Danh mục

Nguyên nhân Vàng da sơ sinh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 115.38 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong một vài ngày đầu sau khi chào đời, hơn một nửa số trẻ sinh đủ tháng và 80% số trẻ đẻ non khỏe mạnh bị vàng da (da và mắt có màu vàng). Mặc dù một số bé bị vàng da ngay khi sinh, hầu hết bị tình trạng này ở ngày thứ hai hoặc thứ ba. Đó là lý do tại sao bạn thường không để ý thấy cho mãi tới khi bé đã ở nhà. Bản thân vàng da không phải là một bệnh. Hầu hết các trường hợp vàng da là do gan của trẻ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên nhân Vàng da sơ sinh Vàng da sơ sinh Trong một vài ngày đầu sau khi chào đời, hơn một nửa số trẻ sinh đủtháng và 80% số trẻ đẻ non khỏe mạnh bị vàng da (da và mắt có màu vàng).Mặc dù một số bé bị vàng da ngay khi sinh, hầu hết bị tình trạng này ở ngàythứ hai hoặc thứ ba. Đó là lý do tại sao bạn thường không để ý thấy cho mãitới khi bé đã ở nhà. Bản thân vàng da không phải là một bệnh. Hầu hết các trường hợpvàng da là do gan của trẻ chưa đủ hoàn thiện để chuyển hóa bilirubin, là chấtđược tạo thành khi cơ thể tái chế những tế bào hồng cầu bị tổn thương hoặcđã già. Vàng da thường không có gì đáng lo ngại và không gây khó chịu chobé. Nó sẽ tự hết trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng này cần được bác sỹtheo dõi chặt chẽ. Nếu cần, điều trị bằng đèn tử ngoại đặc biệt có thể giữ chonồng độ bilirubin trong máu trẻ không tăng quá cao. Dấu hiệu và triệu chứng Những dấu hiệu và triệu chứng của vàng da sơ sinh có thể gồm: - Vàng da Vàng mắt - Li bì ở một số trường hợp - Nhìn chung, bạn sẽ thấy vàng da đầu tiên là ở trên mặt trẻ, sau đó làngực, bụng và chân cũng có màu vàng. Cách dễ nhất để phát hiện bệnh vàngda là ấn nhẹ ngón tay lên trán hoặc mũi trẻ. Nếu da có màu vàng khi ấnnghĩa là bé bị vàng da. Cách này có thể áp dụng cho trẻ sơ sinh thuộc mọimàu da. Tốt nhất là kiểm tra trẻ dưới ánh sáng ban ngày tự nhiên hoặc trongphòng có ánh đèn huỳnh quang. Trong khi kiểm tra trẻ, để ý xem lòng trắngcủa mắt (củng mạc) có ngả sang màu vàng hay không. Vàng da thường kéo dài từ 7-10 ngày ở trẻ sơ sinh đủ tháng và có thểdiễn ra lâu hơn ở trẻ sinh thiếu tháng hoặc bú mẹ. Nguyên nhân Nhiều tình trạng có thể gây vàng da. Nếu vàng da xuất hiện ngay khisinh hoặc trong vòng 24 giờ thì có thể là do một số vấn đề như bầm tímnặng, trẻ bị nhiễm trùng máu hoặc không tương thích giữa máu mẹ và con.Vàng da xuất hiện trong hoặc kéo dài qua tuần thứ 2 sau sinh có thể là dosuy gan, nhiễm trùng nặng, thiếu hụt enzym hoặc bất thường tế bào hồng cầucủa trẻ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, vàng da xuất hiện trong ngàythứ 2 hoặc thứ 3 sau sinh do gan của trẻ không kịp xử lý bilirubin. Ðây cònđược gọi là vàng da sinh lý. Trẻ em khi sinh ra có nguồn cung cấp hồng cầu dồi dào giúp vậnchuyển oxy. Sau đó những tế bào hồng cầu này bị chết và tạo thànhbilirubin. Bình thường bilirubin được vận chuyển tới gan để xử lý trước khibị đào thải ra khỏi cơ thể. Nhưng trẻ sơ sinh ban đầu có nhiều bilirubin hơnkhả năng xử lý của gan. Tình trạng thừa bilirubin này khiến cho da và đôikhi cả lòng trắng của mắt có màu vàng. Vàng da hay xảy ra hơn và có phần nặng hơn ở trẻ đẻ non vì gan củanhững trẻ này chưa phát triển hoàn thiện bằng những trẻ sinh đủ tháng. Yếu tố nguy cơ Các bé trai có nguy cơ bị vàng da cao hơn các bé gái. Trẻ em người dađỏ và châu Á cũng dễ bị vàng da hơn. Những yếu tố khác khiến trẻ có nguycơ bị vàng da gồm: Đẻ non: Vì gan trẻ sinh thiếu tháng không thể xử lý kịp bilirubin nênnhững trẻ này có nguy cơ bị vàng da cao hơn. Trẻ đẻ non lúc đầu cũng ăn íthơn và có ít nhu động ruột hơn, nghĩa là có ít bilirubin được bài xuất ra khỏicơ thể theo phân. Bầm tím trong khi sinh: Ðôi khi trẻ bị bầm tím trong khi sinh. Nếutrẻ sơ sinh bị bầm tím, trẻ có thể có nồng độ bilirubin cao hơn do có nhiềuhồng cầu bị chết hơn. Nhóm máu: Nếu trẻ có nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ thì trẻcó thể nhận được những kháng thể qua bánh rau khiến trẻ bị tan máu nhanhhơn. Nhóm máu được quyết định tùy vào việc bạn có một số phân tử proteintrên bề mặt tế bào máu hay không. Yếu tố rhesus (Rh) là một trong nhữngnhóm máu này. Nếu bạn có yếu tố Rh trong tế bào máu bạn được xem là cóRh(+). Nếu không, bạn là người Rh(-). Không có bất thường gì về mặt ditruyền khi bạn là người Rh(+) hay Rh(-). Nhưng vấn đề nảy sinh khi ngườimẹ mang Rh(-) mang thai đứa trẻ có Rh(+). Ở phụ nữ Rh (-), tiêm globulinmiễn dịch RH(D) (RhoGAM) trong khi mang thai và ngay sau đẻ có thểgiảm thiểu khả năng xảy ra những vấn đề này. Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bú sữa mẹ có nguy cơ bị vàng da cao hơnnhưng đối với hầu hết trẻ sơ sinh thì nguy cơ này là không đáng kể và thấphơn nhiều so với những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài ra, nếusữa mẹ xuống chậm, bé có thể không tăng cân như mong muốn và làm chovàng da trở nên rõ ràng hơn. Bú mẹ nhiều hơn mức thông thường 8-10lần/ngày có thể làm giảm nguy cơ. Điều này giúp trẻ tăng nhu động ruột.Vàng da do bú mẹ thường xuất hiện từ 4-7 ngày sau sinh và có thể kéo dàivài tuần. Xuất viện sớm: Vì nồng độ bilirubin thường tăng vào ngày thứ 2 vàthứ 3 sau sinh nên những trẻ ra viện trước 72 giờ đồng hồ sau sinh tăng nguycơ vàng da khi ở nhà. Trước đây khi việc cho xuất viện sớm chưa phổ biến,vàng da thườn ...

Tài liệu được xem nhiều: