Nhà nước kiến tạo phát triển với đảng chính trị và các tổ chức xã hội: Phần 2
Số trang: 87
Loại file: pdf
Dung lượng: 685.02 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của cuốn sách "Nhà nước kiến tạo phát triển với đảng chính trị và các tổ chức xã hội (Nghiên cứu điển hình một số nước Đông Á và gợi mở cho Việt Nam)" tiếp tục cung cấp cho bạn đọc những nội dung về: mối quan hệ giữa nhà nước kiến tạo phát triển và các tổ chức xã hội;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà nước kiến tạo phát triển với đảng chính trị và các tổ chức xã hội: Phần 2 Chương III MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước kiến tạo phát triển được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nó với các tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội ở đây được hiểu như là các tổ chức do người dân lập ra trên cơ sở tự nguyện. Nó vừa được coi là một sản phẩm của quyền tự do lập hội lại vừa được coi là một thành tố có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận hành quyền lực xã hội. Sự tồn tại và vận động của các tổ chức xã hội thể hiện một phần tính dân chủ của nhà nước. Ở những nơi mà đời sống hội đoàn dân sự phát triển, người dân liên kết nhau trong khuôn khổ các tổ chức tư nhân thì vai trò của nhà nước trong việc can thiệp và chỉ dẫn xã hội dường như giảm bớt. Nhà nước thường có xu hướng áp đặt người dân được làm gì và không được làm gì, trong khi đó, các tổ chức xã hội được lập ra với tôn chỉ, mục đích và hướng đi đa dạng lại có xu hướng tự quyết và thóat ra khỏi ảnh hưởng của nhà nước. Phần này hướng tới làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước kiến tạo phát triển 110 với các tổ chức xã hội, từ lý luận đến thực tiễn trước khi đưa ra một cái nhìn tham khảo cho Việt Nam. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Các quan điểm xoay quanh một định nghĩa thống nhất về Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là về việc phải định danh Nhà nước kiến tạo phát triển như một mô hình, một kiểu hay một xu hướng hoạt động của nhà nước. Dù vậy, nhìn nhận ở góc độ nào chúng ta cũng không thể không nói đến những đặc trưng cơ bản để nhận diện một cách rõ ràng về Nhà nước kiến tạo phát triển. Trong số sáu đặc trưng của Nhà nước kiến tạo phát triển mà Adrian Leftwich đưa ra, nhóm tác giả lưu ý một đặc trưng quan trọng, gắn liền với vấn đề được đề cập trong Chương này: “Thường thì Nhà nước kiến tạo phát triển được thiết lập trong bối cảnh các tổ chức xã hội yếu. Chính quyền mạnh, kiểm soát chặt các tổ chức xã hội và không phải bận tâm nhiều về các nhóm đối lập. Kinh tế phát triển sẽ làm dân chủ xã hội phát triển” 1. Đặc trưng này phần 1. Dẫn theo Đinh Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Quân: Nhà nước kiến tạo phát triển và xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát, số 06/2017. 111 nào phản ánh một mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Nhà nước kiến tạo phát triển và các tổ chức xã hội, trong đó dường như bối cảnh xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển phần nào làm hạn chế và lu mờ vai trò của các tổ chức xã hội. Theo nhóm tác giả, có thể lý giải vấn đề này từ góc độ lý luận như sau: Đầu tiên, phải khẳng định rằng về mặt bản chất thì Nhà nước kiến tạo phát triển phản ánh một xu hướng tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy mức độ và cách can thiệp của Nhà nước kiến tạo phát triển không sâu rộng như Nhà nước toàn trị (hay Nhà nước chỉ huy) nhưng vẫn có thể thấy Nhà nước kiến tạo phát triển duy trì vai trò và ảnh hưởng của mình ở một mức độ nhất định, đặc biệt là thông qua các chính sách kinh tế, sản xuất. Sự can thiệp của nhà nước trong trường hợp này được lý giải là nhằm kích thích khả năng phát triển của khối tư nhân và khắc phục sự thất bại của thị trường (market-failure)1. Không dừng lại ở đó, Nhà nước kiến tạo phát triển còn nhấn mạnh vào vai trò của đội ngũ lãnh đạo tinh hoa, bởi đây là lực lượng chủ yếu hoạch 1. Ngô Huy Đức, Nguyễn Thị Thanh Dung: Nhà nước kiến tạo phát triển - Khái niệm và những yếu tố thành công, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11/2015. 112 định và triển khai những bước can thiệp của nhà nước1. Thực tế cho thấy, sự thịnh vượng của các quốc gia châu Á trong nửa cuối thế kỷ XX có sự đóng góp to lớn của các vị lãnh đạo tài năng như Lý Quang Diệu ở Xingapo hay Park Chung Hee ở Hàn Quốc. Nhìn chung, dưới sự quản lý của Nhà nước kiến tạo phát triển, các thành phần, bộ phận của xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng chịu một sự tác động nhất định của nhà nước thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ với những mức độ khác nhau. Có thể khẳng định việc Nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp vào đời sống xã hội và nền kinh tế còn phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, và trong đó có những giai đoạn Nhà nước thiết lập một sự can thiệp chặt chẽ đối với xã hội. Chẳng hạn, trong giai đoạn mới thành lập, Nhà nước Xingapo do Lý Quang Diệu lãnh đạo đã tiến hành nhiều chính sách can thiệp sâu vào đời sống xã hội kể cả các việc như đổ rác, cấm ăn kẹo cao su, v.v., đến mức báo chí nước ngoài đã nhạo báng Nhà nước của ông như một 1. V. Fritz, A. Rocha Menocal: (Re)building Developmental States: From Theory to Practice, Overseas Development Institut,e 111 Westminster Bridge Road, London, 09/2006. Nguyên văn: “When considering developmental states, political leadership is crucial because of the way it affects the quality and autonomy of the bureaucracy. In turn, the kind of leadership that emerges is shaped by the nature of the elite and wider social structures, and can also be influenced by external factors”. 113 “Nhà nước vú em” 1. Hay tại Hàn Quốc, Nhà nước này đã được Jones và Sakong mô tả như là “một chủ nghĩa can thiệp cao độ nhằm cố gắng gây ảnh hưởng tới những vấn đề kinh tế vi mô của các đơn vị sản xuất thông qua sự tham gia trực tiếp của nhà nước ở các doanh nghiệp công hay việc khuyến khích, ép buộc, nịnh nọt các doanh nghiệp tư” 2. Nói chung, trong bối cảnh vận động của Nhà nước kiến tạo phát triển, không thể tránh khỏi một hiện tượng - đó là Nhà nước can thiệp (đôi khi là thô bạo) vào đời sống xã hội và nền kinh tế. Từ những lý luận cơ bản trên, để làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước kiến tạo phát triển và các tổ chức xã hội, cần quay t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà nước kiến tạo phát triển với đảng chính trị và các tổ chức xã hội: Phần 2 Chương III MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước kiến tạo phát triển được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa nó với các tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội ở đây được hiểu như là các tổ chức do người dân lập ra trên cơ sở tự nguyện. Nó vừa được coi là một sản phẩm của quyền tự do lập hội lại vừa được coi là một thành tố có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận hành quyền lực xã hội. Sự tồn tại và vận động của các tổ chức xã hội thể hiện một phần tính dân chủ của nhà nước. Ở những nơi mà đời sống hội đoàn dân sự phát triển, người dân liên kết nhau trong khuôn khổ các tổ chức tư nhân thì vai trò của nhà nước trong việc can thiệp và chỉ dẫn xã hội dường như giảm bớt. Nhà nước thường có xu hướng áp đặt người dân được làm gì và không được làm gì, trong khi đó, các tổ chức xã hội được lập ra với tôn chỉ, mục đích và hướng đi đa dạng lại có xu hướng tự quyết và thóat ra khỏi ảnh hưởng của nhà nước. Phần này hướng tới làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước kiến tạo phát triển 110 với các tổ chức xã hội, từ lý luận đến thực tiễn trước khi đưa ra một cái nhìn tham khảo cho Việt Nam. I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI Các quan điểm xoay quanh một định nghĩa thống nhất về Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều mâu thuẫn, đặc biệt là về việc phải định danh Nhà nước kiến tạo phát triển như một mô hình, một kiểu hay một xu hướng hoạt động của nhà nước. Dù vậy, nhìn nhận ở góc độ nào chúng ta cũng không thể không nói đến những đặc trưng cơ bản để nhận diện một cách rõ ràng về Nhà nước kiến tạo phát triển. Trong số sáu đặc trưng của Nhà nước kiến tạo phát triển mà Adrian Leftwich đưa ra, nhóm tác giả lưu ý một đặc trưng quan trọng, gắn liền với vấn đề được đề cập trong Chương này: “Thường thì Nhà nước kiến tạo phát triển được thiết lập trong bối cảnh các tổ chức xã hội yếu. Chính quyền mạnh, kiểm soát chặt các tổ chức xã hội và không phải bận tâm nhiều về các nhóm đối lập. Kinh tế phát triển sẽ làm dân chủ xã hội phát triển” 1. Đặc trưng này phần 1. Dẫn theo Đinh Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Quân: Nhà nước kiến tạo phát triển và xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển tại Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát, số 06/2017. 111 nào phản ánh một mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa Nhà nước kiến tạo phát triển và các tổ chức xã hội, trong đó dường như bối cảnh xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển phần nào làm hạn chế và lu mờ vai trò của các tổ chức xã hội. Theo nhóm tác giả, có thể lý giải vấn đề này từ góc độ lý luận như sau: Đầu tiên, phải khẳng định rằng về mặt bản chất thì Nhà nước kiến tạo phát triển phản ánh một xu hướng tăng cường sự can thiệp của nhà nước vào đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Tuy mức độ và cách can thiệp của Nhà nước kiến tạo phát triển không sâu rộng như Nhà nước toàn trị (hay Nhà nước chỉ huy) nhưng vẫn có thể thấy Nhà nước kiến tạo phát triển duy trì vai trò và ảnh hưởng của mình ở một mức độ nhất định, đặc biệt là thông qua các chính sách kinh tế, sản xuất. Sự can thiệp của nhà nước trong trường hợp này được lý giải là nhằm kích thích khả năng phát triển của khối tư nhân và khắc phục sự thất bại của thị trường (market-failure)1. Không dừng lại ở đó, Nhà nước kiến tạo phát triển còn nhấn mạnh vào vai trò của đội ngũ lãnh đạo tinh hoa, bởi đây là lực lượng chủ yếu hoạch 1. Ngô Huy Đức, Nguyễn Thị Thanh Dung: Nhà nước kiến tạo phát triển - Khái niệm và những yếu tố thành công, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 11/2015. 112 định và triển khai những bước can thiệp của nhà nước1. Thực tế cho thấy, sự thịnh vượng của các quốc gia châu Á trong nửa cuối thế kỷ XX có sự đóng góp to lớn của các vị lãnh đạo tài năng như Lý Quang Diệu ở Xingapo hay Park Chung Hee ở Hàn Quốc. Nhìn chung, dưới sự quản lý của Nhà nước kiến tạo phát triển, các thành phần, bộ phận của xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng chịu một sự tác động nhất định của nhà nước thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ với những mức độ khác nhau. Có thể khẳng định việc Nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp vào đời sống xã hội và nền kinh tế còn phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, và trong đó có những giai đoạn Nhà nước thiết lập một sự can thiệp chặt chẽ đối với xã hội. Chẳng hạn, trong giai đoạn mới thành lập, Nhà nước Xingapo do Lý Quang Diệu lãnh đạo đã tiến hành nhiều chính sách can thiệp sâu vào đời sống xã hội kể cả các việc như đổ rác, cấm ăn kẹo cao su, v.v., đến mức báo chí nước ngoài đã nhạo báng Nhà nước của ông như một 1. V. Fritz, A. Rocha Menocal: (Re)building Developmental States: From Theory to Practice, Overseas Development Institut,e 111 Westminster Bridge Road, London, 09/2006. Nguyên văn: “When considering developmental states, political leadership is crucial because of the way it affects the quality and autonomy of the bureaucracy. In turn, the kind of leadership that emerges is shaped by the nature of the elite and wider social structures, and can also be influenced by external factors”. 113 “Nhà nước vú em” 1. Hay tại Hàn Quốc, Nhà nước này đã được Jones và Sakong mô tả như là “một chủ nghĩa can thiệp cao độ nhằm cố gắng gây ảnh hưởng tới những vấn đề kinh tế vi mô của các đơn vị sản xuất thông qua sự tham gia trực tiếp của nhà nước ở các doanh nghiệp công hay việc khuyến khích, ép buộc, nịnh nọt các doanh nghiệp tư” 2. Nói chung, trong bối cảnh vận động của Nhà nước kiến tạo phát triển, không thể tránh khỏi một hiện tượng - đó là Nhà nước can thiệp (đôi khi là thô bạo) vào đời sống xã hội và nền kinh tế. Từ những lý luận cơ bản trên, để làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước kiến tạo phát triển và các tổ chức xã hội, cần quay t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý nhà nước Nhà nước kiến tạo phát triển Đảng chính trị Tổ chức xã hội Vận hành quyền lực xã hội Chính sách kinh tế sản xuất Chính sách tài chính tiền tệGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế: Phần 1 - GS. TS Đỗ Hoàng Toàn
238 trang 405 2 0 -
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 376 0 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 296 0 0 -
197 trang 274 0 0
-
3 trang 273 6 0
-
2 trang 269 0 0
-
Chống 'chạy chức, chạy quyền' - Một giải pháp chống tham nhũng trong công tác cán bộ
11 trang 268 0 0 -
17 trang 244 0 0
-
Giáo trình Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo: Phần 1
46 trang 183 0 0 -
7 trang 169 0 0