Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể ._1
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 195.33 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ở Nguyễn Công Trứ, người với văn là một - Trông văn càng thấy người. Hiểu người càng hiểu văn. Với Nguyễn Công Trứ, vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” đã có đáp án dõng dạc: "Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng", có nghĩa đã tuyên bố: tôi tồn tại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể ._1Nguyễn Công Trứ: Sự lênngôi của cái Tôi - Cá thể Ở Nguyễn Công Trứ, người với văn là một - Trông văn càng thấy người. Hiểungười càng hiểu văn. Với Nguyễn Công Trứ, vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” đã cóđáp án dõng dạc: Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng, có nghĩa đã tuyên bố: tôi tồn tại. Tôicó kiếp đời của tôi, cũng như người khác có kiếp đời của người khác bởi Kết cục lạimột người riêng một kiếp (Nghĩa người đời) và Người có biết ta hay thì chớ/ Chẳngbiết ta, ta vẫn là ta (Thích chí ngao du) và Thiên phú ngô, địa tái ngô/ Thiên địa sinhngộ nguyên hữu ý (Trời che ta, đất chở ta/ Trời đất sinh ta là có ý - (Nợ công danh).Trong văn thơ của Nguyễn Công Trứ (Được in trong Thơ văn Nguyễn Công Trứ -Trương Chính biên soạn và giới thiệu - NXB Văn học 1983) có 34 đại từ nhân xưngngôi thứ nhất: ngô, ngã, mình, ta, tao... Có thể nói không đâu trong phạm vi văn thơ củacác tác giả trung đại có mật độ cao về từ đại nhân xưng ngôi thứ nhất như thế. Điều đó,chứng tỏ ở Nguyễn Công Trứ, nội hàm của các từ đó đã khác trước. Khác ở chỗ nhậnthức tự phát chuyển lên nhận thức tự giác, tự ý thức về cái Tôi - cá thể của chính mìnhgiữa cõi nhân gian. Mà sự tồn tại của cái Tôi - cá thể ở đây là sự tồn tại ra tồn tại. Tồntại hết mình - hết mình trong phận sự của một cá thể sống với cuộc đời, với nhân quần,hoàn toàn khác về bản chất của cái Tôi - cá thể vị kỷ: Vũ trụ chi gian giai phậnsự(Giữa vũ trụ này đều có phận sự - Luận kẻ sĩ), Vũ trụ chức phận nội, Đấng trượngphu một túi kinh luân (Việc trong vũ trụ đều là chức phận của ta - Gánh trunghiếu), Vũ trụ nội mạc phi phận sự (Trong vũ trụ không có chuyện gì là không phảiphận sự - Bài ca ngất ngưởng). Phận sự trên cương vị một kẻ sĩ: Tước hữu ngũ sĩ cư kỳliệt/ Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên/ Có giang san thì sĩ đã có tên/ Từ Chu, Hán vốn sĩ này làquý! (Luận kẻ sĩ). Là kẻ sĩ lại muốn thành trượng phu thì với Nguyễn Công Trứ trướchết vẫn phải học hành để thi cử. Thi thì phải đậu. Dù đã 36 tuổi mới đậu tú tài. Nhưng tútài rồi còn phải cử nhân dù tuổi đã 42. Mà cử nhân lại phải giải nguyên. Đâu chịu thuaai. Nguyễn Công Trứ làm quan, thăng chức cũng nhanh và làm đủ loại quan. Nhưngthăng trầm thì chẳng có ai như Nguyễn Công Trứ. Những 5, 6 lần bị tố cáo, bị giángchức. Thảm nhất là đã leo đến Tham tri bộ Hình, Tổng đốc Hải An, Thượng thư bộ Hìnhmà bị án trảm giam hậu, mà bị cách tuột làm lính thú. Với người khác, gặp cảnh ngộđó sẽ thế nào. Với Nguyễn Công Trứ, vẫn không nản, vẫn không chịu nằm bẹp xuốnggiữa cuộc đời. Đó là gì? Nếu không nhờ có cái Tôi tự tin, cái Tôi đã sống quyết ra sống,đã vào lồng quyết vào đến nơi đến chốn. Cái Tôi Nguyễn Công Trứ là cái Tôi hànhđộng. Trong hành động, có sai, có đúng. Nhưng động cơ chỉ một: cống hiến cho đấtnước, cho đời. Trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ, có hai hành động nổi trội, đầu bảng.Một là khẩn hoang trong vai trò một ông quan doanh điền sứ, dựng lên hai huyện KimSơn, Tiền Hải và mấy xã thuộc Nam Định. Xong chuyện, phủi tay ra đi, không mảy maytơ vương. Nhưng được nhân dân ở đây muôn đời thờ cúng. Không chỉ với người bênlương, mà cả người bên giáo vốn không có việc thờ cúng này. Còn sau này thì cố Thủtướng Phạm Văn Đồng suy tôn là một nhà khẩn hoang lỗi lạc. Hai là làm ông tổ vàcũng là ông vua của thể loại hát nói trong lịch sử văn học dân tộc, một khi nó đã có mầmmống từ trước nhưng phải đến cái tài, cái tình, cái triết lý nhân sinh của Nguyễn CôngTrứ, nó mới định hình, mới có giấy chứng sinh. Trong hành động của Nguyễn Công Trứcó chuyện đàn áp các cuộc nông dân khởi nghĩa của Lê Duy Lương, của Phan Bá Vành,của Nùng Văn Vân, mà đến thời đại Mác Xít, đã coi đó là sai lầm, tội lỗi. Nhưng sự lênán này đã là tiếng nói cuối cùng chưa một khi có thể nghĩ khác, nghĩ đến yêu cầu ổnđịnh của đất nước, của cuộc sống xã hội, tựa như những chuyện đã xảy ra và cách giảiquyết của Chính phủ ta từng xảy ra trên đất nước hôm nay, trong đó có chuyện ở TháiBình, cách đây chưa lâu. Rõ ràng là con người - cá thể Nguyễn Công Trứ đã tự ý thức về mình rằng: đãsống là phải ra sống. Không làng nhàng, không nhợt nhạt, không nửa vời, không uể oải,không chán chường, không cầm chừng... Kể cả không độc thiện kỳ thân, không làxuất xử, hành tàng mà Nho giáo đã dạy. Nguyễn Công Trứ là một nho sĩ nên vẫnphải Thượng vi đức hạ vi dân/ Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác/ Có trung hiếu nênđứng trong trời đất... (Gánh trung hiếu) nhưng là có triết lý. Trong triết lý, có lý tưởng.Với Nguyễn Công Trứ, lý tưởng đó là chí làm trai, là chí và nợ tang bồng: Thông minhnhất nam tử/ Yếu vi thiên hạ kỳ/ Trót sinh ra thời phải có chi chi/ Chẳng lẽ tiêu lưng bavạn sáu/ Đố kỵ sá chi con tạo/ Nợ tang bồng quyết trả cho xong/ Đã xông pha bút trậnthì gắng gỏi kiếm cung/ Làm cho rõ tu mi nam tử.... (Nam nhi). Chí nam nhi, hay nợtang bồng vốn là sản phẩm của học thuyết Nho giáo. Ở Việt Nam, từ thời nhà Trần,Phạm Ngũ Lão đã thẹn về nợ làm trai của mình: N ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Công Trứ: Sự lên ngôi của cái Tôi - Cá thể ._1Nguyễn Công Trứ: Sự lênngôi của cái Tôi - Cá thể Ở Nguyễn Công Trứ, người với văn là một - Trông văn càng thấy người. Hiểungười càng hiểu văn. Với Nguyễn Công Trứ, vấn đề “Tồn tại hay không tồn tại” đã cóđáp án dõng dạc: Ông Hy văn tài bộ đã vào lồng, có nghĩa đã tuyên bố: tôi tồn tại. Tôicó kiếp đời của tôi, cũng như người khác có kiếp đời của người khác bởi Kết cục lạimột người riêng một kiếp (Nghĩa người đời) và Người có biết ta hay thì chớ/ Chẳngbiết ta, ta vẫn là ta (Thích chí ngao du) và Thiên phú ngô, địa tái ngô/ Thiên địa sinhngộ nguyên hữu ý (Trời che ta, đất chở ta/ Trời đất sinh ta là có ý - (Nợ công danh).Trong văn thơ của Nguyễn Công Trứ (Được in trong Thơ văn Nguyễn Công Trứ -Trương Chính biên soạn và giới thiệu - NXB Văn học 1983) có 34 đại từ nhân xưngngôi thứ nhất: ngô, ngã, mình, ta, tao... Có thể nói không đâu trong phạm vi văn thơ củacác tác giả trung đại có mật độ cao về từ đại nhân xưng ngôi thứ nhất như thế. Điều đó,chứng tỏ ở Nguyễn Công Trứ, nội hàm của các từ đó đã khác trước. Khác ở chỗ nhậnthức tự phát chuyển lên nhận thức tự giác, tự ý thức về cái Tôi - cá thể của chính mìnhgiữa cõi nhân gian. Mà sự tồn tại của cái Tôi - cá thể ở đây là sự tồn tại ra tồn tại. Tồntại hết mình - hết mình trong phận sự của một cá thể sống với cuộc đời, với nhân quần,hoàn toàn khác về bản chất của cái Tôi - cá thể vị kỷ: Vũ trụ chi gian giai phậnsự(Giữa vũ trụ này đều có phận sự - Luận kẻ sĩ), Vũ trụ chức phận nội, Đấng trượngphu một túi kinh luân (Việc trong vũ trụ đều là chức phận của ta - Gánh trunghiếu), Vũ trụ nội mạc phi phận sự (Trong vũ trụ không có chuyện gì là không phảiphận sự - Bài ca ngất ngưởng). Phận sự trên cương vị một kẻ sĩ: Tước hữu ngũ sĩ cư kỳliệt/ Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên/ Có giang san thì sĩ đã có tên/ Từ Chu, Hán vốn sĩ này làquý! (Luận kẻ sĩ). Là kẻ sĩ lại muốn thành trượng phu thì với Nguyễn Công Trứ trướchết vẫn phải học hành để thi cử. Thi thì phải đậu. Dù đã 36 tuổi mới đậu tú tài. Nhưng tútài rồi còn phải cử nhân dù tuổi đã 42. Mà cử nhân lại phải giải nguyên. Đâu chịu thuaai. Nguyễn Công Trứ làm quan, thăng chức cũng nhanh và làm đủ loại quan. Nhưngthăng trầm thì chẳng có ai như Nguyễn Công Trứ. Những 5, 6 lần bị tố cáo, bị giángchức. Thảm nhất là đã leo đến Tham tri bộ Hình, Tổng đốc Hải An, Thượng thư bộ Hìnhmà bị án trảm giam hậu, mà bị cách tuột làm lính thú. Với người khác, gặp cảnh ngộđó sẽ thế nào. Với Nguyễn Công Trứ, vẫn không nản, vẫn không chịu nằm bẹp xuốnggiữa cuộc đời. Đó là gì? Nếu không nhờ có cái Tôi tự tin, cái Tôi đã sống quyết ra sống,đã vào lồng quyết vào đến nơi đến chốn. Cái Tôi Nguyễn Công Trứ là cái Tôi hànhđộng. Trong hành động, có sai, có đúng. Nhưng động cơ chỉ một: cống hiến cho đấtnước, cho đời. Trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ, có hai hành động nổi trội, đầu bảng.Một là khẩn hoang trong vai trò một ông quan doanh điền sứ, dựng lên hai huyện KimSơn, Tiền Hải và mấy xã thuộc Nam Định. Xong chuyện, phủi tay ra đi, không mảy maytơ vương. Nhưng được nhân dân ở đây muôn đời thờ cúng. Không chỉ với người bênlương, mà cả người bên giáo vốn không có việc thờ cúng này. Còn sau này thì cố Thủtướng Phạm Văn Đồng suy tôn là một nhà khẩn hoang lỗi lạc. Hai là làm ông tổ vàcũng là ông vua của thể loại hát nói trong lịch sử văn học dân tộc, một khi nó đã có mầmmống từ trước nhưng phải đến cái tài, cái tình, cái triết lý nhân sinh của Nguyễn CôngTrứ, nó mới định hình, mới có giấy chứng sinh. Trong hành động của Nguyễn Công Trứcó chuyện đàn áp các cuộc nông dân khởi nghĩa của Lê Duy Lương, của Phan Bá Vành,của Nùng Văn Vân, mà đến thời đại Mác Xít, đã coi đó là sai lầm, tội lỗi. Nhưng sự lênán này đã là tiếng nói cuối cùng chưa một khi có thể nghĩ khác, nghĩ đến yêu cầu ổnđịnh của đất nước, của cuộc sống xã hội, tựa như những chuyện đã xảy ra và cách giảiquyết của Chính phủ ta từng xảy ra trên đất nước hôm nay, trong đó có chuyện ở TháiBình, cách đây chưa lâu. Rõ ràng là con người - cá thể Nguyễn Công Trứ đã tự ý thức về mình rằng: đãsống là phải ra sống. Không làng nhàng, không nhợt nhạt, không nửa vời, không uể oải,không chán chường, không cầm chừng... Kể cả không độc thiện kỳ thân, không làxuất xử, hành tàng mà Nho giáo đã dạy. Nguyễn Công Trứ là một nho sĩ nên vẫnphải Thượng vi đức hạ vi dân/ Sắp hai chữ quân thân mà gánh vác/ Có trung hiếu nênđứng trong trời đất... (Gánh trung hiếu) nhưng là có triết lý. Trong triết lý, có lý tưởng.Với Nguyễn Công Trứ, lý tưởng đó là chí làm trai, là chí và nợ tang bồng: Thông minhnhất nam tử/ Yếu vi thiên hạ kỳ/ Trót sinh ra thời phải có chi chi/ Chẳng lẽ tiêu lưng bavạn sáu/ Đố kỵ sá chi con tạo/ Nợ tang bồng quyết trả cho xong/ Đã xông pha bút trậnthì gắng gỏi kiếm cung/ Làm cho rõ tu mi nam tử.... (Nam nhi). Chí nam nhi, hay nợtang bồng vốn là sản phẩm của học thuyết Nho giáo. Ở Việt Nam, từ thời nhà Trần,Phạm Ngũ Lão đã thẹn về nợ làm trai của mình: N ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tài liệu văn học văn học nghị luận quan điểm văn học văn học tham khảo nghị luận văn họcGợi ý tài liệu liên quan:
-
9 trang 3398 1 0
-
Viết đoạn văn so sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và thơ bà Huyện Thanh Quan
2 trang 788 0 0 -
Phân tích bài thơ 'Trở về quê nội' của Lê Anh Xuân
7 trang 749 0 0 -
Phân tích tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu
13 trang 716 0 0 -
6 trang 610 0 0
-
2 trang 458 0 0
-
Thuyết minh về tác gia văn học Xuân Diệu
6 trang 394 0 0 -
4 trang 369 0 0
-
Bình giảng về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
9 trang 314 0 0 -
Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 8 năm 2021-2022 có đáp án - Phòng GD&ĐT Châu Đức
4 trang 244 0 0