việt Nam, với đặc trưng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiềunên có nhiều người mắc VKDT.Nguyên nhân và biểu hiện của VKDTNguyên nhân gây VKDT hiện vẫn chưa được xác định nhưngnhiều nghiên cứu cho rằng VKDT là bệnh tự miễn với nhiều yếu tốảnh hưởng như môi trường, yếu tố cơ địa, di truyền, hoặc yếu tốhormon. Tuy nhiên các triệu chứng điển hình khi mắc bệnh đãđược ghi nhận để giúp người bệnh nhận biết khi mắc bệnh. Cụ thể:Người bệnh thấy sưng, đau các khớp nhỏ đối xứng ở tay và chân,thường đau nhiều về đêm hay gần sáng. Cứng khớp buổi sáng. Cáchoạt động thường ngày như đánh răng, chải đầu có thể rất khókhăn vào sáng sớm và thường phải xoa bóp làm nóng để các khớpcó thể cử động được. Cứng khớp thường kéo dài hơn một giờ. Tìnhtrạng viêm khớp diễn biến kéo dài, có những đợt tiến triển cấp tínhvà có xu hướng tăng dần.Bên cạnh đó là các triệu chứng toàn thân, gồm: Mệt mỏi, sụt cân,thỉnh thoảng sốt nhẹ, cũng như biểu hiện về tim mạch và các cơquan khác Hình ảnh khớp bình thường và khớp bị viêm.Bệnh làm giảm tuổi thọ...Lâu nay, viêm khớp dạng thấp vẫn được coi là bệnh mạn tính,không ảnh hưởng đến tuổi thọ. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứumới đây cho thấy, đời sống của những bệnh nhân viêm khớp dạngthấp nặng thường bị rút ngắn khoảng 7 năm với nam và 4 năm vớinữ. Nguyên nhân tử vong thường liên quan đến một số bệnh cùngmắc, như bệnh xơ vữa động mạch, nhiễm khuẩn và các bệnh áctính.…và tỷ lệ tàn phế caoĐây là bệnh không gây tử vong ngay nhưng lại gây tàn phế rất cao.Sự giảm sút khả năng lao động xuất hiện ngay trong năm đầu tiênmắc bệnh. Sau 5 năm mắc bệnh thì chỉ 40% bệnh nhân còn chứcnăng bình thường, 16% bị mất chức năng nghiêm trọng, mắc bệnhtrên 10 năm thì 40% - 60% số bệnh nhân mất khả năng làm việc.Nguyên nhân là do hiện tượng viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở cáckhớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt cóxu hướng tăng dần, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xươnggây biến dạng khớp không hồi phục, dính khớp, mất chức nănghoạt động của khớp. Từ đó làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộcsống của bệnh nhân.Chưa nhận thức đúng về bệnhVKDT là bệnh khớp nguy hiểm, nhiều người mắc, nhưng do chưanhận thức đúng về bệnh, khi thấy đau khớp, người bệnh thường coiđó chỉ là các hiện tượng nhức mỏi khớp thông thường, do thời tiết,do lao động nặng... mà không đi khám để được phát hiện bệnh kịpthời. Chính điều này làm cho cơ hội có thể can thiệp điều trị nhằmbảo toàn chức năng vận động của khớp bị bỏ qua, khiến sụn khớpbị tổn thương, hiện tượng hủy xương dưới sụn gây dính khớp, biếndạng khớp không hồi phục, dẫn đến mất chức năng hoạt động củakhớp.Cần phát hiện sớmViêm khớp dạng thấp diễn biến từng đợt, ở giai đoạn đầu, nếuđược phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thểdiễn biến tốt. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai, xuất hiện tổnthương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biếndạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động củakhớp.Việc điều trị thuốc không đúng, đặc biệt là lạm dụng các thuốcđiều trị triệu chứng như các chế phẩm có corticoid, khiến cho bệnhnhân có thể có rất nhiều tai biến (tổn thương dạ dày, tá tràng, tănghuyết áp, đái tháo đường, loãng xương, nhiễm khuẩn, suy thượngthận...). Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên thường xuyên luyện tập để tránh nguy cơ thoái hóa khớp.Ảnh: K.CQuan trọng nhất là phòng bệnhVề điều trị, hiện vẫn chưa có biện pháp chữa trị bệnh VKDT. Vìvậy, mục đích cao nhất của điều trị hiện nay là đạt được sự luibệnh về lâm sàng, giảm đau, giảm các triệu chứng khó chịu, ngănngừa các biến dạng và giữ gìn các chức năng bình thường củakhớp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính và bị tác động nhiều bởiyếu tố thời tiết. Vào mùa đông - xuân, thời tiết lạnh và ẩm làm chobệnh trầm trọng hơn, đặc biệt những hôm trời có mưa phùn, cáckhớp dễ bị sưng tấy, đau đớn. Những người bị viêm khớp dạngthấp tuyệt đối không được ra ngoài khi trời lạnh kèm theo mưaphùn.Trong tình huống bắt buộc phải đi ra ngoài, phải đi tất ấm và dùngáo đi mưa để tránh bị nước mưa dính vào người. Khi về nhà, nếuquần áo bị ẩm, cần thay ngay và lau khô người, chân tay.Người bệnh cũng nên phối hợp dùng thuốc và luyện tập, xoa bópđể khớp được vận động linh hoạt. Nhưng tuyệt đối không được tậpquá cường độ, tác động mạnh đến khớp để tránh nguy cơ gây thoáihoá khớp d ...

Tài liệu được xem nhiều: