Danh mục

NGUYÊN NHÂN HÔN MÊ (Kỳ 3)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 236.66 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyên nhân:Thông thường chia làm hai nhóm: có dấu thần kinh khi trú và nhóm ít hoặc không có dấu khu trú rõ.@ Có triệu chứng khu trú như: - Chấn thương sọ não: khoảng tỉnh sau đó mới hôn mê (tụ máu ngoài màng cứng hoặc dưới màng cứng). Ðau khu trú khi gõ vào hộp sọ, chụp phim sọ (vết gãy xương, bóng khí), chụp động mạch não, chụp não cắt lớp vi tính não. Lưu ý bệnh nhân già, uống rượu dùng thuốc chống đông thường bỏ qua chấn thương sọ.- Tai biến mạch máu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYÊN NHÂN HÔN MÊ (Kỳ 3) HÔN MÊ (Kỳ 3) 8. Nguyên nhân: Thông thường chia làm hai nhóm: có dấu thần kinh khi trú và nhóm íthoặc không có dấu khu trú rõ. @ Có triệu chứng khu trú như: - Chấn thương sọ não: khoảng tỉnh sau đó mới hôn mê (tụ máu ngoài màngcứng hoặc dưới màng cứng). Ðau khu trú khi gõ vào hộp sọ, chụp phim sọ (vếtgãy xương, bóng khí), chụp động mạch não, chụp não cắt lớp vi tính não. Lưu ýbệnh nhân già, uống rượu dùng thuốc chống đông thường bỏ qua chấn thương sọ. - Tai biến mạch máu não (xuất huyết não, nhồi máu não, xuất huyết màngnão) hôn mê đột ngột kèm liệt nửa người ở người lớn tuổi, tăng huyết áp nên chụpnão cắt lớp vi tính não, cộng hưởng từ não. - U não: thường xảy ra dần dần sau một thời gian có triệu chứng tăng áp lựcnội sọ (đau đầu, nôn, giảm thị lực, phù gai thị) kèm dấu khu trú nên chụp độngmạch não, chụp não cắt lớp vi tính não hay cộng hưởng từ não. - Nhiễm khuẩn: viêm màng não, viêm não màng não (herpers), viêm nãoNhật Bản B, áp xe não, sốt rét ác tính... - Ðộng kinh: hôn mê sau cơn thông thường kéo dài vài ba phút đến 5-10phút, nếu hôn mê kéo dài quá 20-30 phút cần phải tìm tổn thương đi kèm (máu tụ,chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não,rối loạn chuyển hóa...), trạng thái động kinh, sản giật. - Hạ glucose máu. - Phù não trong tăng huyết áp ác tính. - Hai nguyên nhân sau thường kèm theo co giật. @ Không có triệu chứng thần kinh chỉ điểm: - Ðái tháo đường (nhiễm toan xeton, hạ glucose máu, tăng thẩm thấu, tăngaxít lactic). - Ure máu cao. - Hôn mê gan: viêm gan tối cấp, xơ gan mất bù nặng. - Nhiễm độc: rượu thường kèm hạ glucose máu và thiếu vitamin B1. - Ngộ độc thuốc an thần, bình thản, barbituric gây hôn mê im lặng; chốngtrầm cảm 3 vòng gây hôn mê kích động, có nguy cơ rối loạn nhịp tim (kiềm hóamáu, ngất) còn theophyline, atropine gây hôn mê kích động. - Ngộ độc CO, ma túy. @ Chuyển hóa và nội tiết: - Thiếu vitamine B1 nhất là ở người nghiện rượu, phụ nữ có thai nôn nhiều,bệnh Gayet Wernicke (lú lẫn, tăng trương lực đối kháng, rối loạn vận nhãn khônghằng định). - Thiếu O2 (thiếu O2 và tăng CO2, thiếu máu não), trong suy hô hấp cấp,suy tim cấp. - Suy thượng thận, suy giáp, suy tuyến yên. - Rối loạn ion như hạ Na+ máu (ngộ độc nước) hoặc tăng Na+, tăng Ca++,hạ phospho máu. IV. TIÊN LƯỢNG Tùy thuộc vào tổn thương lớn hay nhỏ, mức độ hôn mê (chỉ trừ hôn mêdo thuốc ngủ an thần). Khi thang điểm Glasgow 3-4 điểm 85% tử vong hoặc cònđời sống thực vật; ngược lại trên 11 điểm chỉ chết 5-10%, 85% khỏi hoàn toànhoặc dị chứng nhẹ. Hôn mê càng kéo dài thì tiên lượng càng nặng. Mất phản xạ đồng tử với ánh sáng và phản xạ giác mạc 6 giờ sau hôn mêthì 95% tử vong. Mất phản xạ đồng tử trong 24 giờ thì 91% tử vong. Nếu ít nhất 2trong 3 phản xạ sau: phản xạ ánh sáng của đồng tử, phản xạ giác mạc và phản xạmắt - tai thì 97% bệnh nhân không hồi phục. Nguyên nhân có vai trò trong tiên lượng đối với hôn mê do thuốc ngủ, anthần thì tử vong luôn thấp dưới 5%; bệnh não do chuyển hóa, chấn thương sọ vàviêm não màng não tử vong 40-60% còn bệnh não do thiếu O2 và tai biến mạchmáu não tử vong đến 60-90 %. Cơ địa: người lớn tuổi và tổn thương nội tạng đều tiên lượng nặng. V. ÐIỀU TRỊ Ngoài các chỉ định phẫu thuật thần kinh (máu tụ, áp xe, u não) các hônmê đều phải điều trị nội khoa. Hồi sức nhằm giải quyết các rối loạn đó. 1. Hồi sức hô hấp: Có tầm quan trọng hàng đầu đó là khai thông đường dẫn khí bằng cáchcho bệnh nhân nằm tư thế nghiêng an toàn, cung cấp O2, hỗ trợ hô hấp, đặt nội khíquản nếu hồi sức lâu. Thở máy áp lực dương cuối thì kỳ thở ra làm tăng áp lực nộisọ, ngoài ra còn có thể do bệnh nhân gây giụa nên phải cho an thần. 2. Hồi sức tuần hoàn: Việc cung cấp O2 cho não lệ thuộc cung lượng lên não. Tùy theo nguyênnhân gây rối loạn huyết động có thể bù dịch hoặc trợ tim. Các thuốc giãn mạchnão chỉ có tác dụng ở chỗ tế bào còn nguyên vẹn và mạch não tự điều chỉnh được,chúng có thể làm nặng thêm thiếu máu não ở vùng tổn thương. Trong trường hợp THA ác tính thì phải hạ nhanh huyết áp; còn trongxuất huyết dưới nhện thì phải cho thuốc chẹn Ca++ như nimodipine. 3. Cung cấp Glucose: Hôn mê do hạ glucose máu nếu không được điều trị thì gây tổn thươngkhông hồi phục. Nếu khi có hôn mê không rõ căn nguyên cần tiêm ngay glucose30-50% 50ml sau khi lấy máu thử glucoza máu. Ở người nghiện rượu hoặc nônmửa không ăn được lâu ngày phải cho vitamine B1 để tránh bệnh não do thiếuvitamine B1 (Gayet - Wernicke) từ 200 đến 1000 mg. 4. Cân bằng ...

Tài liệu được xem nhiều: