Danh mục

NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ TÁC PHẨM ' RỪNG XÀ NU'

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 308.73 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiểu sử Ông quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trung học chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân Việt Nam, chủ yếu hoạt động ởTây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ. Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liên khu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Ông viết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ TÁC PHẨM “ RỪNG XÀ NU” NGUYỄN TRUNG THÀNH VÀ TÁC PHẨM “ RỪNG XÀ NU” I-TÁC GIẢ NGUYỄN TRUNG THÀNH Tiểu sử Ông quê ở huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 1950, khi đang học trunghọc chuyên khoa (nay là trung học phổ thông), ông gia nhập Quân đội Nhân dân ViệtNam, chủ yếu hoạt động ởTây Nguyên – chiến trường chính của Liên khu V bấy giờ.Sau một thời gian ở đơn vị chiến đấu, ông làm phóng viên báo Quân đội nhân dân liênkhu V và lấy bút danh Nguyên Ngọc. Sau Hiệp định Genève, ông tập kết ra Bắc. Ôngviết tiểu thuyết Đất nước đứng lên, kể về cuộc kháng chiến chống Pháp của người BaNa, tiêu biểu là anh hùng Núp và dân làng Kông-Hoa, dưa trên câu chuyện có thậtcủa Đinh Núp. Sau này cuốn truyện được dựng thành phim. Năm 1962 ông trở lại miền Nam, lấy tên là Nguyễn Trung Thành, hoạt động ởkhu V, là chủ tịch chi hội Văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ, phụ trách Tạpchí Văn nghệ quân giải phóng của quân khu V. Thời gian này ông sáng táctruyện Rừng xà nu. Trong cả hai cuộc kháng chiến, ông gắn bó mật thiết với chiếntrường Tây Nguyên, là đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông là bạn và dành nhiềutình cảm trân trọng đối với Nguyễn Thi, Nguyễn Khải. Sau chiến tranh ông có thời gian làm Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam,Tổng biên tập báoVăn nghệ. Trong thời kỳ Đổi Mới và phong trào Cởi Mở ông đã cónhững đổi mới quan trọng về nội dung tư tưởng của tờ báo và được coi là người cócông phát hiện, nâng đỡ nhiều nhà văn tên tuổi sau này như Nguyễn HuyThiệp, Nguyễn Ngọc Tư, Phạm Thị Hoài... Tuy nhiên, sau đó báoVăn nghệ bị chínhthức phê phán là chệch hướng và Nguyên Ngọc đã thôi chức Tổng biên tập để thaythế bằng Hữu Thỉnh. Sau thời kỳ làm báo, ông tham gia tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục,gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và chấn hưng giáo dục Việt Nam. Ông đã dịch một sốtác phẩm lý luận văn học nhưĐộ không của lối viết (Rolland Barthes), Nghệ thuật tiểuthuyết (Milan Kundera), tác phẩm củaJean-Paul Sartre, Jacques Dournes... Được xem là một chuyên gia về Tây Nguyên, trong buổi hội thảo vào ThángTư, 2009 về vấn đề khai thác bauxite ở Việt Nam, ông cho biết ý kiến chưa đồng tìnhvới chính sách của chính phủ[1]. Những tác phẩm chính  Đất nước đứng lên  Rẻo cao  Đường chúng ta đi  Đất Quảng  Rừng Xà nu  Có một đường mòn trên biển Đông  Cát cháy  Nghĩ dọc đường  Lắng nghe cuộc sống  Tản mạn nhớ và quên  Bằng đôi chân trần II- MỘT SỐ ĐỀ BÀI CỤ THỂ VỀ TÁC PHẨM “ RỪNG XÀ NU” Đề 1: Hình tượng Rừng Xànu - Biểu tượng của sự bất diệt Bài văn điểm 10 năm 2006 ĐH Đà Nẵng, TS Hoàng Thuỳ Nhi ( Câu 3 điểm) Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất TâyNguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đâyđã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnhđất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trungdũng, kiên cường. Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành - bútdanh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm khángchiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miềnNam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyệnngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và conngười Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩmchính là hình tượng cây xà nu. Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xànu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừngxà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặttrong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗibếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọisáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội...”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ củangười dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng XôMan đều gắn liền với những cánh rừng xà nu. Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc,chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứngbóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đềurơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khícăng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bậttrên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bậtcủa câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng vàkhí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy... ít có ...

Tài liệu được xem nhiều: