Danh mục

Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 282.18 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắc chung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới1. Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 202 và thịnh hành ở Mỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt Nam Nguyên tắc tự do chọn luật cho hợp đồng từ Công ước Rome1980 đến Quy tắc Rome I và nhìn về Việt NamCác bên trong hợp đồng có yếu tố nước ngoài được tự do lựa chọnluật áp dụng cho quan hệ hợp đồng giữa họ là một nguyên tắcchung của luật hợp đồng được thừa nhận rộng rãi trên thế giới1.Nguyên tắc này bắt đầu phát triển vào thế kỉ 202 và thịnh hành ởMỹ, châu Âu sau nhiều năm tranh luận. Phần lớn các hợp đồngquốc tế đều có điều khoản chọn luật và điều khoản này đến nay đềuđược Tòa án xem xét khi có tranh chấp xảy ra3. Công ước Rome1980 về luật áp dụng cho nghĩa vụ hợp đồng4 và Quy tắc Rome I5cũng cho phép các bên chọn luật điều chỉnh hợp đồng giữa họ.Nguyên tắc này được pháp luật Việt Nam ghi nhận tại Điều 769 củaBộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS). Bài viết phân tích nguyên tắc tựdo chọn luật áp dụng cho hợp đồng trong Công ước Rome và sựphát triển ở Quy tắc Rome I. Từ đó so sánh với quy tắc chọn luậtcủa pháp luật Việt Nam. 1. Nguyên tắc các bên tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng Nguyên tắc cơ bản được Điều 3 Công ước Rome và Điều 3 Quy tắcRome I đưa ra là “hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi luật do các bên lựachọn”. Điều 769 của BLDS Việt Nam quy định: “Quyền và nghĩa vụcủa các bên theo hợp đồng được xác định theo luật nơi thực hiện hợpđồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, so với sự ghi nhận trựctiếp của Công ước Rome và Quy tắc Rome I, pháp luật Việt Nam dùngcụm từ “nếu không có thỏa thuận khác” thì có phần chung chung vàkhông rõ ràng bằng. Trong khi cả Công ước Rome và Quy tắc Rome Iđều có Điều 3 về quyền tự do chọn luật với 4 khoản thì Điều 769 củaBLDS Việt Nam chỉ ghi nhận trong cụm từ “nếu không có thỏa thuậnkhác”. Điều này dẫn đến hệ quả là có một số khía cạnh của quyền tự dochọn luật áp dụng cho hợp đồng được tư pháp quốc tế thế giới, trong đócó hai văn bản trên đề cập thì pháp luật Việt Nam lại chưa quy địnhhoặc nếu có cũng chưa rõ ràng6. 1.1. Các bên có được lựa chọn luật của một nước không phải làthành viên của Liên minh châu Âu không? Công ước Rome ghi nhận quyền của các bên được tự do lựa chọnluật áp dụng cho hợp đồng dù đó là luật của các nước thành viên EUhay không. Điều 2 Công ước quy định: “Bất kỳ luật nào được chỉ địnhbởi Công ước sẽ được áp dụng mặc cho đó là luật của nước ký kếtCông ước hay không”. Tương tự, Quy tắc Rome I có đề cập đến vấn đềnày tại Điều 2 nhưng với tiêu đề bao trùm hơn “áp dụng phổ biến(universal application)” như sau: “Bất cứ luật được chỉ định bởi Quytắc này sẽ được áp dụng cho dù đó có phải là luật của nước thành viênhay không”. Như vậy, luật được lựa chọn không giới hạn trong luật củacác quốc gia ký kết Công ước Rome hay luật của nước thành viên Liênminh châu Âu7. 1.2. Các bên có được lựa chọn luật áp dụng cho một phần của hợpđồng không? Đối với vấn đề này, Công ước Rome và Quy tắc Rome I có quy địnhgiống nhau về cả câu chữ, đều cho phép các bên chọn luật áp dụng chochỉ một phần hoặc toàn bộ hợp đồng8. Điều 3 của cả hai văn bản đềuquy định: “Bằng thỏa thuận của mình, các bên có thể chọn luật áp dụngcho toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng”. Pháp luật Việt Namtrong phạm vi Điều 769 của BLDS không quy định rõ vấn đề này. Theonguyên tắc suy luận thông thường trong lĩnh vực dân sự, không cấmtức là cho phép, nghĩa là pháp luật Việt Nam cho phép các bên chọnluật áp dụng cho một phần hoặc toàn bộ hợp đồng. Khi cho phép các bên lựa chọn luật áp dụng cho một phần của hợpđồng có thể xảy ra trường hợp các phần hợp đồng khác nhau được cácbên lựa chọn áp dụng nhiều hệ thống luật khác nhau. Ngay cả khi chọnluật áp dụng cho toàn bộ hợp đồng, vẫn có trường hợp các bên lựa chọnnhiều luật áp dụng cho hợp đồng của họ để phòng ngừa những tìnhhuống mà một hệ thống không quy định hết. Bởi ngay cả những hệthống pháp luật được cho là lớn trên thế giới cũng có những khe hởhoặc những quy định không rõ ràng9. Vậy, pháp luật các nước có chophép nhiều luật áp dụng cho hợp đồng không? Trong Công ước Romevà Quy tắc Rome I thì không nói rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia châuÂu về Tư pháp quốc tế cho rằng nên chấp nhận, nên cho phép các bênchọn hai hay nhiều hệ thống pháp luật để chi phối hợp đồng giữa họ10.Ở Việt Nam, BLDS không có quy định nhưng một số trường hợp trongcác văn bản luật chuyên ngành quy định rằng hợp đồng bị chi phối bởihai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau11. Quan điểm của một sốhọc giả trong lĩnh vực này là nên cho phép các bên chọn hai hay nhiềuhệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng12. 1.3. Thời điểm chọn luật áp dụng và thay đổi luật được lựa chọn Khoản 2, Điều 3 của Công ước Rome và Khoản 2, Điều 3 của Quytắc Rome I đều ghi nhận: “Tại bất kỳ thời điểm nào, các bên có thể thỏathuận chọn một luật khác với luật đã điều chỉnh hợp đồng trước đây.Mọi sự thay đổi về luật áp dụng sau thời điểm hợp đồng được ký kếtkhông được làm ảnh ...

Tài liệu được xem nhiều: