Trong những năm cuối đời không hề yên ả, ông vẫn viết cho các em những áng văn trong trẻo, huy hoàng. Tọa đàm “Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội” nhân 50 năm ngày mất của ông do Hội nhà văn Việt Nam và NXB Kim Đồng tổ chức sáng 24/9 tại Hà Nội. Bên cạnh các sáng tác lịch sử nổi tiếng như kịch Vũ Như Tô, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, nhà văn còn có nhiều tác phẩm thiếu nhi để đời. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Huy TưởngNguyễn Huy Tưởng cuối đời ‘trongtrẻo viết cho thiếu nhi’Nhà văn từng góp công đầu xây dựng tủ sách dành cho thiếunhi trong những năm 1950. Trong những năm cuối đờikhông hề yên ả, ông vẫn viết cho các em những áng văntrong trẻo, huy hoàng.Tọa đàm “Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội” nhân 50 năm ngày mấtcủa ông do Hội nhà văn Việt Nam và NXB Kim Đồng tổ chứcsáng 24/9 tại Hà Nội. Bên cạnh các sáng tác lịch sử nổi tiếng nhưkịch Vũ Như Tô, tiểu thuyết Sống mãi với thủ đô, nhà văn còn cónhiều tác phẩm thiếu nhi để đời. Nguyễn Huy Tưởng (1912 -1960) có công sáng lập và là cây bút hàng đầu của nền văn họcthiếu nhi dưới chế độ mới.Theo ông Phạm Quang Vinh, Giám đốc NXB Kim Đồng, trongnhật kýngày 9/1/1932, Nguyễn Huy Tưởng (năm đó 20 tuổi) đãviết: “Phàm văn chương mục đích thứ nhất là để dạy dỗ thiếuniên. Thiếu niên với văn chương là một”.Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng. Ảnh: hoaikhanh.Sau đó, ông bắtđầu tham gia hoạt động xã hội với phong trào Hướng đạo, rồi viếtnhững truyện thiếu nhi đầu tiên cho anh em đọc. Trong nhữngnăm kháng chiến chống Pháp, ông luôn trăn trở làm sao có sáchcho thiếu nhi đọc. Cùng với Tô Hoài, nhạc sĩ Phong Nhã, đồngchí Đoàn Hồ Trúc..., Nguyễn Huy Tưởng xây dựng tủ sách KimĐồng cho các em, in ở NXB Văn nghệ.Ngày 17/6/1957, NXB Kim Đồng thành lập, tác giả Vũ Như Tô làngười đầu tiên đảm nhận cương vị giám đốc. Ông luôn kêu gọibạn bè, đồng nghiệp chuyên tâm viết cho các em, trong số đó cóNguyễn Tuân, Kim Lân, Vũ Cao, Phan Huỳnh Điểu.Bản thân ông cũng đóng góp nhiều tác phẩm được coi là mẫumực cho văn học thiếu nhi, bao gồm truyện cổ tích và truyện kểlịch sử như Tìm mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Hai bàn taychiến sĩ, Chuyện kể Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại kỷ niệm hồi đầu đọc NguyễnHuy Tưởng: “Vào một ngày thu, gió heo may thổi từ phía sôngHồng về Hồ Hoàn Kiếm, trên vỉa hè phố cổ, tôi cầm trên tay cuốnLá cờ thêu sáu chữ vàng. Ngay trang đầu là thông tin nhà vănNguyễn Huy Tưởng đã qua đời và đây là tác phẩm cuối cùng ôngđể lại cho bạn đọc. Vẻ mặt ông trên tấm ảnh in trong sách ánh lênnét nghiêm nghị hiền từ”.Những cuốn sách Kim Đồng là những người bạn thân thiết đồnghành mãi mãi với Lê Phương Liên, một cây bút quen thuộc vớimảng văn học thiếu nhi. Bà kể, trẻ con ngày ấy truyền tay nhauđọc cuốn Lá cờ thêu sáu chữ vàng, thi nhau đóng vai Trần QuốcToản, Trần Nhật Duật, rồi cả Ô Mã Nhi, Thoát Hoan..., chia phe tỷthí tranh hùng trên bãi cỏ ở vườn hoa Bà Kiệu.Cuốn Nguyễn Huy Tưởng, truyện viết cho thiếu nhi của NXBThanh Niên ra năm 2004.“Khí phách Trần Quốc Toản bừngbừng trong cả một thế hệ”, nữ nhà văn xúc động. “Nhiều đứatrẻ chơi trận giả ngày ấy sau này đã trở thành anh hùng, như liệtsĩ phi công Hoàng Tam Hùng, người lái máy bay MIC21 trongtrận đánh quyết tử bảo vệ vùng trời Hà Nội”.Sinh thời, Nguyễn Huy Tưởng yêu mến và chịu nhiều ảnh hưởngtừ đại văn hào Nga Lev Tolstoy. Giáo sư Phong Lê nhận định,Tolstoy “hẳn rất thư thái” khi viết văn cho thiếu nhi vào cuối đời,còn với Nguyễn Huy Tưởng, đó là những năm tháng “không yênổn, đầy u ám”. Ông lo âu vì hậu quả của cải cách ruộng đất, củanhững tinh hoa văn hóa thời phong kiến đang bị xóa bỏ một cáchmù quáng.Nhà văn bị phê bình gay gắt vì cách nghĩ này. Thế nhưng, chínhtrong hoàn cảnh như vậy, ông vẫn viết An Dương Vương xâythành ốc, Chuyện kể Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...,dành cho thiếu nhi những trang văn “đầy chất thơ, huy hoàng vàtrong trẻo”.