Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở: Phần 2 - ThS.KTS Lê Hồng Quang
Số trang: 63
Loại file: pdf
Dung lượng: 7.26 MB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổ chức không gian chức năng trong nhà ở kiểu riêng lẻ; Tổ chức không gian chức năng trong nhà ở kiểu chung cư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở: Phần 2 - ThS.KTS Lê Hồng Quang NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 77 BÀI 4 : TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở KIỂU RIÊNG LẺ Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có kiến thức về: Khái niệm và cách phân loại nhà ở kiểu riêng lẻ. Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức không gian và các giải pháp thiết - kế của nhà ở kiểu liên kế. - Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức không gian và các giải pháp thiết kế của nhà ở kiểu biệt thự . - 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG : 4.1.1 Khái niệm: [3] Nhà ở riêng lẻ là loại nhà ở độc lập phục vụ cho một gia đình, có ngôi nhà chính từ 1- 4 tầng. Mỗi gia đình sở hữu một khuôn viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên. Ở thành phố loại nhà này chiếm khoảng 30% đến 40%, còn ở nông thôn loại nhà này chiếm từ 80 % đến 90%. 4.1.2 Phân loại: Căn cứ vào lối sống, cách tổ chức mặt bằng , vị trí xây dựng, cũng như mức thu nhập kinh tế của từng gia đình người ta có thể phân loại như sau: - Nhà ở nông thôn : nhà vườn, trang trại , biệt thự …v..v - Nhà ở đô thị : nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, chung cư 4.2 NHÀ LIÊN KẾ: 4.2.1 Tổng quan về nhà liên kế: 4.2.1.1 Khái niệm: Nhà liên kế là một trong các thể loại kiến trúc nhà ở thấp tầng. Đây là loại nhà mà các căn hộ được đặt cạnh nhau, vách liền vách với nhà bên cạnh, tạo thành dãy nhà liên tục và được xây dựng hàng loạt , có chung hình thức kiến trúc mặt bằng và mặt đứng cho từng dãy nhà hoặc cụm nhà, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với lối đi công cộng. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 78 4.2.1.2 Đặc điểm: - Nhà liên kế thường được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích mỗi lô khoảng 80 m² – 120 m², có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4m đến 6m) để tiết kiệm đường ống kỹ thuật hạ tầng đô thị, tạo khả năng tiếp cận với không gian đường phố và các tiện nghi đô thị. - Kích thước chiều ngang lô đất có xu hướng giảm dần khi nhà liên kế được xây dựng tiến dần vào trung tâm thành phố, nhưng không được nhỏ hơn 3,5m. - Mật độ xây dựng loại nhà này cho phép từ 60 –80 % - Vì các ngôi nhà ghép liền sát nhau, vai kề vai, lưng kề lưng nên chỉ tiếp xúc với thiên nhiên ở một hoặc hai mặt nhà . - Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ không gian trong phạm vi lô đất của mình - Tùy theo hướng gió, địa hình, kết cấu … mà có những cách hợp khối khác nhau: xếp thẳng hàng, xếp chéo, xếp so le, xếp giật cấp hoặc chồng lên nhau… - Cứ 6-10 căn hộ tạo thành một dãy nhà có chung mái và tường ngăn giữa các ngôi nhà . Số tầng của các dãy nhà thường từ 2 – 4 tầng. - Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch phân lô và địa hình mà một dãy nhà có số căn hộ nhiều hay ít (dao động từ 4 - 16 căn hộ / dãy). Nếu số lượng căn hộ trong dãy nhà liên kế quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu cho cảnh quan khu ở. - Loại nhà này thích hợp cho các gia đình thị dân trung lưu hoặc khá giả ở các thị trấn, thành phố nhỏ và đô thị lớn. Chức năng chính của nhà liên kế là để ở , hoặc có thể vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế … NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 79 Hình 4.1: 4.2.1.3 Phân loại: - Nhà liên kế chỉ có chức năng ở ( mặt nhà rộng 3.5m – 5m) Hình 4.2 : Khu nhà liên kế tại quận 9, TP.HCM - Nhà liên kế ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ (mặt mhà rộng 4 m – 6m) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 80 Hình 4.3 : Nhà liên kế kết hợp thương mại (shop house) , dự án The Manor Central Park, Hànội Thiết kế :Cty Kiến trúc Kume Sekkei (Nhật Bản) [ nguồn: themanorcentralpark .vn ] _ Nhà liên kế có sân vườn ( mặt nhà rộng 6m - 8m) Hình 4.3 : Nhà liên kế sân vườn , dự án Foshan Times Fantasy [ nguồn: Endless Dwelling ] 4.2.2 Nhà liên kế trong quá trình phát triển đô thị : 4.2.2.1 Hiệu quả kinh tế xã hội − Đóng góp cho đô thị một quỹ nhà ở lớn với tiêu chuẩn nhà từ trung bình, khá đến cao cấp. − Nhà liên kế có tính xã hội hóa cao, kết hợp giữa ở với làm ăn sinh sống và có thể tự phát triển ở mức độ cho phép. Thu nhập của phần lớn cư dân ở các đô thị chưa cao lắm trong NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 81 khi nhu cầu cuộc sống và giá cả thị trường ngày càng tăng. Vì thế giải pháp nhà mặt phố, nhà liên kế vẫn còn phù hợp với hiện trạng kinh tế quốc dân. − So với chung cư cao cấp, biệt thự thì nhà liên kế có chi phí dịch vụ thấp hơn, phù hợp với với thu nhập của người lao động. Do đó trong quy hoạch các khu đô thị mới, người ta thường bố trí nhà liên kế bám theo trục đường chính để có thể buôn bán hay làm dịch vụ tăng thu nhập, cải thiện mức sống. − Trong quá trình đô thị hóa, cấu trúc và quy mô gia đình rất đa dạng. Theo điều tra xã hội học thì hiện nay ở các thành phố lớn có trên 6 kiểu gia đình khác nhau và quy mô gia đình có sự chênh lệch rất lớn. Do đó nhu cầu về diện tích, không gian chức năng trong nhà ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở: Phần 2 - ThS.KTS Lê Hồng Quang NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 77 BÀI 4 : TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG NHÀ Ở KIỂU RIÊNG LẺ Sau khi học xong bài này, sinh viên sẽ có kiến thức về: Khái niệm và cách phân loại nhà ở kiểu riêng lẻ. Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức không gian và các giải pháp thiết - kế của nhà ở kiểu liên kế. - Khái niệm, đặc điểm, cơ cấu tổ chức không gian và các giải pháp thiết kế của nhà ở kiểu biệt thự . - 4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG : 4.1.1 Khái niệm: [3] Nhà ở riêng lẻ là loại nhà ở độc lập phục vụ cho một gia đình, có ngôi nhà chính từ 1- 4 tầng. Mỗi gia đình sở hữu một khuôn viên được khai thác sử dụng từ tầng trệt đến các tầng trên. Ở thành phố loại nhà này chiếm khoảng 30% đến 40%, còn ở nông thôn loại nhà này chiếm từ 80 % đến 90%. 4.1.2 Phân loại: Căn cứ vào lối sống, cách tổ chức mặt bằng , vị trí xây dựng, cũng như mức thu nhập kinh tế của từng gia đình người ta có thể phân loại như sau: - Nhà ở nông thôn : nhà vườn, trang trại , biệt thự …v..v - Nhà ở đô thị : nhà phố, nhà liên kế, biệt thự, chung cư 4.2 NHÀ LIÊN KẾ: 4.2.1 Tổng quan về nhà liên kế: 4.2.1.1 Khái niệm: Nhà liên kế là một trong các thể loại kiến trúc nhà ở thấp tầng. Đây là loại nhà mà các căn hộ được đặt cạnh nhau, vách liền vách với nhà bên cạnh, tạo thành dãy nhà liên tục và được xây dựng hàng loạt , có chung hình thức kiến trúc mặt bằng và mặt đứng cho từng dãy nhà hoặc cụm nhà, có mặt tiền tiếp xúc trực tiếp với lối đi công cộng. NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 78 4.2.1.2 Đặc điểm: - Nhà liên kế thường được xây dựng trên các lô đất có cùng kích thước, diện tích mỗi lô khoảng 80 m² – 120 m², có vườn trước và sân sau, mặt tiền hẹp ( phổ biến nhất là từ 4m đến 6m) để tiết kiệm đường ống kỹ thuật hạ tầng đô thị, tạo khả năng tiếp cận với không gian đường phố và các tiện nghi đô thị. - Kích thước chiều ngang lô đất có xu hướng giảm dần khi nhà liên kế được xây dựng tiến dần vào trung tâm thành phố, nhưng không được nhỏ hơn 3,5m. - Mật độ xây dựng loại nhà này cho phép từ 60 –80 % - Vì các ngôi nhà ghép liền sát nhau, vai kề vai, lưng kề lưng nên chỉ tiếp xúc với thiên nhiên ở một hoặc hai mặt nhà . - Mỗi gia đình được khai thác sử dụng toàn bộ không gian trong phạm vi lô đất của mình - Tùy theo hướng gió, địa hình, kết cấu … mà có những cách hợp khối khác nhau: xếp thẳng hàng, xếp chéo, xếp so le, xếp giật cấp hoặc chồng lên nhau… - Cứ 6-10 căn hộ tạo thành một dãy nhà có chung mái và tường ngăn giữa các ngôi nhà . Số tầng của các dãy nhà thường từ 2 – 4 tầng. - Tùy theo điều kiện cảnh quan, quy hoạch phân lô và địa hình mà một dãy nhà có số căn hộ nhiều hay ít (dao động từ 4 - 16 căn hộ / dãy). Nếu số lượng căn hộ trong dãy nhà liên kế quá nhiều sẽ gây cảm giác buồn tẻ, đơn điệu cho cảnh quan khu ở. - Loại nhà này thích hợp cho các gia đình thị dân trung lưu hoặc khá giả ở các thị trấn, thành phố nhỏ và đô thị lớn. Chức năng chính của nhà liên kế là để ở , hoặc có thể vừa ở vừa kết hợp kinh doanh, buôn bán, làm kinh tế … NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 79 Hình 4.1: 4.2.1.3 Phân loại: - Nhà liên kế chỉ có chức năng ở ( mặt nhà rộng 3.5m – 5m) Hình 4.2 : Khu nhà liên kế tại quận 9, TP.HCM - Nhà liên kế ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ (mặt mhà rộng 4 m – 6m) NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 80 Hình 4.3 : Nhà liên kế kết hợp thương mại (shop house) , dự án The Manor Central Park, Hànội Thiết kế :Cty Kiến trúc Kume Sekkei (Nhật Bản) [ nguồn: themanorcentralpark .vn ] _ Nhà liên kế có sân vườn ( mặt nhà rộng 6m - 8m) Hình 4.3 : Nhà liên kế sân vườn , dự án Foshan Times Fantasy [ nguồn: Endless Dwelling ] 4.2.2 Nhà liên kế trong quá trình phát triển đô thị : 4.2.2.1 Hiệu quả kinh tế xã hội − Đóng góp cho đô thị một quỹ nhà ở lớn với tiêu chuẩn nhà từ trung bình, khá đến cao cấp. − Nhà liên kế có tính xã hội hóa cao, kết hợp giữa ở với làm ăn sinh sống và có thể tự phát triển ở mức độ cho phép. Thu nhập của phần lớn cư dân ở các đô thị chưa cao lắm trong NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ Ở - Trang 81 khi nhu cầu cuộc sống và giá cả thị trường ngày càng tăng. Vì thế giải pháp nhà mặt phố, nhà liên kế vẫn còn phù hợp với hiện trạng kinh tế quốc dân. − So với chung cư cao cấp, biệt thự thì nhà liên kế có chi phí dịch vụ thấp hơn, phù hợp với với thu nhập của người lao động. Do đó trong quy hoạch các khu đô thị mới, người ta thường bố trí nhà liên kế bám theo trục đường chính để có thể buôn bán hay làm dịch vụ tăng thu nhập, cải thiện mức sống. − Trong quá trình đô thị hóa, cấu trúc và quy mô gia đình rất đa dạng. Theo điều tra xã hội học thì hiện nay ở các thành phố lớn có trên 6 kiểu gia đình khác nhau và quy mô gia đình có sự chênh lệch rất lớn. Do đó nhu cầu về diện tích, không gian chức năng trong nhà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở Kiến trúc nhà ở Quy hoạch tổng thể khu nhà ở chung cư Thiết kế xây dựng nhà ở Phân loại nhà biệt thựGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đồ án tốt nghiệp Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Khu nhà ở cán bộ biên phòng tỉnh Bắc Ninh
246 trang 37 0 0 -
2 trang 32 0 0
-
Giáo trình Cấu tạo kiến trúc: Phần 2
137 trang 26 0 0 -
Tham khảo Những ngôi nhà mơ ước: Phần 1
68 trang 25 0 0 -
1 trang 25 0 0
-
Kiến trúc dân dụng - Phần 1 & 2
53 trang 24 0 0 -
24 trang 24 0 0
-
2 trang 23 0 0
-
Kiến trúc hiện đại - nhà ở nông thôn: Phần 2
86 trang 23 0 0 -
Bài thuyết trình Cửa sổ trong nhà
19 trang 23 0 0 -
2 trang 22 0 0
-
Trang trí nhà đẹp đón giao thừa
3 trang 22 0 0 -
Nguyên lý thiết kế nhà ở và nhà công cộng: Phần 1
268 trang 21 0 0 -
1 trang 21 0 0
-
15 trang 21 0 0
-
5 trang 21 0 0
-
Khám phá Kiến trúc cổ Trung Quốc: Phần 2
94 trang 21 0 0 -
1 trang 20 0 0
-
Thuyết trình Xu hướng kiến trúc nhà ở Nhật hiện đại
30 trang 20 0 0 -
3 trang 20 0 0