Danh mục

NHÀ ĐIÊU KHẮC ĐÀO CHÂU HẢI VỀ TRIỂN LÃM KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG (Viet Art Center, tháng 12-2010)

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.57 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Triển lãm “Không vô can và Ballad biển Đông” vừa qua diễn ra tại Viet Art Center đã gây được tiếng vang lớn trong giới nghệ thuật tạo hình và công chúng, bởi cách diễn giải một chủ đề mang ĐÀO CHÂU HẢI-Đường hầm sóng (tại khu du lịch Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải Phòng 2007) tính chính trị - xã hội đầy nhạy cảm bằng phương án trưng bày mạch lạc và ngôn ngữ nghệ thuật hiện đại, giàu xúc cảm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHÀ ĐIÊU KHẮC ĐÀO CHÂU HẢI VỀ TRIỂN LÃM "KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG" (Viet Art Center, tháng 12-2010) NHÀ ĐIÊU KHẮC ĐÀO CHÂU HẢI VỀ TRIỂN LÃM KHÔNG VÔ CAN VÀ BALLAD BIỂN ĐÔNG (Viet Art Center, tháng 12-2010) Triển lãm “Không vô can và Ballad biển Đông” vừa qua diễn ra tại Viet Art Center đã gây được tiếng vang lớn trong giới nghệ thuật tạo hình và công chúng, bởi cách diễn giải một chủ đề mang tính chính trị - xã hội đầy nhạy ĐÀO CHÂU HẢI-Đường hầm cảm bằng phương án trưng bày sóng (tại khu du lịch Hòn Dấu, Đồ mạch lạc và ngôn ngữ nghệ thuật Sơn, Hải Phòng 2007) hiện đại, giàu xúc cảm. Một trong hai nhân vật chính của triển lãm, điêu khắc gia Đào Châu Hải, trong những năm gần đây đã liên tục theo đuổi nhiều ý tưởng nghệ thuật lớn thông qua nhiều triển lãm cá nhân và TL nhóm, những tìm tòi ngôn ngữ đương đại và một chất liệu mới đang thịnh hành trong điêu khắc Việt Nam là sắt thép. Bài phỏng vấn này với ông Đào Châu Hải sẽ xoay quanh những chủ đề sự hình thành ý tưởng của nghệ sỹ, diễn giải về ngôn ngữ nghệ thuật mà ông sử dụng trong triển lãm và điều mà ông đang theo đuổi trong nghề nghiệp. Bài viết rất “hay” nhưng lại quá dài mà BBT TCMT lại không muốn “biên tập ngắn lại” nên chúng tôi xin chia đăng thành 2 kỳ. Kỳ 1 số tháng 2/2011, kỳ 2 số tháng 3/2011. Xin mời Nguyễn Anh Tuấn (N.A.T): Thưa ông Đào Châu Hải, cùng với Lý Trực Sơn, Triển lãm (TL) của hai ông đã gây được nhiều ấn tượng và cảm xúc đối với người trong giới cũng như những khán giả yêu nghệ thuật. Vì nhiều người đã xem và thông tin về TL đã đầy đủ, tôi xin phép đi thẳng vào những câu hỏi trọng tâm. Như đã biết, việc có được triển lãm và ý tưởng chính của nó được hình thành sau chuyến đi Trường Sa, tuy nhiên, là một người theo dõi các sáng tác của ông trong thời gian không ngắn, tôi cảm nhận thấy TL còn chứa đựng nhiều tâm tư khác của ông về nghệ thuật nói riêng, và về các vấn đề VH-XH nói chung. Hay nói cách khác, cảm xúc và ấn tượng từ Trường Sa là chỉ một nguyên cớ chính. Vậy ông có thể nói rõ thêm về câu chuyện lần này của ông ? Đào Châu Hải (Đ.C.H): Đối với một nghệ sỹ, trước hết, tôi luôn đặt vai trò của mình là một công dân bình thường sống trong xã hội, có kỹ năng nghề nghiệp, có quyền lợi cũng như có trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình, nghệ thuật và cộng đồng. Chúng ta đang sống trong một môi trường xã hội phức tạp, nhiều biến động từ các vấn đề của chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục v.v… và tất cả những điều ấy đều nổi lên trên bề mặt xã hội, tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống con người ở khía cạnh tiêu cực của chúng. Điều mâu thuẫn nhất lại nằm ở chỗ chúng ta luôn muốn xây dựng, phát triển xã hội tiến lên đời sống văn minh hơn, song tất cả dường như lại làm mọi việc trở nên rối rắm hơn. Thời gian gần đây, Trường Sa đã nổi lên như một tiêu điểm của các vấn đề, vừa là một sự kiện có tính thời sự chính trị, vừa là một vấn đề hàm chứa tính lịch sử, ảnh hưởng đến bề mặt xã hội, chủ quyền, lòng tự tôn dân tộc, thậm chí, trong cảm nhận cá nhân tôi, nó có thể còn lớn hơn nữa. Khi nhìn nhận và tiếp xúc với một câu chuyện như vậy, tôi tự hỏi, nó có liên quan gì đến công việc của một nghệ sỹ hay không, đến quá trình sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật hay không ? Và tôi tin chắc là có. Nghệ thuật của ngày hôm nay không còn là nghệ thuật Thị giác thuần túy. Nó đã vượt qua giới hạn đó rất xa. Nó liên quan nhiều hơn nữa, trực tiếp hơn nữa đến số phận con người, nằm trong tương quan nào đó giữa đời sống cộng đồng và nền văn hóa. Đó mới là điều gần gũi nhất, đúng nhất của bản chất nghệ thuật, vì nghệ thuật thực thụ luôn gắn liền với đời sống nhân văn. Tôi cho rằng, ở điểm này, nghệ thuật của chúng ta có sự gần gũi với chủ nghĩa Hậu Hiện đại đã phát triển ở Châu Âu và Mỹ những năm nửa đầu thế kỷ 20. Mặc dù xét trên các mặt kiến trúc thượng tầng như kinh tế, tri thức, văn hóa… và hạ tầng cơ sở, giữa chúng ta với các nước phát triển trên là một khoảng cách lớn và không thể đặt để so sánh như vậy, song có thể nhận thấy ở Việt Nam hiện nay và hoàn cảnh phát triển của các nước Âu châu trong giai đoạn trên đã bắt đầu có nhiều điểm tương đồng. Nghệ thuật của chúng ta bắt đầu xuất hiện những nội dung, những biểu hiện gần gũi với Chủ nghĩa Hậu Hiện đại thoát thai từ nền văn hóa Âu châu thời gian đó. Và điểm mấu chốt nhất trong khái niệm nghệ thuật mới là loại bỏ dần các vấn đề Thị giác, sự quan tâm và bình luận đến sự đẹp - xấu trong từng tác phẩm, trong cách hiểu và cảm nhận nghệ thuật theo nghĩa thông thường nhất. Người ta bắt đầu chú ý đến sự tương tác giữa con người - xã hội - tác phẩm trong cùng một bối cảnh là như thế nào. Đó cũng chính là cảm nhận và quan tâm của cá nhân tôi, không còn tự trói mình vào các vấn đề của thẩm mỹ thị giác nữa, hay nói cách khác, thẩm mỹ thị giác đã không còn thỏa mãn tôi trong sáng tạo nghệ thuật. Quay trở về với câu chuyện Trường Sa, đó là một chuyến đi đầy bất ngờ, nhưng nó lại tạo cho tôi những ấn tượng thực sự mãnh liệt. Đối với tôi, Trường Sa là một mảnh trong đời sống xã hội chung của chúng ta cần quan tâm, một mảnh bé nhỏ nhưng hết sức điển hình, hết sức mấu chốt. Quá trình hình thành suy tưởng của tôi từ mơ hồ dần dần trở nên rõ ràng trong chuyến đi Trường Sa, như một quả trái cây từ từ bị lột bỏ các lớp vỏ dầy bên ngoài để hiện rõ cái nhân quả bên trong. Khi chúng ta ở đất liền, trong các đô thị hưởng thụ đời sống xa hoa, loanh quanh với miếng ăn và đồng tiền, khả năng nhận biết và nhạy cảm thẩm mỹ cũng trở nên mù mờ và hạn hẹp. Trường Sa đã tạo cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất, cảm xúc mạnh mẽ nhất, vượt lên trên rất nhiều ...

Tài liệu được xem nhiều: