Danh mục

Nguyên Lý Kế Toán - Bài 5

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 475.69 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của bạn trong việc kế toán hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Thành Đạt chính là xác định kết quả kinh doanh và tình hình tài chính (tài sản, nguồn vốn) của công ty tại thời điểm 30/08/N (sau khi kết thúc một tháng hoạt động). Hoạt động sản xuất – kinh doanh trong tháng 8/N của công ty TNHH Thành Đạt đã được bạn lập hoá đơn và phản ánh vào sổ sách kế toán. Nhưng để xác định được kết quả kinh doanh và tình hình tài sản, nguồn vốn của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên Lý Kế Toán - Bài 5 Bài 5: Tổng hợp và cân đối kế toán Bài 5: TỔNG HỢP VÀ CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Mục đích của bạn trong việc kế toán hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty TNHH Thành Đạt chính là xác định kết quả kinh doanh và tình hình tài chính (tài sản, nguồn vốn) của công ty tại thời điểm 30/08/N (sau khi kết thúc một tháng hoạt động). Hoạt động sản xuất – kinh doanh trong tháng 8/N của công ty TNHH Thành Đạt đã được bạn lập hoá đơn và phản ánh vào sổ sách kế toán. Nhưng để xác định được kết quả kinh doanh và tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty vào thời điểm cuối tháng bạn phải làm gì? Bài học này giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ trên. Mục tiêu Nội dung Học xong chương này, học viên phải có thể: Nội dung bài học gồm 3 nội dung chính sau: • Hiểu được tầm quan trọng của phương • Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. pháp tổng hợp – cân đối kế toán. • Báo các tài chính và các nguyên tắc lập • Hiểu được mối quan hệ giữa phương báo cáo tài chính. pháp tổng hợp cân đối kế toán và các • Hệ thống báo cáo tài chính. phương pháp kế toán khác. • Nắm được nguyên tắc và phương pháp lập các bảng tổng hợp – cân đối kế toán. • Học viên nắm rõ quy trình chung của hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại. • Hiểu được nội dung và thực hành các bài học trước. Thời lượng học Hướng dẫn học Để học tốt bài này đòi hỏi học viên cần 10 tiết học. tìm kiếm đọc tham khảo các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. 87 Bài 5: Tổng hợp và cân đối kế toán 5.1. Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán 5.1.1. Khái niệm và cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán Khái niệm: Tổng hợp – cân đối kế toán là phương pháp khái quát tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, kết quả kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế, tài chính thuộc những mặt bản chất của đối tượng hạch toán kế toán và trong các mối quan hệ vốn có của các đối tượng hạch toán kế toán. Cơ sở hình thành phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán: Là những mối quan hệ cân đối vốn có của đối tượng hạch toán kế toán. Chính những cân đối vốn có của đối tượng kế toán là cơ sở để hình thành nên phương pháp tổng hợp – cân đối. Sự thống nhất về lượng được duy trì thường xuyên vào mọi thời điểm thể hiện qua đẳng thức (phương trình) kế toán. Nó thể hiện sự bảo toàn vật chất trong quá trình vận động của đối tượng kế toán dẫn đến sự cân bằng giữa tăng và giảm, giữa Nợ và Có, từ đó hình thành nên các quan hệ cân đối kế toán. 5.1.2. Nội dung của phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán 5.1.2.1. Theo mối quan hệ giữa các đối tượng Cân đối giữa đầu vào và đầu ra: • Cân đối giữa nhiều đối tượng như chi phí – thu nhập – kết quả hoặc cân đối giữa luồng tiền vào và luồng tiền ra trong một thời kỳ. Kết quả = Thu nhập – Chi phí • Cân đối giữa tình hình nhập – xuất – tồn trong từng đối tượng tài sản. Tồn đầu kỳ + Mua vào trong kỳ = Xuất kho trong kỳ + Tồn kho cuối kỳ • Cân đối giữa một bên gồm tổng số dư đầu kỳ và số phát sinh tăng trong kỳ với bên kia gồm tổng số phát sinh giảm và số dư cuối kỳ. Số dư dầu kỳ + Phát sinh trong kỳ = Phát sinh giảm trong kỳ + Số dư cuối kỳ • Cân đối giữa tổng giá trị Tài sản và tổng Nguồn vốn Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn 5.1.2.2. Theo mức độ tổng quát • Cân đối tổng thể: Là mối quan hệ cân đối chung, cân đối giữa các đối tượng hạch toán kế toán cơ bản của doanh nghiệp. Ví dụ: Cân đối giữa tài sản và nguồn vố ...

Tài liệu được xem nhiều: