Nêu được các điều kiện của một đường khâu tốt trong khâu nối ống tiêu hoá . Trình bày được kỹ thuật khâu ống tiêu hoá. Liên quan giải phẫu Ruột non là phần ống tiêu hoá được tính từ môn vị đến lỗ hồi-manh tràng, có chiều dài rất thay đổi tùy vào mỗi con người, trung bình từ 6,5m.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc chung khâu nối ống tiêu hóa NGUYÊN TẮC CHUNG KHÂU NỐI ỐNG TIÊU HÓAMục tiêu học tập1. Nêu được các điều kiện của một đường khâu tốt trong khâu nối ống tiêu hoá2. Trình bày được kỹ thuật khâu ống tiêu hoáI. NHẮC LẠI GIẢI PHẪU RUỘT NON1. Liên quan giải phẫuRuột non là phần ống tiêu hoá được tính từ môn vị đến lỗ hồi-manh tràng, có chiềudài rất thay đổi tùy vào mỗi con người, trung bình từ 6,5m. Khẩu kính của ruột nongiảm dần từ các khúc ruột đầu (3cm) đến các khúc ruột cuối (2cm)Ruột non được sắp xếp nằm ở tầng dưới của mạc treo đại tràng ngang, dính vàothành sau ổ phúc mạc nhờ mạc treo ruột non, rễ mạc treo ruột non có hình chữ S đitừ góc tá hỗng tràng đến góc hồi-manh tràng, vì vậy nó phải xếp thành khoảng 14-16 quai ruột, khoảng một nửa số quai phía trên xếp nằm ngang và đè lên phía trướccủa kết tràng xuống, số quai còn lại phía dưới lại xếp đứng nằm vùng quanh rốn vàhạ vị.Ruột non rất di động nhờ mạc treo ruột non.Mạc treo ruột non: bản chất là một màng mỏng gọi là phúc mạc, phần bọc mặtngoài của ruột gọi là lớp thanh mạc, phần di động từ ruột đến gốc dính gọi là mạctreo, phần bám vào thành bụng gọi là lá phúc mạc thành bụng. Ruột non lúc baobọc mặt ngoài ruột tạo ra một khoảng trống, khoảng trống này rộng hay hẹp tùythuộc vào mỗi cơ thể, như vậy lớp thanh mạc bọc ngoài ruột non để hở một phầnkhông có thanh mạc, vùng này gọi là bờ mạc treo ruột non. Giữa 2 lá mạc treochứa đựng mạch máu bao gồm các nhánh động-tĩnh mạch mạc treo tràng trên, cáchạch bạch huyết và thần kinh. Rễ mạc treo ruột non dài khoảng 15cm.2. Cấu trúc ruột non Thành ruột non có 5 lớp, kể từ trong ra ngoài.- Lớp niêm mạc, lớp này dày, chắc, dễ tách biệt và xếp thành nếp, khi rạch mở ruộtnon các nếp niêm mạc dễ bị phòi ra ngoài vì vậy khi khâu hoặc nối sẽ gây khókhăn, các nếp phúc mạc khó khăn lắm mới được lộn hết vào trong lòng ruột.- Lớp dưới niêm mạc: Lớp này chắc, dính vào lớp niêm mạc, chứa nhiều mạchmáu tưới cho ruột. Khi khâu nối ống tiêu hóa phải cầm máu kỹ ở lớp này, trongtrường hợp có biến chứng chảy máu đường tiêu hóa sau mổ là do máu từ lớp dướiniêm mạc chảy vào lòng ruột.- Lớp cơ: cơ của ruột non gồm 2 lớp.. Lớp trong là các thớ cơ vòng và dày, lớp này làm nhiệm vụ co bóp tạo nên sự nhuđộng ruột.. Lớp ngoài là các thớ cơ dọc, mỏng và chạy suốt chiều dài của ruột non, lớp dọcphối hợp với lớp vòng bên trong tạo sự nhu động ruột non đẩy nội dung trong lòngruột xuống dưới.- Lớp dưới thanh mạc: rất mỏng, lót dưới lớp thanh mạc- Lớp thanh mạc: là lớp phúc mạc bọc quanh ruột non liên tiếp với 2 lá của mạctreo tràng, chắc và dai, có tính chất dễ dính nên được sử dụng trong các thủ thuậtkhâu nối ruột. Nơi mạc treo dính vào ruột non sẽ không có thanh mạc che phủ, đâylà điểm yếu khi khâu nối ống tiêu hóa.II. KỸ THUẬT KHÂU ỐNG TIÊU HOÁ1. Các điều kiện của một đường khâu tốt- Đường khâu chắc để bảo đảm cho sức kéo và làm căng do các đợt nhu động ruộtxảy ra.- Đường khâu phải cầm máu tốt: Ở lớp dưới niêm mạc là nơi tập trung các mạchmáu, khi khâu, nối ống tiêu hóa bắt buộc phải cầm máu tốt lớp này, các mạch máucó thể chảy thành tia và đổ vào lòng ruột, có trường hợp máu chảy nhiều ảnhhưởng đến tính mạng bệnh nhân, cần phải theo dõi và có chỉ định mổ lại kịp thời.Đối với lớp cơ khi cầm máu không tốt máu sẽ chảy thành dám và bị tù hãm lạitrong lớp cơ gây mảng máu tụ, mảng máu tụ lớn sẽ chèn ép làm hẹp chỗ khâu nối,thậm chí mảng máu tụ bị bội nhiễm sẽ gây bục, dò đường khâu.- Đường khâu phải kín:+ Trong khi khâu nối ống tiêu hóa không được để lớp niêm mạc phòi ra ngoài.Nếu để phòi ra ngoài sẽ tạo một ngách hở làm cho dịch tiêu hóa dò rỉ vào ổ phúcmạc.+ Khâu lớp thanh mạc - cơ phải phủ kín hoàn toàn đường khâu.- Đường khâu không gây hẹp lòng ruột: ở người lớn khẩu kính của ruột thay đổi,thành ruột có thể dày lên, khi khâu nối phải lưu ý chọn kỹ thuật phù hợp để đườngkhâu bảo đảm sự lưu thông tốt. Trường hợp đường khâu bị hẹp, thậm chí bị tắcnghẽn dễ gây các biến chứng như dò, bục đường khâu trong thời gian hậu phẫu,hoặc gây tắc ruột sớm sau mổ.2. Kỹ thuật khâu2.1. Phương pháp khâuKhâu một lớp: Đường khâu một lớp là khi xuyên kim qua tất cả các lớp của thànhruột, tùy thuộc vào trường hợp củ thể có thể xuyên kim từ ngoài vào trong ở mépbên này rồi xuyên từ trong ra ngoài ở mép bên kia và cuối cùng buộc mũi chỉ ởbên ngoài. Cũng có thể xuyên kim từ trong ra ngoài ở mép bên này rồi tiếp tụcxuyên kim từ ngoài vào trong ở mép bên kia sau đó buộc mũi chỉ ở bên trong lòngruột .Khi xuyên kim phải lấy lớp thanh mạc nhiều hơn lớp niêm mạc để tránh khôngcho niêm mạc phòi ra ngoài. Ngày nay có một số tác giả khâu một lớp khôngxuyên qua lớp niêm mạc.Thông thường khâu một lớp nên chọn kỹ thuật khâu mũi rời, tuy vậy nhờ chỉ khâungày càng hoàn thiện và tốt, bảo đảm an toàn cao nên vẫn có thể cho phép khâumột lớp bằng đường khâu vắt.- Ưu điểm của đường khâu một lớp:+ Đườ ...