Danh mục

Nguyễn Văn Linh - Những chặng đường cùng lịch sử: Phần 2

Số trang: 199      Loại file: pdf      Dung lượng: 22.97 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 40,000 VND Tải xuống file đầy đủ (199 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Nguyễn Văn Linh - Hành trình cùng lịch sử" tiếp tục giới thiệu bài viết của nhiều người và từ tình cảm, từ những kỷ niệm, từ những mối quan hệ mà tác giả có cách phản ánh, thể hiện và cảm nhận riêng. Định hướng chung của tập sách là cố gắng nói lên một phán những cống hiến, tư tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với dân tộc, đất nước, xã hội và gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nguyễn Văn Linh - Những chặng đường cùng lịch sử: Phần 2 Tấm lòng người cộng sản Việt Nam PHẠM CHÁNH TRựC Chú Linh đến với cán bộ Đoàn một cách kiên trì và chu đáo. Chúng tôi hoạt động thường xuyên trong lòng địch, ngày đêm luôn luôn sống trong tình trạng căng thẳng đối phó với địch, trong phong trào đấu tranh cũng như trong việc móc ráp liên hệ làm việc và kể cả trong sinh hoạt ăn, ở, đi, lại... Cho nên mỗi lần được Khu ủy triệu tập vê dự hội nghị, hoặc học tập nghị quyết mới... y như chim xổ lồng, cá xuống nước: vê căn cứ kháng chiến là vể với mẹ, ai nấy đếu cảm thấy yên lòng, được chăm lo và bảo bọc, thậm chí lúc bị giặc bao vây càn quét vẫn yên chí nói với nhau “đã có các đổng chí du kích và bộ đội bảo vệ cho mình rổi”. Và cứ như vậy mà tập trung lo ngấu nghiến tài liệu sách vở, rối tranh thủ đọc mấy tạp chí và truyện từ miển Bắc gởi vào, hoặc học mấy bài hát mới để “thêm vổn” - cán bộ Đoàn mà không thuộc bài hát thì hơi yếu! Trong lúc đó thì các đồng chí bảo vệ cứ phải nhắc nhở đến bực mình, vì chúng tôi tranh nhau mà ca hát, dễ làm lộ căn cứ. Trong hội nghị cũng như trong lớp học, đến giờ nghỉ giải lao là tiếng hát tiếng hò từ các ô ngồi ngăn cắt vang lên không dứt, trong khi chú Linh nghỉ. Chú ngổi nghe anh em chúng tôi ca hát. Thỉnh thoảng có một cô nào đó lên tiếng “Mời đổng chí giảng viên hát một bài!”. Rồi có tiếng nói của đổng chí Văn phòng Khu ủy đỡ lời cho chú. Chú bảo “Các cô chú hát hay lắm, cứ hát nữa đi!”. Đó là nói ở vùng căn cứ sâu. Chứ còn khi chú Linh xuống làm việc với chúng tôi ở căn cứ vùng yếu thì mọi việc hết sức lặng lẽ, yên tịnh, ngoại trừ giọng báo cáo rì rào của một cơ sở nào đó ở nội thành mới ra, và thỉnh thoảng chú Linh hỏi một câu. Còn chúng tôi thì mải theo dõi để học cách nắm tình hình, phát hiện vấn để qua những cầu hỏi gỢi ý của chú. Chúng tôi biết là chú chịu cực chịu khó như vậy có phần để sâu sát cơ sở, nhưng cái chính là để dạy chúng tôi một cách nhẹ nhàng và sinh động bài học lãnh đạo chỉ đạo phong trào đô thị. Cho nên càng thương chú mà càng nổ lực rèn luyện mỗi khi có dịp vào chiến khu. Và chúng tôi động viên nhau cố gắng như vậy, vì ở trong thành phố thì chỉ “tuồng bụng” chứ không có sách vở như ở căn cứ, càng không có chú Linh ở bên cạnh. Một hôm chú gọi chúng tôi lên làm việc. Tôi cùng một đổng chí Thường vụ Khu Đoàn và đổng chí Bí thư Đảng Đoàn Tổng hội sinh viên Sài Gòn vừa mới vào, đi gặp chú. Căn cứ Khu Đoàn thường đóng gẩn căn cứ Khu 208 ủy, nhưng đi bộ cũng mất một buổi. Chú cho hai bảo vệ ở văn phòng của chú trực tiếp đón chúng tôi và đưa đi. Gần đến nơi thì bác sĩ Q đưa chúng tôi vào hẩm của chú, nay là di tích ở khu địa đạo Củ Chi. Trong khi chờ gặp chú, tôi tranh thủ hỏi bác sĩ Q. vế sức khỏe của chú. Bác sĩ bảo mấy hôm nay chú khó ngủ, vẻ gẩy đi, có lẽ lo lắng cho phong trào sau một vụ bể bạc của chúng tôi. Tôi chợt xót xa trong lòng. Tôi nhìn qua giá sách nhỏ và quyển Lenin toàn tập chú đọc dở dang trên bàn viết. Rồi chú đến bắt tay chúng tôi, thăm hỏi. Tôi thấy chú vui, vì ít khi gặp chú mỉm cười trong những lần làm việc trước đây. Và như vậy chú mở đẩu hỏi luôn tình hình bên trong thành phố, hoạt động của địch, cách đối phó của ta và sự chỉ đạo của Khu Đoàn đối với phong trào thanh niên. Đặc biệt lần này chú quan tầm lắng nghe đổng chí Bí thư Đảng Đoàn Tổng hội sinh viên Sài Gòn báo cáo. Thỉnh thoảng chú khen phong trào linh hoạt chuyển từ công khai sang nửa công khai nửa bí mật, rồi lại chuyển từ bí mật sang nửa công khai rổi công khai hợp pháp, huy động được quần chúng đông đảo, chẳng những trong thanh niên học sinh sinh viên mà cả trong các giới đổng bào bằng “Tiếng hát những người đi tới” rổi sau đó “Hát cho đổng bào tôi nghe”, và “Đổng bào ta cùng hát”. Chú dặn dò phải phối hợp tốt với phong trào công nhân và giới trí thức. Chú kiểm tra thực lực trong phong trào công khai như thế nào rổi dặn chúng tôi tạo điểu kiện hỗ trỢ cho Đảng Đoàn công khai. Sẵn quyển Lenin tuyển tập trên bàn, chú giở ra đọc cho chúng tôi nghe lại một đoạn: “Nhưng những người cách mạng nào không biết kết hợp tất cả những hình thức đấu tranh hỢp pháp với những hình thức đấu tranh bất hợp pháp thì đểu là những người cách mạng rẫt tổi”... Khi tình thế chưa cho phép đấu tranh một cách trực tiếp, công khai, thực sự có tính chất quần chúng, thực sự cách mạng, mà tỏ ra là người cách mạng mà biết bênh vực lợi ích của cách mạng (bằng tuyên truyền, cổ động, tổ chức) trong các tổ chức không cách mạng, có khi rõ ràng phản động nữa, trong một môi trường không cách mạng, giữa đám quần chúng không có thể hiểu ngay được sự cẩn thiết phải có một phương pháp hoạt động cách mạng, thì đó mới là việc khó khăn hơn nhiều và quý báu hơn nhiều”... Rồi chú có vẻ trầm ngâm ra chiểu suy nghĩ. Tôi chợt thấy chú thoáng vẻ mỉm cười độ lượng. Chú nhấn mạnh mấy lẩn: Hoạt động bí 209 mật trong tổ chức phản ...

Tài liệu được xem nhiều: