Danh mục

NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU FDI

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 56.50 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU FDI V. NGUYÊN NHÂN, BÀI HỌC KINH NGHIÊM VÀ CÁC GIẢI PHÁP  CHỦ YẾU V.1. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của khu vực  ĐTNN.                V.1.1. Nguyên nhân của những thành tựu:    ­ Trước hết đó là đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng cùng những  cố gắng và tiến bộ trong công tác quản lý của Nhà nước đã phát huy được  nhân tố có ý nghĩa quyết định là ý chí kiên cường, tính năng động, sáng tạo  và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành. ­ Nước ta duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo,  được đánh giá là địa bàn đầu tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường  lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ  động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu tư.  Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc  tế, nhất là về khả năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước của trên  80 triệu dân. ­ Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và  chính quyền địa phương đã tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp  dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, tiếp tục thực  hiện việc cải cách  hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn cho  việc triển khai dự án).  ­ Công tác vận động xúc tiến đầu tư ngày càng được cải tiến, tiến  hành ở nhiều ngành, nhiều cấp, ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức  đa dạng,  kết hợp với các  chuyến  thăm,  làm  việc cấp cao của lãnh  đạo  Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận  động đầu tư ­ xúc tiến thương mại và du lịch. Chính vì vậy, mà hiệu quả đã  được nâng dần với kết quả minh chứng là nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã  vào tìm kiếm cơ hội đầu tư và ký kết số lượng lớn dự án quy mô lớn, mở đầu  cho làn sóng đầu tư mới lần 2 vào Việt Nam, kể từ năm 1987 đến nay.                 V.1.2. Về nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.        ­ Tư duy kinh tế chậm đổi mới. Chưa tạo lập đồng bộ các loại thị  trường theo nguyên tắc thị trường. Nhận thức về chung về ĐTNN đều thống  nhất như các chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước là coi ĐTNN là  một bộ phận cấu thành hữu cơ của nền kinh tế, được khuyến khích phát  triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, thực tế  xử lý các vấn đề cụ thể ở nhiều Bộ, ngành và địa phương vẫn còn phân biệt  rất khác nhau giữa đầu tư trong nước và ĐTNN, chưa thực sự coi ĐTNN là  thành phần kinh tế của Việt Nam. Điều đó thể hiện ngay từ khâu quy hoạch  sản phẩm,  phân  bổ các nguồn  lực phát  triển kinh  tế (lao  động,  đất đai,  vốn…) cũng chưa thực sự cho phép ĐTNN tham gia. Việc xử lý tranh chấp  kinh tế giữa các bên cũng thiên về bảo vệ quyền lợi cho phía Việt Nam.  Trong những thời điểm khó khăn, ta tranh thủ vốn ĐTNN nhưng khi điều  kiện thuận lợi lại có xu hướng không khuyến khích ĐTNN mà để trong nước  tự làm; những biểu hiện này có tác động làm  nản lòng nhà ĐTNN.  ­ Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư tuy đã được sửa đổi, bổ  sung nhưng vẫn chưa đồng bộ, thiếu nhất quán. Một số Bộ, ngành chậm  ban hành các thông tư hướng dẫn các nghị định của Chính phủ.  ­ Môi trường đầu tư­kinh doanh nước ta tuy được cải thiện nhưng tiến  bộ đạt được còn chậm hơn so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh  tranh thu hút vốn ĐTNN tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt.  ­ Định hướng chiến lược thu hút vốn ĐTNN hướng chủ yếu vào lĩnh  vực công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sự liên kết, phối hợp giữa  các doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nước còn yếu nên giá trị  gia tăng trong một số sản phẩm xuất khẩu (hàng điện tử dân dụng,  dệt  may) còn thấp. Nhiều tập đoàn công nghiệp định hướng xuất khẩu đầu tư  tại Việt Nam buộc phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu đầu vào vì thiếu  nguồn cung cấp ngay tại Việt Nam. ­ Công tác quy hoạch còn có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch  ngành còn nặng về xu hướng bảo hộ sả n xuất trong nước, chưa kịp thời  điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế.  ­Nước ta có xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, quy mô nền kinh tế  nhỏ bé; kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội yếu kém; các ngành công nghiệp bổ  trợ chưa phát triển; trình độ công nghệ và năng suất lao động thấp, chi phí  sản xuất cao. Chính sách, biện pháp để khuyến khích huy động tốt nguồn  lực trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế, xã hội còn nhiều hạn  chế. ­ Sự phối hợp trong quản lý hoạt động ĐTNN giữa các Bộ, ngành, địa  phương chưa chặt chẽ. Đánh giá tình hình ĐTNN vẫn nặng về số lượng,  chưa coi trọng về chất lượng, còn bệnh thành tích trong cơ quan quản lý các  cấp. ­ Tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính chưa đáp  ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Năng lực của một bộ phận cán  bộ, công chức làm công tác kinh tế đối ngoại còn hạn chế về chuyên môn,  ngoại ngữ,  không  loại trừ  một  số  yếu kém  về phẩm chất,  đạo đức, gây  phiền hà cho doanh nghiệp, làm   ảnh hưởng xấu đến môI trường đầu tư­ kinh doanh.   V.2.  Bài học kinh nghiệm:             Từ thực tiễn 20 năm hoạt động ĐTNN tại Việt Nam cũng như  kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học  sau: Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh  tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách  thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương,  đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy  sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt,  đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa kịp thời, tạo  ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức ...

Tài liệu được xem nhiều: