Danh mục

Nguyên nhân hình thành cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 372.40 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cộng đồng người Việt ở Thái Lan bắt đầu hình thành từ các đợt di cư vào thế kỷ XVII. Nhìn chung quá trình di cư, nhập cư của người Việt diễn ra liên tục trong suốt từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XX với các nguyên nhân khác nhau như: Bài xích tôn giáo, nạn mất mùa đói kém, chiến tranh Xiêm – Việt trên đất Campuchia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân hình thành cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XX HOÀNG THỊ TRÀ NHUNG Khoa Lịch sử Tóm tắt: Cộng đồng người Việt ở Thái Lan bắt đầu hình thành từ các đợt di cư vào thế kỷ XVII. Nhìn chung quá trình di cư, nhập cư của người Việt diễn ra liên tục trong suốt từ giữa thế kỷ XVII đến thế kỷ XX với các nguyên nhân khác nhau như: bài xích tôn giáo, nạn mất mùa đói kém, chiến tranh Xiêm – Việt trên đất Campuchia. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trên con đường đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc nhiều chí sĩ yêu nước Việt Nam đã chọn Thái Lan làm địa bàn hoạt động của mình.Sau cùng là sự lánh nạn chiến tranh Đông Dương của Việt Kiều từ Lào sang miền đất Đông Bắc Thái Lan sau khi chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt. Từ khóa: di cư, nhập cư, định cư, cộng đồng1. MỞ ĐẦUNgười Việt xuất hiện ở Thái Lan từ rất sớm, với lịch sử trên dưới 300 năm sớm nhất vàothời kỳ Authaya và muộn nhất là thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai, người Việt ởThái Lan luôn gắn liền với những biến cố lịch sử của Việt Nam cũng như những biếnđộng trong quan hệ khu vực. Đến đầu thế kỷ XX cộng đồng người Việt ở Thái Lanchính thức hình thành với nhiều nguyên nhân khác nhau.2. NỘI DUNGVào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, các cường quốc phương Tây cũng như Giáo hộiThiên chúa giáo La Mã đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng về châu Á, châu Phi và châuMỹ. Vua Pháp Louis XIV (1643-1715) hết sức ủng hộ cho công cuộc truyền bá đạoThiên Chúa, chính nhà vua đã viết thư yêu cầu chúa Trịnh ở Đàng ngoài cho phéptruyền bá đạo Thiên Chúa.Trong thư của vua nói đến vấn đề truyền giáo: “Điều màchúng tôi mong mỏi hơn hết cho Ngài và xứ sở của Ngài, là các thần dân của Ngài,những người đã theo đạo duy nhất của vị chúa tể của Trời Đất, được tự do truyền giảngđạo này, một đạo cao nhất, sáng nhất, thánh thiện nhất và hơn hết là để các vua cai trịmột cách tuyệt đối các dân tộc”[6, tr. 49]. Vua Pháp không ngần ngại kêu gọi chúaTrịnh đi theo Thiên Chúa giáo: “Chúng tôi cũng tin rằng nếu Ngài biết những chân lý,những châm ngôn, mà đạo này dạy, Ngài sẽ là người làm gương theo đạo đầu tiên chothần dân của Ngài” [6, tr. 49]. Để đáp lễ, chúa Trịnh Cán đã gửi quà biếu cho vua Pháp,đồng thời, ông viết thư trả lời ngay cho vua Pháp về ý muốn truyền giáo với những lờithẳng thắn: “Ý muốn của Ngài về việc mong chúng tôi cộng tác trong việc truyền bá quýđạo, chúng tôi không thể chấp nhận được vì chúng tôi đã có những cổ tục do luật lệđịnh ra, đã rõ ràng chống lại việc này... Làm sao chúng tôi có thể coi thường một tậptục lâu đời để thoả mãn tình bạn riêng tư” [6, tr. 51].Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2016-2017Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2016: tr. 94-101NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT... 95Đây là thái độ rõ ràng, dứt khoát không chấp nhận của chúa Trịnh về việc đề nghịtruyền bá đạo Thiên Chúa của vua Pháp. Dù chúa Trịnh không đồng ý, nhưng các nhàtruyền giáo vẫn ngấm ngầm, len lỏi bằng nhiều hình thức để truyền đạo như: cải tranglàm thương gia, thợ sửa đồng hồ, sửa các máy móc, máy thiên văn...Chính sự bài xích Thiên Chúa giáo của chính quyền Trịnh- Nguyễn ở Đàng Ngoài đã tácđộng đến sự hình thành nhóm người Việt đầu tiên định cư ở Thái Lan mà cụ thể là ởAyutthaya từ thế kỷ XVII (vùng này nằm cách biên giới các tỉnh Đông Bắc Thái Lan từ600 - 800 km). Nhà nước Ayutthaya vào những năm giữa thế kỷ XVII trên bước đườngxây dựng trở thành một quốc gia thịnh vượng đã mở cửa giao lưu hàng hóa bằng đườngbiển với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha... Với tháiđộ cứng nhắc có phần cực đoan trong chính sách bài xích Thiên Chúa giáo, trong lúccác giáo sỹ phương Tây đang lôi kéo ngày một nhiều các giáo dân tại các làng quê ở cảba miền Bắc, Trung, Nam. Chính sự bài xích quyết liệt này đã khiến nhiều gia đình cônggiáo phải bỏ làng quê ra đi hoặc tìm lối thoát về tinh thần. Sự ra đi của các gia đìnhnông dân Nam Bộ (toàn bộ các gia đình đều là tín đồ theo Thiên Chúa giáo) đã tạothành một làn sóng nhập cư, đó có thể coi là đợt nhập cư đầu tiên của của người Việtvào Thái Lan bằng con đường biển, người Xiêm đương thời gọi họ là người DuônCochinchina [7, tr. 23].Với chủ trương mở cửa đất nước, mở rộng quan hệ buôn bán với nước ngoài, vua Naraivĩ đại của Xiêm (1656- 1688) thi hành chính sách cởi mở trong đãi ngộ với mọi cộngđồng người nước ngoài đang làm ăn sinh sống ở Ayuthaya, không phân biệt tôn giáo.Đó là những thuận lợi ban đầu đối với người Việt lớp đầu tiên. Họ không những khôngbị cản trở mà còn được hoan nghênh. Trong một bản đồ vẽ năm 1687 về Ayutthaya củasứ thần Pháp Simon de la Loubèle đã được xuất bản vào năm 1691, có một khu phố củangười Việt ở Kinh đô Ayutthaya với tộc danh là “Cochinchinois” với khoảng 100 người[9, tr.25] họ chủ yếu làm nông nghiệp thuần túy và một số nghề phụ gắn liền với nôngnghiệp như đánh bắt cá tôm, chế biến hải sản và một số nghề thủ công liên quan khácnhư đóng thuyền, dệt vải, dệt chiếu...Khi người Việt đã xuất hiện ở một số vùng đất của Xiêm thì vào những năm cuối củavương triều Ayuthaya, nước Xiêm rơi vào cảnh suy tàn bởi cuộc chiến tranh Thái– Miến(1766- 1767). Cùng với những cuộc chạy loạn của người Việt ra khỏi Ayuthaya đi vềphía Tây như Kanchanaburi, hay xuống phía Nam như Nakhon Sithămmarat thì ở phíaĐông xuất hiện làn sóng nhập cư mới của người Việt vào nước này. Đây là những đợtnhập cư không xuất phát từ lý do tôn giáo. Nó bị xô đẩy bởi cuộc chiến tranh xâm lấnlãnh thổ vì mục đích bảo vệ ngai vàng, vừa gây thanh thế của triều đình Thoonburi vàothời điểm vu ...

Tài liệu được xem nhiều: