Danh mục

Nguyên nhân Sốt cao co giật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.40 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sốt cao co giật là một loại co giật hay xảy ra ở trẻ nhỏ khi sốt cao. Sốt cao co giật điển hình kéo dài 5 phút hoặc ít hơn, mặc dù một số có thể kéo dài hơn. Hầu hết trẻ bị sốt cao co giật đều từ 6 tháng - 5 tuổi. Mặc dù sốt cao co giật có thể khiến bạn hoảng sợ, song nó thường vô hại và không báo hiệu một vấn đề đang hoặc sẽ diễn ra. Song sốt cao co giật luôn cần sự chú ý về y tế, đặc biệt...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân Sốt cao co giật Sốt cao co giật Sốt cao co giật là một loại co giật hay xảy ra ở trẻ nhỏ khi sốt cao. Sốtcao co giật điển hình kéo dài 5 phút hoặc ít hơn, mặc dù một số có thể kéodài hơn. Hầu hết trẻ bị sốt cao co giật đều từ 6 tháng - 5 tuổi. Mặc dù sốt cao co giật có thể khiến bạn hoảng sợ, song nó thường vôhại và không báo hiệu một vấn đề đang hoặc sẽ diễn ra. Song sốt cao co giậtluôn cần sự chú ý về y tế, đặc biệt là xác định nguyên nhân gây sốt. Sốt cao co giật là dạng co giật phổ biến nhất ở trẻ em. Bệnh xảy ratrong khoảng 4% số trẻ dưới 4 tuổi. Nhiều trẻ không bao giờ bị lại. Một sốtrẻ lại thừa hưởng xu hướng bị co giật khi sốt cao. Sốt cao co giật thường hếtkhi trẻ được 5-6 tuổi. Dấu hiệu và triệu chứng Những dấu hiệu của sốt cao co giật gồm: Co giật liên tục hoặc co cứng cứng tay và chân - Mắt trợn ngược - Mất ý thức - Sốt cao co giật thường là do nhiệt độ trẻ tăng nhanh, nhưng những dấuhiệu trên không nhất thiết phản ánh mức độ sốt. Hầu hết các cơn co giật dosốt cao rất ngắn, với những dấu hiệu thường kéo dài 5 phút hoặc ít hơn. Saukhi co giật, trẻ có thể khóc hoặc ngủ yên. Nguyên nhân Sốt cao co giật thường do sốt tăng nhanh, có thể do nhiễm tr ùng mộtbộ phận nào đó của cơ thể. Sốt thường bắt nguồn từ một bệnh điển hình củatrẻ em như nhiễm trùng tai giữa. Một nguyên nhân ít phố biến nhưng rấtnguy hiểm của co giật là nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (não và tuỷsống). Một nhiễm trùng loại này là viêm màng não. Một bệnh nữa là viêmnão. Yếu tố nguy cơ Tuổi nhỏ là yếu tố nguy cơ cao nhất. Hầu hết các cơn sốt cao co giậtxảy ra ở trẻ từ 6 tháng-5 tuổi và lứa tuổi dễ bị sốt cao co giật nhất là từ 12-18tháng tuổi. Một số trẻ được thừa hưởng khuynh hướng co giật khi sốt cao từgia đình. Khi nào cần đi khám Ðưa trẻ tới bác sỹ ngay khi trẻ bị co giật, kèm cứng cổ, trở lên lẫn lộnhoặc mê sảng, khó tỉnh dậy hoặc trông rất yếu. Trẻ nên được kiểm tra ngaykhi có cơn sốt co giật đầu tiên. Khám sàng lọc và chẩn đoán Bác sỹ sẽ phải khám sức khỏe cho trẻ để xác định nguyên nhân củasốt hoặc sốt cao co giật. Bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra nước tiểu hoặc máuđể phát hiện nhiễm trùng. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, cần phải chọcdò tủy sống. Trong thủ thuật này, khoảng một nửa thìa cà phê dịch não tủyđược rút ra bằng kim từ vùng thắt lưng trẻ. Xét nghiệm có thể cho thấy bằngchứng của nhiễm trùng trong dịch não tủy. Biến chứng Mặc dù sốt cao co giật khiến các bậc phụ huynh rất lo sợ, nhưng đạiđa số các cơn sốt cao co giật không gây ra hậu quả kéo dài. Sốt co giật được phân loại là đơn giản và phức tạp. Sốt cao co giậtđơn giản không gây ra tỷ lệ động kinh, bại não hoặc chậm phát triển trí tuệcao hơn. Sốt cao co giật phức tạp kéo dài hơn 15 phút, xảy ra hơn một lầntrong vòng 24 giờ hoặc chỉ khu trú ở một nửa người. Sốt cao co giật phứctạp có thể gây nguy cơ cao bị co giật sau đó. Nếu con bạn bị sốt cao co giật, bạn thường lo lắng không biết bé có bịmột rối loạn nào đó tiềm ẩn, như động kinh hay không. Tuy nhiên, độngkinh ở trẻ em được định nghĩa là những cơn co giật tái diễn khi không cósốt. Tỷ lệ trẻ bị động kinh sau khi bị sốt cao co giật là rất nhỏ. Khoảng 95-98% số trẻ bị sốt cao co giật đơn giản không bao giờ bị động kinh. Tuynhiên, trẻ bị động kinh dễ bị co giật khi sốt hơn vì sốt làm giảm ngưỡng cogiật. Ðiều trị Hầu hết các cơn co giật do sốt cao đều tự hết trong vòng 5 phút. Tuynhiên, nếu cơn co giật kéo dài trên 5 phút hoặc nếu trẻ bị hai hoặc nhiều cơnco giật thì phải đi khám ngay. Nếu cơn co giật vẫn xảy ra khi trẻ tới phòng cấp cứu, bác sỹ có thểcho thuốc đặt trực tràng hoặc tiêm tĩnh mạch để cắt cơn co giật. Có thể bác sỹ sẽ yêu cầu trẻ lưu lại bệnh viện trong một thời gianngắn để theo dõi thêm. Nhưng không phải lúc nào cũng cần nằm viện. Phòng ngừa Nếu trẻ dễ bị sốt cao co giật thì có thể phòng ngừa tai biến này bằngcách nhanh chống hạ sốt khi trẻ bị ốm. Sốt cao co giật xảy ra hầu hết vào ngày ốm đầu tiên. Có thể làm giảmkhả năng sốt cao co giật bằng cách cho trẻ dùng acetaminophen (Tylenol,các biệt dược khác) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin, các biệt dược khác) ngaykhi có báo hiệu đầu tiên của sốt. Nhưng không dùng aspirin cho trẻ. Aspirincó thể gây ra một rối loạn hiếm gặp nhưng nguy hiểm là hội chứng Reye.Không đắp cho trẻ quá nhiều vào ban đêm và cho trẻ uống nhiều nước. Cũng có thể ngăn ngừa sốt cao co giật bằng cách cho trẻ d ùng thuốcchống co giật theo đơn tới khi trẻ lên 3-4 tuổi. Tuy nhiên, bác sỹ hiếm khi kêđơn những thuốc này vì hầu hết các cơn sốt cao co giật là vô hại và hầu hếttrẻ đều tự khỏi mà không có di chứng gì. ...

Tài liệu được xem nhiều: