Danh mục

NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 342.03 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới. Tiểu sử Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quoc Tuan. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYỄN MINH CHÂU VÀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XANGUYỄN MINH CHÂU VÀ TRUYỆN NGẮN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XAI- TÁC GIẢNguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) làmột nhà văn có ảnh hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giaiđoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu của đổi mới.Tiểu sửNăm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thànhchung. Tháng 1 năm 1950, ông học chuyên khoa và sau đó gia nhập quânđội, học ở trường sỹ quan lục quân Trần Quoc Tuan. Từnăm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722,706 thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyen Minh Chau là trợlý văn hóa trung đoàn 64 thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo họctrường Văn hóa . Năm 1962, Nguyen Minh Chau về công tác tại phòngVăn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông đượckết nạp vàoHội nhà văn Việt Nam năm 1972.Các tác phẩm chính Cửa sông (tiểu thuyết, 1966) Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970) Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972) Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977) Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982) Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983) Bến quê (truyện ngắn, 1985) Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987) Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987) Cỏ lau (truyện vừa, 1989). Nguyễn Minh Châu toàn tập (NXB Văn Học, 2001)Giải thưởng1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật vào năm 20002. Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 19903. Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn Minh Châu viết về chiến tranh và người línhII- TRUYỆN NGẮN “ CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”Chiếc thuyền ngoài xa là tên một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn MinhChâu. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư-thế sự của Nguyễn MinhChâu sau năm 1975.[1] Tạp chí Văn nghệ Quân đội (số 1 tháng 10năm 2007) cũng chọn và coi đây là tác phẩm hay nhất của nhà văn.[2]Tácphẩm này đã được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính thức Sách giáokhoa môn ngữ văn lớp 12 bắt đầu từ năm học 2008 – 2009 qua một đoạntrích phần giữa truyện.Xuất xứ và nội dungTruyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa rút trong tập Người đàn bà trênchuyến tàu tốc hành (1983), sau đó được in lại trong tập Chiếc thuyềnngoài xa (1987).Tác phẩm còn được đưa vào tập truyện ngắn Tình yêu sau chiến tranh –tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại do hai nhà văn Wayne Karlinvà Hồ Anh Thái chủ biên, được nhà xuất bản Curbstone ấn hành ở Hoa Kì(bằng tiếng Anh).[1]Chiếc thuyền ngoài xa thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn MinhChâu đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Tuy vậy, nhàvăn không biến nhân vật thành cái loa phát biểu luận đề.[1] Thông qua câuchuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biểnmiền Trung để chụp ảnh nghệ thuật, với một cốt truyện nhiều tình huốngbất ngờ với hệ thống nhân vật đa dạng, nhà văn đề cập đến tính trung thựccủa người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thựccũng như những vấn để phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận conngười.[1]Tóm tắtPhóng viên Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp một tấm ảnhvề cảnh biển có sương để bổ sung vào bộ ảnh lịch. Anh đến một vùng biểnmiền Trung vào giữa tháng bảy. Ngoài Đẩu, người đồng đội cũ giờlàm chánh án tòa án huyện, anh đã quen thân với Phác, một cậu bé thườngđi cùng ông ngoại chở gỗ từ trên rừng về bán cho xưởng đóng tàu. Saukhoảng tuần lễ chưa chụp được bức ảnh ưng ý, tình cờ anh thấy cảnh mộtchiếc thuyền ngoài xa, trong làn sương sớm tạo nên một khung cảnh “từđường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản vàtoàn bích”. Phùng nhanh chóng bấm liên thanh một hồi, thu vào chiếc máyảnh của anh “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh”.Tuy nhiên, khi chiếc thuyền vào bờ, Phùng chứng kiến một cảnh tượngnghiệt ngã : hai vợ chồng người dân chài bước vào bờ, rồi người chồngđánh vợ tới tấp bằng chiếc thắt lưng, rồi Phác, chính là đứa con của cặp vợchồng kia, xông vào ngăn cản, đánh lại bố. Cảnh tượng này những ngàysau đó lại tiếp diễn, chỉ khác là lần này khi lão đàn ông vừa rời khỏithuyền thì có thêm đứa con gái cũng bơi vào bờ, rượt theo em nó và giànhđược con dao găm thằng bé giấu trong cạp quần. Phóng viên Phùng đánhnhau với lão đàn ông và bị thương nhẹ. Tòa án triệu tập người đàn bà đến.Tại đây, chánh án Đẩu vì căm giận người đàn ông vũ phu nhiều lần đánhvợ, đã khuyên người đàn bà bỏ chồng. Nhưng không ngờ người đàn bà đãvan xin Đẩu bắt tội, bỏ tù bà cũng được, đừng bắt bà bỏ chồng. Sau đó, chịkể lại cuộc đời, gia cảnh của mình, lí do chị không muốn bỏ chồng vì giađình họ cần một người đàn ông để chèo chống lúc phong ba và nuôi cảmột đàn con. Người đàn bà chấp nhận sống nhẫn nhục trong sự ngược đãicủa chồng là vì những đứa con. Qua đó, chánh án Đẩu vỡ lẽ ra nhiều điềutrong cách nhìn nhận cuộc sống còn phóng viên Phùng lại hiểu thêm vềmối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.Tấm ảnh của Phùng trong năm ấy và nhiều năm về sau vẫn còn được treoở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Nhưng cứ mỗi lầnPhùng nhìn bức ảnh, những ám ảnh, trăn trở về hình ảnh người đàn bàvùng biển lại đến với anh.Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩmDựng lên sự đối lập giữa hình ảnh chiếc thuyền trên bức ảnh nghệ thuật vàtấn bi kịch của gia đình người ngư dân bên trong chiếc thuyền đẹp đẽ ấy,nhà văn thể hiện rõ quan niệm nghệ thuật của mình : nghệ thuật chân chínhbao giờ cũng bắt nguồn tử cuộc sống, phục vụ cuộc sống ; tài năng và tấmlòng của người nghệ sĩ là những nhân tố không thể thiếu được trong sựsáng tạo nghệ thuật.[3]Nguyễn Minh Châu đã không trực tiếp phát ngôn cho quan niệm nghệthuật của mình nhưng hệ thống nhân vật của tác phẩm và đặc biệt quá trìnhtự ý thức của người nghệ sĩ nhiếp ảnh (ở đoạn kết) đã toát ra điều đ ...

Tài liệu được xem nhiều: