Danh mục

Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 2

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 146.51 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lời đề tựa đầy ám gợi và đa nghĩa của Nguyễn Huy Tưởng đã kích thích hứng thú tranh luận và cảm hứng nghiên cứu, tìm hiểu của các thế hệ người đọc đối với thế giới nghệ thuật và tư tưởng của kịch bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 2 Nguyễn Huy Tưởng - Nhà chép sử bằng văn chương Phần 2 Lời đề tựa đầy ám gợi và đa nghĩa của Nguyễn Huy Tưởng đã kích thíchhứng thú tranh luận và cảm hứng nghiên cứu, tìm hiểu của các thế hệ ngườiđọc đối với thế giới nghệ thuật và tư tưởng của kịch bản. Dựa vào vài dòng viếtkhô khan trong chính sử về Vũ Như Tô, một kiến trúc sư tài ba của thế kỷ XVI;Nguyễn Huy Tưởng đã sáng tác kịch bản cùng tên, đem đến cho nhân vật mộtchiều kích mới, trở thành hình tượng nghệ thuật, chuyển tải những vấn đề cótính chất muôn thuở về vai trò của người nghệ sĩ, của trí thức, của nữ sắc trướccường quyền và nghệ thuật trước cái đẹp và cái thiện. Từ lời đề tựa cho đếnkịch bản, Nguyễn Huy Tưởng đã đặt ra những vấn đề không chỉ đương thời m àcả hậu sinh phải nghiền ngẫm, đối thoại và đồng sáng tạo. Vũ Như Tô là bi kịchcủa một nghệ sĩ có tư chất, tài hoa và tâm huyết. Đã bao lần nhân vật họ Vũ tựmâu thuẫn, giằng xé trong sự lựa chọn. Nhận lời một hôn quân bạo chúa xâycung điện tráng lệ xa hoa, làm khổ đồng loại, muôn dân hay là chết. Vũ Như Tôđã chọn cái chết hơn là phụng sự cường quyền. Trong tình huống hiểm nghèoấy, cung nhân Đan Thiềm xuất hiện. Hơn ai hết, nàng thấu biết “tài trời” của VũNhư Tô đã khuyên chàng phải sống, mượn tay vua Hồng Thuận để xây dựngcông trình nghệ thuật lưu danh tên tuổi, làm đẹp cho kinh thành Thăng Long,cho non sông đất nước. Lời khuyên của người đồng bệnh làm cho trí óc VũNhư Tô được khai sáng. Chàng kiến trúc sư họ Vũ chấp nhận và khởi công xâydựng toà Cửu Trùng Đài theo thiết kế và chọn lựa thợ của mình. Nhưng côngviệc xây dựng kéo dài, tốn không ít mồ hôi, xương máu của nhân dân gây raoán thù và biến loạn. Toà đài bị đốt cháy và Vũ Như Tô bị chết chém. Kịch bảnkhép lại nhưng vấn đề lại mở ra, với những khoảng trắng, khơi gợi và mời gọingười đọc tiếp tục suy ngẫm, liên tưởng, ức đoán và dự cảm. Trong bối cảnhphát huy tính dân chủ trong tiếp nhận và thẩm định của đời sống văn học hômnay, những người hâm mộ Vũ Như Tô xuất phát từ nhiều cách tiếp cận và gócnhìn khác nhau đều hướng đến một hệ quy chiếu: khẳng định tính chất mở, độdư và sức lan toả của văn bản tác phẩm. Diễn biến tâm lý và hành động của Vũ Như Tô trong kịch bản lúc an cũngnhư lúc biến, lúc tĩnh cũng như lúc động đều thực hiện dưới hình thức đối thoại,hay tự vấn lương tâm, nhằm giãi bày những băn khoăn, day dứt của người cầmbút trước những vấn đề quan thiết giữa nghệ thuật và nhân dân, giữa nghệthuật và cầm quyền, giữa cầm quyền và nữ sắc. Những vấn đề này luôn cọ xát,va xiết và thắt buộc lẫn nhau tạo nên các xung đột, mâu thuẫn đầy kịch tínhtrong tác phẩm. Khi Vũ Như Tô bị giải đến cung đình, chờ cực hình và cái chếtvì quyết không xây Cửu Trùng Đài theo lệnh Lê Tương Dực, chàng đã đối diệnvới Đan Thiềm. Vốn ghét vị vua ăn chơi sa đoạ và đám cung nữ, thoạt đầu, VũNhư Tô coi Đan Thiềm cùng một ruộc với đám cung nữ, “là người trong tuýhương mộng cảnh”. Nhưng sau khi nghe nàng tự bạch: “Đôi mắt thâm quầngnày là do những lúc “thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khingười ghét”, Vũ Như Tô chợt nhận ra Đan Thiềm như một người đồng bệnh.Nàng dần trở thành tri âm tri k ỷ với kiến trúc sư họ Vũ, và bằng sự trải nghiệm,sớm thấy: “Tài làm lụy ông cũng như nhan sắc phụ người”. Sống trong một thờiđại vua không biết trọng người tài khiến người tài cũng không muốn bộc lộ vàthi thố tài năng, thì Vũ Như Tô chỉ biết chọn cái chết chứ quyết không phục vụhôn quân. Nhưng Đan Thiềm, với nhận thức và tâm thế của trí thức, là biểutượng cho nhan sắc của kẻ sĩ đã hơn một lần khuyên Vũ Như Tô sống để sángtạo. Dù trong tình thế lúc ấy phải sáng tạo để phụng sự cường quyền, nhưng ẩnđằng sau kết quả của sự sáng tạo là công trình nguy nga, tráng lệ có một,không hai, góp phần tô điểm cho giống nòi, đất nước: “Ông biết một mà khôngbiết hai. Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mụcnát với cỏ cây. Ông không có tiền, ông không có thể dựng lấy một toà đài như ýnguyện. Chấp kinh phải tòng quyền. Đây là lúc ông nên mượn tay vua HồngThuận mà thực hành cái mộng lớn của ông... Ông cứ xây lấy một toà đài caocả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông cònlại về muôn đời”(6). Những lời lẽ đầy sức thuyết phục của Đan Thiềm đã đánhtrúng vào tâm can của Vũ Như Tô và đã thổi bùng trong chàng niềm đam mêsáng tạo bấy lâu nay vẫn theo đuổi “như bóng theo hình”. Lớp đối đầu và đốithoại giữa Lê Tương Dực và Vũ Như Tô, giữa bạo quyền và kẻ sĩ như uỷ thác,ký gửi tâm tư quan niệm về kẻ sĩ của Nguyễn Huy Tưởng. Tương phản với bạotàn, gây áp lực với người hiền tài, kẻ sĩ như Lê Tương Dực: “Vua cần đến thìthần nhân phải xả thân làm việc đến kỳ chết thì thôi” là quan niệm của Vũ NhưTô: “kính sĩ mới đắc sĩ”... “Một ông quan trị dân, với một người thợ giỏi, xâynhững lâu đài tráng quan, điểm xuyết cho đất nước... c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: