Thông tin tài liệu:
Khoảng hơn một tháng nay, con tôi thường xuyên nháy một bên mắt, có lúc nheo nháy tít mắt lại. Vậy cháu bị bệnh gì.Nháy mắt là bình thường, nhưng nháy liên tục, nháy không kiểm soát được là việc không bình thường. Có nhiều nguyên nhân khiến bé hay nháy mắt. Có thể do rối loạn ở bề mặt nhãn cầu và mi mắt hoặc một biểu hiện để chống lại một tác nhân gây khó chịu như dị vật kết mạc, giác mạc hoặc do một số rối loạn ở bán phần trước như viêm giác mạc, chắp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân khiến trẻ hay nháy mắtNguyên nhân khiến trẻ hay nháy mắtKhoảng hơn một tháng nay, con tôi thường xuyên nháymột bên mắt, có lúc nheo nháy tít mắt lại. Vậy cháu bịbệnh gì.Nháy mắt là bình thường, nhưng nháy liên tục, nháy khôngkiểm soát được là việc không bình thường. Có nhiều nguyênnhân khiến bé hay nháy mắt. Có thể do rối loạn ở bề mặtnhãn cầu và mi mắt hoặc một biểu hiện để chống lại một tácnhân gây khó chịu như dị vật kết mạc, giác mạc hoặc do mộtsố rối loạn ở bán phần trước như viêm giác mạc, chắp lẹo,viêm mí mắt, đau mắt đỏ.Nếu hiện tượng nháy mắt kéo dài sẽ gây loạn vận động củami hay loạn trương lực cơ vùng mặt, các cơ vòng mi, cơ cungmày và cơ trán, có thể rút cơ từ vùng mặt. Tật hay nháy mắtcũng gây khó chịu và mất tự tin cho bé khi lớn lên, được coilà bị tật ở mắt.Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường: đỏ mắt, chảy nướcmắt, chói và sợ ánh sáng, hay dụi và nheo mắt khi nhìn, kêuđau ở mi và trong mắt… cần đưa trẻ đến khám ở bácsĩ chuyên khoa. Chẩn đoán của bác sĩ sẽ giúp phụ huynh loạibỏ nguyên nhân bệnh, phát hiện những bệnh lý và điều trị kịpthời hoặc sớm ngăn chặn thói quen nháy mắt nhiều của trẻ.Nếu đã loại bỏ các tác nhân gây nheo, nháy mắt mà bé vẫn cứnháy mắt thì phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện tâm thầnđể đo não đồ, nhằm phát hiện bệnh động kinh nhẹ ở trẻ.Động kinh cũng làm cho trẻ nheo, nháy mắt liên tục và cókéo theo cơ mặt.