Danh mục

Nguyễn Bình Phương - Lục Đầu giang tiểu thuyết Phần 2

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.86 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Phương thức huyền thoại Nguyễn Bình Phương là nhà văn có ý thức rất sớm trong việc sử dụng các yếu tố huyền ảo và vô thức. Tiểu thuyết Bả giời, dù chủ yếu triển khai ở đời sống hữu thức, nhưng những yếu tố huyền ảo nhiều khi đã tỏ ra khá đắc dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Bình Phương - Lục Đầu giang tiểu thuyết Phần 2 Nguyễn Bình Phương - Lục Đầu giang tiểu thuyết Phần 2 1. Phương thức huyền thoại Nguyễn Bình Phương là nhà văn có ý thức rất sớm trong việc sử dụng các yếu tốhuyền ảo và vô thức. Tiểu thuyết Bả giời, dù chủ yếu triển khai ở đời sống hữu thức,nhưng những yếu tố huyền ảo nhiều khi đã tỏ ra khá đắc dụng. Cái huyền ảo được toátlên trước hết từ không khí của làng Phan, sau đó, là những sự kiện kỳ lạ, khác thường:hai cha con Tượng vẫy được tai, Tượng bị rắn mào quấn quanh người mà không bị cắnchết,… Ngay nhân vật chính của tiểu thuyết cũng có nhiều yếu tố ảo. Người đọc khôngbiết được quá khứ của anh, không lý giải được mối liên hệ giữa anh với người cha bị coilà điên khùng hình như chưa từng một lần ra khỏi làng. Bởi anh được đẩy vào tác phẩmhết sức đột ngột: trong một buổi chiều muộn, khi đã là một thanh niên. Cái tên cùng hìnhdáng cũng như hành vi của anh đều mang giá trị biểu trưng. Tên Tượng và sự tươngđồng giữa việc trong cùng một hôm cả Tượng và nhũ đá hình Bụt mọc trong chùa Hangbị rắn mào quấn quanh, việc Tượng như vượt lên hẳn so với dân làng, việc cả làng luônhướng đến một lời tiên tri nào đó… làm tác phẩm mang không khí của huyền thoại, nhưcó sự nhập thân của Đức Phật vào Tượng dù ở nhân vật này vẫn có rất nhiều hành vi“dung tục”. Hiện thực vì thế bị nhạt nhòa đi rất nhiều. Người đọc không thể không thắcmắc, nghi ngại về thực tại. Nghĩa là nhờ vào việc tạo dựng hiện thực huyền ảo, tiểuthuyết đã đặt người đọc vào trạng thái buộc phải thức nhận cuộc sống và ý nghĩa củacuộc sống. Vào cõi hướng đến một thể nghiệm khác trong phương thức thể hiện hiện thựchuyền ảo. Thứ nhất là ở việc làm xuất hiện một “cõi” ảo. Cõi đó gồm những giấc mơ củaTuấn, những ám ảnh của nhân vật hắn, cái bản năng tàn tạ của những con người sớm rơivào cảnh đáng thương, khốn cùng như hai chị em Vang, Vọng. Thứ hai, để cho “cõi ảo”chi phối “cõi thực” mà các nhân vật đang hiện sống. Tuấn hướng về tình yêu thánh thiệnđã mất thuở nào mà phá phách để tìm quên hoặc đau đớn vì những hành động đã làm.“Hắn” phát điên vì luôn luôn sống trong ám ảnh kẻ ăn cắp vô tình hắn giết chết sẽ quaylại trả thù. Vang thì buông xuôi tất cả, cam phận tự diệt theo như cách mà số phận địnhđoạt cho những người bị rơi vào tình cảnh của cô. Vọng có lúc đã dám đương đầu vớiquá khứ đau thương về cái chết của người cha để nhận làm việc ở chính chợ tỉnh nhưngcuối cùng vẫn không thoát được ám ảnh đó phải bỏ về quê… Với Vào cõi, Nguyễn BìnhPhương đã đặt những dấu chân đầu tiên vào việc khai thác khía cạnh vô thức của conngười, tìm lấy trong nó những điều khả dĩ có thể góp phần lý giải hiện tại. Nhưng phảiđếnNhững đứa trẻ chết già, Người đi vắng, đặc biệt là Thoạt kỳ thủy phương thức huyềnthoại mới được Nguyễn Bình Phương khai thác triệt để. Việc đưa thêm những đoạn Vô thanh vào Những đứa trẻ chết già đã thể hiện thamvọng mới của Nguyễn Bình Phương trong cách tiếp cận trực diện vào các vấn đề huyễnảo. Nguyễn Bình Phương đã khai triển ở phần Vô thanh như là một sự tỉnh lược thế giớihiện thực bác tạp, biến nó thành một thế giới linh ảo của sự phóng chiếu ý niệm về dụcvọng của con người. Trong cái bối cảnh không thời gian, không địa điểm, con đườngcủa chiếc xe trâu đồng nhất với hành trình đi tìm kho báu của những người đang sống.Họ là những người (ở một kiếp trước nào đó) đã thất bại và giờ đây, ở thế giới bên kia,thức nhận ra sự phi lý của những dục vọng ấy nhưng hình như đang gánh chịu hình phạt(kiểu như Sisyphe trong thần thoại Hy Lạp) phải tiếp tục cuộc hành trình tìm kho báu dùđã biết trước kết quả là chẳng có gì. Với ý nghĩa ấy, phần Vô thanh thực sự đã là sự bổtrợ cần thiết cho việc hiểu phần hiện thực trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Khôngcó sự xuất hiện của phần này, không có sự đan bện giữa phần này với các yếu tố huyễnảo trong các chương, ý định giải mã và nhận chân cái giả dối, vô nghĩa của dục vọng conngười nhiều phần sẽ trở nên khuyết thiếu. Người đi vắng tiếp tục khẳng định vai trò của các huyền thoại trong sự định hìnhvà phát triển nhân cách con người. Các yếu tố huyền ảo và vô thức đã được nhà văn sửdụng ở mức độ tương đối đậm đặc. Cả quá khứ và hiện tại đều được hiện hình qua lăngkính này. Hầu như tất cả đều nhằm vào việc tường minh sự quy chiếu của cái huyền ảo,vô thức vào những biểu hiện cá tính. Có chung một dòng chảy từ công chúa Diên Bìnhqua cha con Lưu Nhân Chú đến Đội Cấn, Lập Nham, người đàn bà đi giữa cuộc đời họ;phát tán trong cụ Điển, ông Bính, vợ chồng Thắng, Cương, Thư… Họ đều dấn thân vàoviệc giải mã bản thể mình. Nhưng con đường giải mã ấy không bao giờ được tiến hànhmột cách triệt để. Nó luôn vướng mắc bởi hoàn cảnh: Diên Bình phải thuận theo lời chađể lấy thủ lĩnh phủ Phú Lương; Cha con Lưu Nhân Chú dắt díu nhau tìm đường vào vớiLê Lợi để cuối cùng phải chịu chết dưới lưỡi kiếm của lộng thần Lê Sát ...

Tài liệu được xem nhiều: