Danh mục

Nguyên lý kế toán Phần 2

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.44 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 1: 1. Thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, và các đối tượng bên ngoài như: ngân hàng, các cổ đông, thuế, cơ quan quản lý nhà nước để họ tham khảo và ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý kế toán Phần 2 9 CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 1: 1. Thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, và các đối tượng bên ngoài như: ngân hàng, các cổ đông, thuế, cơ quan quản lý nhà nước để họ tham khảo và ra quyết định liên quan đến doanh nghiệp. Thông tin do các báo cáo tài chính thể hiện: tình hình tài chính tại một thời điểm, và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ. 2. Phân biệt kế toán tài chính và kế toan quản trị. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai khái niệm này là do chúng được sử dụng cho hai nhóm người ra quyết định khác nhau. Kế toán tài chính chủ yếu phục vụ cho những người bên ngoài công ty, chẳng hạn như các cổ đông, nhà cung cấp, ngân hàng, sở thuế và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi Kế toán quản trị chỉ nhằm để phục vụ cho những người bên trong công ty như các nhà quản trị cấp cao, giám đốc hay trưởng các phòng ban, đơn vị. 3. Kiểm toán giúp tăng cường chất lượng thông tin kế toán. Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý ở công ty đã phát sinh nhu cầu kiểm toán, tức cần một bên thứ ba để kiểm tra các báo cáo tài chính. Các kiểm toán viên kiểm tra 10 công tác hạch toán của công ty và kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính của công ty. 11 Chương 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Nội dung học tập của chương này: 4. Mô tả các thành phần của bảng cân đối kế toán. 5. Phân tích các giao dịch, còn gọi là các nghiệp vụ kinh tế và ảnh hưởng của chúng đến bảng cân đối kế toán. 6. Phân biệt các hoạt động doanh nghiệp: kinh doanh, đầu tư và tài chính thể hiện trên báo cáo ngân lưu. C ó thể nói báo cáo đầu tiên mà hệ thống kế toán phải thực hiện là bảng cân đối kế Bảng cân đối kế toán là một trong toán, thể hiện tình hình ba báo cáo tài chính chủ yếu, nó cho tài chính của công ty tại một thời biết tình hình tài chính của công ty điểm cụ thể. tại một thời điểm cụ thể, ví dụ tại ngày 31/12/2005. Bảng cân đối kế toán gồm Mục tiêu học tập 1: hai phần luôn cân bằng nhau. Mô tả các thành phần của bảng cân đối kế toán. Phần bên trái liệt kê toàn bộ các tài sản, thể hiện tất cả các nguồn lực của công ty, cụ thể là tất cả những gì mà công ty sở hữu, được quyền quản lý và sử dụng, từ tiền mặt cho tới bất động sản. Phần bên phải liệt kê các nghĩa vụ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thể hiện nguồn hình thành nên tài sản, trả lời câu hỏi tài sản từ đâu mà có. Bảng cân đối kế toán vì thế còn được gọi là bảng tổng kết tài sản, bảng đối chiếu hoặc đơn giản là bảng cân bằng. Để minh họa bảng cân đối kế toán, ví dụ anh Thanh, một nhân viên ở công ty bánh kẹo BAKECO nghỉ việc đứng ra mở công ty riêng. Tháng 12/2005, anh Thanh quyết định đầu tư số tiền 400 triệu đồng, lập công ty lấy tên Baco. Kế đến anh dùng danh nghĩa công ty vay ngân hàng 100 triệu đồng. Tất cả nhằm mục đích chuẩn bị công cuộc làm ăn. Như vậy, Baco đang có một tài sản trị giá là 500 triệu đồng, tất cả đều là tiền mặt. Bảng cân đối kế toán của Công ty Baco sẽ được thiết lập như sau: 12 Công ty Baco Bảng cân đối kế toán, ngày 31/12/2005 Đơn vị: triệu đồng Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu Tiền mặt 500 Nợ phải trả (vay ngân hàng) 100 …… Vốn chủ sở hữu (vốn của anh Thanh) 400 Tổng tài sản 500 Tổng Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 500 Các thành phần trong bảng cân đối kế toán cho biết tình trạng tài chính của công ty Baco vào ngày 31/12/2005. Tài sản của Baco tại thời điểm này trị giá 500 triệu đồng được trình bày ở cột bên trái. Chúng cân bằng với cột bên phải gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (vay ngân hàng 100 triệu và 400 triệu của anh Thanh bỏ ra). Phần bên trái và bên phải luôn bằng nhau, nên mới được gọi là bảng cân đối. Từ dạng “bảng cân đối” Đẳng thức kế toán: chúng ta có thể viết theo dạng TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VCSH Tài sản là các nguồn lực, nhờ đó sẽ tạo ra “đẳng thức” và gọi đó là đẳng lợi ích trong tương lai. thức kế toán: Nợ phải trả là các nghĩa vụ nợ đối với các tổ chức, cá nhân. Vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi TÀI SẢN = NỢ PHẢI trừ tổng nợ phải trả. TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU Mô tả các thành phần trong đẳng thức kế toán: Tài sản là các nguồn lực được kỳ vọng từ đó sẽ tạo ra lợi ích trong tương lai. Ví dụ, tiền mặt, các khoản phải thu khách hàng, hàng hoá tồn kho, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị. Nợ phải trả là các trách nhiệm nợ của công ty đối với các tổ chức, cá nhân. Ví dụ: lương phải trả nhân viên, khoản phải trả người bán, vay ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là phần còn lại, sau khi tài sản của công ty được dùng để thanh toán tất cả các khoản nợ. Khi một doanh 13 nghiệp bắt đầu hoạt động, vốn chủ sở hữu được xác định bằng tổng số tiền đầu tư của chủ doanh nghiệp. Do đó, từ đẳng thức kế toán căn bản trên đây, vốn chủ sở hữu có thể hiểu và viết lại như sau: VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ Các giao dịch tác động lên bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán chịu tác Đơn vị hạch toán là một tổ chức độc lập. động của mỗi giao dịch của đơn Giao dịch là sự kiện có tác động đến vị hạch toán. Đơn vị hạch toán tình hì ...

Tài liệu được xem nhiều: