Nguyên lý Kinh tế học - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 355.98 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Chương này đem lại cho người đọc một cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây, tác giả phân tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hoàn toàn bằng công cụ cung và cầu. Như các bạn sẽ thấy, phương pháp phân tích này đem lại một số hiểu biết đáng ngạc nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý Kinh tế học - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ CHƯƠNG 4 CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họ sử dụng lý thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cả và lượng hàng hóa bán ra như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy các sự kiện khác nhau làm thay đổi cung và cầu, qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng như thế nào. Chương này đem lại cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây, chúng ta phân tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hoàn toàn bằng công cụ cung và cầu. Như các bạn sẽ thấy, phương pháp phân tích này đem lại một số hiểu biết đáng ngạc nhiên. Các chính sách thường gây ra các hậu quả mà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay dự kiến trước. Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét các chính sách kiểm soát giá cả trực tiếp. Ví dụ, luật về kiểm soát tiền thuê nhà quy định mức tiền thuê tối đa mà chủ nhà được phép thu từ người thuê nhà. Luật về tiền lương tối thiểu quy định tiền lương thấp nhất mà các doanh nghiệp được phép trả cho công nhân. Những quy định về kiểm soát giá cả thường được đưa ra khi các nhà hoạch định chính sách tin rằng giá thị trường của một hàng hóa hay dịch vụ nào đó không công bằng đối với người mua hoặc người bán. Song như chúng ta sẽ thấy, chính các chính sách này cũng có thể tạo ra sự bất công. Sau khi đã thảo luận về các biện pháp kiểm soát giá cả, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của thuế. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng thuế vừa để tác động vào các kết cục thị trường, vừa để tạo nguồn thu cho các mục tiêu công cộng. Cho dù tính phổ biến của thuế trong nền kinh tế của chúng ta rất rõ ràng, nhưng hiệu quả của chúng thì khó hiểu hơn. Ví dụ khi chính phủ đánh thuế vào tiền lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân, doanh nghiệp hay công nhân phải chịu gánh nặng về thuế này? Câu trả lời chỉ trở nên rõ ràng khi chúng ta sử dụng các công cụ mạnh mẽ là cung và cầu. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ CẢ Để phân tích ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát giá cả đối với các kết cục thị trường, một lần nữa chúng ta lại xem xét thị trường kem. Như chúng ta đã thấy trong chương 4, nếu kem được bán trên thị trường cạnh tranh, không có sự can thiệp của chính phủ, thì giá kem sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu: Tại mức giá cân bằng, lượng kem mà người mua muốn mua đúng bằng lượng kem mà người bán muốn bán. Cụ thể, chúng ta giả sử giá cân bằng là 3 đô la một chiếc kem. Không phải ai cũng cũng vui mừng với kết quả mà thị trường tự do tạo ra. Giả sử Hiệp hội những người ăn kem Mỹ phàn nàn rằng giá 3 đô la quá cao và mọi người không thể thưởng thức mỗi ngày một chiếc kem (định mức ăn kem mà họ đưa ra). Trong khi đó, Tổ chức Quốc gia các nhà sản xuất kem lại kêu ca rằng mức giá 3 đô la - kết quả của sự “cạnh tranh cắt cổ” - đang làm cho thu nhập của các thành viên của họ quá thấp. Cả hai NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 1 nhóm này đều vận động chính phủ thông qua một đạo luật nhằm thay đổi kết cục thị trường bằng cách kiểm soát giá cả trực tiếp. Tất nhiên, do người mua bất kỳ hàng hóa nào cũng muốn có giá thấp hơn trong khi người bán lại muốn bán với giá cao hơn, cho nên lợi ích của hai nhóm người này xung đột nhau. Nếu nhóm người ăn kem thành công trong việc vận động hành lang, chính phủ sẽ thông qua một mức giá tối đa cho kem, gọi là trần giá. Nếu nhóm các nhà sản xuất kem thành công, chính phủ sẽ thông qua một mức giá tối thiểu, gọi là sàn giá. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét ảnh hưởng của các chính sách này. Ảnh hưởng của trần giá tới kết quả hoạt động của thị trường Khi chính phủ áp đặt một mức trần giá cho thị trường kem do bị mủi lòng vì những lời ca thán của người ăn kem, hai kết cục có thể xảy ra. Trong phần (a) của hình 1, chính phủ định mức trần giá là 4 đô la một chiếc kem. Trong trường hợp này, trần giá được coi là không ràng buộc do giá cân bằng cung cầu (3 đô la) thấp hơn trần giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy nền kinh tế về trạng thái cân bằng một cách tự nhiên và trần giá không gây ra ảnh hưởng gì. Phần (b) của hình 1 chỉ ra một khả năng khác thú vị hơn. Trong trường hợp này, chính phủ ấn định trần giá là 2 đô la một chiếc kem. Do giá cân bằng là 3 đô la cao hơn trần giá, nên trần giá này không phải là một điều kiện ràng buộc trên thị trường. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy giá cả về mức giá cân bằng. Nhưng khi giá thị trường đụng vào trần giá, nó không thể tăng cao hơn nữa. Do đó, giá thị trường phải bằng trần giá. Tại mức giá này, lượng cầu về kem (125 chiếc như trong hình vẽ) vượt quá lượng cung về kem (75 chiếc). Do xảy ra tình trạng thiếu hụt kem, nên một số người muốn mua kem ở mức giá cao hơn không mua được kem. Khi tình hình thiếu hụt kem xảy ra do tác động của trần giá, một cơ chế nào đó sẽ tự nhiên phát sinh để phân phối lượng kem này. Cơ chế này có thể là nguyên tắc xếp hàng: Những người mua sẵn sàng đến sớm và chờ đợi sẽ mua được kem, trong khi những người không sẵn sàng chờ đợi không mua được kem. Hoặc người bán có thể phân phối số kem này theo sự thiên vị cá nhân của họ, chẳng hạn chỉ bán cho bạn bè, họ hàng, người cùng dân tộc hay chủng tộc. Cần chú ý rằng mặc dù trần giá được đưa ra nhằm mục đích giúp đỡ người mua kem, nhưng không phải tất cả người mua đều được hưởng lợi từ chính sách này. Một số người được lợi vì được mua kem với giá thấp hơn, nhưng họ phải xếp hàng, trong khi những người khác không mua được một chiếc kem nào. Ví dụ về thị trường kem chỉ ra một nguyên tắc chung: Khi chính phủ áp đặt một trần giá ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ phát sinh và người ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý Kinh tế học - Chương 4: Cung, cầu và chính sách của chính phủ CHƯƠNG 4 CUNG, CẦU VÀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ Các nhà kinh tế đóng hai vai trò. Là nhà khoa học, họ xây dựng và thử nghiệm các lý thuyết để lý giải thế giới xung quanh mình. Là nhà hoạch định chính sách, họ sử dụng lý thuyết của mình với mục đích làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Hai chương vừa qua đã tập trung vào vai trò nhà khoa học. Chúng ta đã thấy cung và cầu quyết định giá cả và lượng hàng hóa bán ra như thế nào. Chúng ta cũng đã thấy các sự kiện khác nhau làm thay đổi cung và cầu, qua đó làm thay đổi giá và lượng cân bằng như thế nào. Chương này đem lại cho chúng ta một cái nhìn ban đầu về chính sách. Ở đây, chúng ta phân tích các loại chính sách khác nhau của chính phủ hoàn toàn bằng công cụ cung và cầu. Như các bạn sẽ thấy, phương pháp phân tích này đem lại một số hiểu biết đáng ngạc nhiên. Các chính sách thường gây ra các hậu quả mà các nhà hoạch định ra chúng không mong đợi hay dự kiến trước. Chúng ta bắt đầu bằng việc xem xét các chính sách kiểm soát giá cả trực tiếp. Ví dụ, luật về kiểm soát tiền thuê nhà quy định mức tiền thuê tối đa mà chủ nhà được phép thu từ người thuê nhà. Luật về tiền lương tối thiểu quy định tiền lương thấp nhất mà các doanh nghiệp được phép trả cho công nhân. Những quy định về kiểm soát giá cả thường được đưa ra khi các nhà hoạch định chính sách tin rằng giá thị trường của một hàng hóa hay dịch vụ nào đó không công bằng đối với người mua hoặc người bán. Song như chúng ta sẽ thấy, chính các chính sách này cũng có thể tạo ra sự bất công. Sau khi đã thảo luận về các biện pháp kiểm soát giá cả, chúng ta sẽ xem xét ảnh hưởng của thuế. Các nhà hoạch định chính sách sử dụng thuế vừa để tác động vào các kết cục thị trường, vừa để tạo nguồn thu cho các mục tiêu công cộng. Cho dù tính phổ biến của thuế trong nền kinh tế của chúng ta rất rõ ràng, nhưng hiệu quả của chúng thì khó hiểu hơn. Ví dụ khi chính phủ đánh thuế vào tiền lương mà doanh nghiệp trả cho công nhân, doanh nghiệp hay công nhân phải chịu gánh nặng về thuế này? Câu trả lời chỉ trở nên rõ ràng khi chúng ta sử dụng các công cụ mạnh mẽ là cung và cầu. CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT GIÁ CẢ Để phân tích ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát giá cả đối với các kết cục thị trường, một lần nữa chúng ta lại xem xét thị trường kem. Như chúng ta đã thấy trong chương 4, nếu kem được bán trên thị trường cạnh tranh, không có sự can thiệp của chính phủ, thì giá kem sẽ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu: Tại mức giá cân bằng, lượng kem mà người mua muốn mua đúng bằng lượng kem mà người bán muốn bán. Cụ thể, chúng ta giả sử giá cân bằng là 3 đô la một chiếc kem. Không phải ai cũng cũng vui mừng với kết quả mà thị trường tự do tạo ra. Giả sử Hiệp hội những người ăn kem Mỹ phàn nàn rằng giá 3 đô la quá cao và mọi người không thể thưởng thức mỗi ngày một chiếc kem (định mức ăn kem mà họ đưa ra). Trong khi đó, Tổ chức Quốc gia các nhà sản xuất kem lại kêu ca rằng mức giá 3 đô la - kết quả của sự “cạnh tranh cắt cổ” - đang làm cho thu nhập của các thành viên của họ quá thấp. Cả hai NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC Chương 4 – Cung, cầu và chính sách của chính phủ 1 nhóm này đều vận động chính phủ thông qua một đạo luật nhằm thay đổi kết cục thị trường bằng cách kiểm soát giá cả trực tiếp. Tất nhiên, do người mua bất kỳ hàng hóa nào cũng muốn có giá thấp hơn trong khi người bán lại muốn bán với giá cao hơn, cho nên lợi ích của hai nhóm người này xung đột nhau. Nếu nhóm người ăn kem thành công trong việc vận động hành lang, chính phủ sẽ thông qua một mức giá tối đa cho kem, gọi là trần giá. Nếu nhóm các nhà sản xuất kem thành công, chính phủ sẽ thông qua một mức giá tối thiểu, gọi là sàn giá. Chúng ta sẽ lần lượt xem xét ảnh hưởng của các chính sách này. Ảnh hưởng của trần giá tới kết quả hoạt động của thị trường Khi chính phủ áp đặt một mức trần giá cho thị trường kem do bị mủi lòng vì những lời ca thán của người ăn kem, hai kết cục có thể xảy ra. Trong phần (a) của hình 1, chính phủ định mức trần giá là 4 đô la một chiếc kem. Trong trường hợp này, trần giá được coi là không ràng buộc do giá cân bằng cung cầu (3 đô la) thấp hơn trần giá. Các lực lượng thị trường sẽ đẩy nền kinh tế về trạng thái cân bằng một cách tự nhiên và trần giá không gây ra ảnh hưởng gì. Phần (b) của hình 1 chỉ ra một khả năng khác thú vị hơn. Trong trường hợp này, chính phủ ấn định trần giá là 2 đô la một chiếc kem. Do giá cân bằng là 3 đô la cao hơn trần giá, nên trần giá này không phải là một điều kiện ràng buộc trên thị trường. Các lực lượng cung cầu có xu hướng đẩy giá cả về mức giá cân bằng. Nhưng khi giá thị trường đụng vào trần giá, nó không thể tăng cao hơn nữa. Do đó, giá thị trường phải bằng trần giá. Tại mức giá này, lượng cầu về kem (125 chiếc như trong hình vẽ) vượt quá lượng cung về kem (75 chiếc). Do xảy ra tình trạng thiếu hụt kem, nên một số người muốn mua kem ở mức giá cao hơn không mua được kem. Khi tình hình thiếu hụt kem xảy ra do tác động của trần giá, một cơ chế nào đó sẽ tự nhiên phát sinh để phân phối lượng kem này. Cơ chế này có thể là nguyên tắc xếp hàng: Những người mua sẵn sàng đến sớm và chờ đợi sẽ mua được kem, trong khi những người không sẵn sàng chờ đợi không mua được kem. Hoặc người bán có thể phân phối số kem này theo sự thiên vị cá nhân của họ, chẳng hạn chỉ bán cho bạn bè, họ hàng, người cùng dân tộc hay chủng tộc. Cần chú ý rằng mặc dù trần giá được đưa ra nhằm mục đích giúp đỡ người mua kem, nhưng không phải tất cả người mua đều được hưởng lợi từ chính sách này. Một số người được lợi vì được mua kem với giá thấp hơn, nhưng họ phải xếp hàng, trong khi những người khác không mua được một chiếc kem nào. Ví dụ về thị trường kem chỉ ra một nguyên tắc chung: Khi chính phủ áp đặt một trần giá ràng buộc trong thị trường cạnh tranh, tình trạng thiếu hụt hàng hóa sẽ phát sinh và người ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế học Nguyên lý Kinh tế học Tài liệu Nguyên lý Kinh tế học Chính sách của chính phủ Biện pháp kiểm soát giá cả Chính sách kiểm soát giáGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - PGS.TS Lê Thế Giới (chủ biên)
238 trang 572 0 0 -
Đề cương môn Kinh tế học đại cương - Trường ĐH Mở TP. Hồ Chí Minh
6 trang 327 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 1 - TS. Vũ Kim Dung
126 trang 230 6 0 -
Giáo trình Kinh tế học vi mô cơ bản (Tái bản lần 1): Phần 1
72 trang 222 0 0 -
Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô: Phần 2 - TS. Vũ Kim Dung
117 trang 219 0 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 215 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 156 0 0 -
13 trang 145 0 0
-
Giáo trình Kinh tế vi mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần
133 trang 132 0 0 -
Tập bài giảng môn học : Kinh tế lượng
83 trang 107 0 0