Nhà nước và xã hội - Chế độ dân chủ: Phần 2
Số trang: 43
Loại file: pdf
Dung lượng: 323.98 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tác phẩm Chế độ dân chủ: Nhà nước và xã hội được xuất bản như là Tài liệu giáo khoa về dân chủ cho các trường trung học của nước Cộng hoà Liên bang Nga, nhưng nó đã gây được sự chú ý không chỉ trong giới học sinh, giáo viên và phụ huynh mà được dư luận đánh giá rất cao. Lí do: nước Nga đang “khát” các kiến thức về thực hành dân chủ, đúng như các tác giả đã viết trong lời nói đầu: “khát vọng tự do có thể là bẩm sinh nhưng thực hành dân chủ thì phải học mới biết”. Phần 2 của Tài liệu từ chương 4 trở đi. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà nước và xã hội - Chế độ dân chủ: Phần 2Chương 4: Nhà nước và chính quyền1. Hệ thống chính trị và nhà nước. Các hình thức quản lí nhà nước và chếđộ chính trịChính trị là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người. Nhà chính trị phải làm việc với quần chúng, vớicác tổ chức quần chúng lớn nhỏ khác nhau về tính chất và quyền lợi. Hoạt động chính trị đòi hỏi một sốcông cụ và thể chế nhất định. Những công cụ như thế đã được xây dựng trong quá trình phát triển củanền văn minh nhân loại: đấy là hệ thống chính trị và nhà nước.Vậy hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị là các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, cơ quan nhànước nhằm thực thi quyền lực trong xã hội. Đặc trưng chủ yếu của hệ thống chính trị là: thứ nhất, đảmbảo cho các công dân được tham gia (hay không được tham gia) vào việc quản lí các công việc, nghĩalà hoạt động chính trị của các công dân, của các tổ chức, quyền và quyền tự do công dân được thựchiện trong khuôn khổ của hệ thống chính trị; thứ hai, hệ thống chính trị cho phép (hoặc không cho)thực hiện quyền và quyền tự do của công dân. Hệ thống chính trị bao gồm: các quan hệ chính trị, các tổchức chính trị, các tiêu chuẩn chính trị, các quan điểm và truyền thống chính trị.Thành tố quan trọng nhất của hệ thống chính trị là nhà nước. Nhà nước là thiết chế chủ yếu của hệthống chính trị, thực hiện việc quản lí, bảo vệ và bảo trợ các cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Trong suốtlịch sử mấy ngàn năm qua đã hình thành nhiều quan điểm về nhà nước, từ ca ngợi cho đến phủ nhậnhoàn toàn. Chúng ta sẽ xem xét một vài quan điểm như thế. Triết gia Hi Lạp cổ đại, Democritus(460-370 trước công nguyên) cho rằng nhà nước có trách nhiệm bảo vệ sự công bằng và lợi ích chung:“... Một nhà nước được cai trị tốt là một thành lũy vĩ đại: trong đó có tất cả, khi nó còn thì tất cả đềucòn, khi nó chết thì tất cả sẽ đều chết theo”. Cicero, diễn giả và nhà tư tưởng La Mã cổ đại (106-43trước công nguyên) lại coi nhà nước là “tài sản của nhân dân, còn nhân dân thì không phải là một nhómngười tập hợp lại với nhau một cách vô tình mà sự gắn bó của nhiều người liên kết với nhau bằng sựđồng thuận trong các vấn đề quyền và cộng đồng quyền lợi. Niccolo Machiavelli (1469-1527), nhà tưtưởng, nhà sử học và nhà hoạt động xã hội thời Phục hưng thì nhấn mạnh rằng “tất cả các nhà nước,các quốc gia đã và đang có quyền lực đối với dân chúng về thực chất đều hoặc là nước cộng hòa hoặclà nhà nước độc tài”. Những người vô chính phủ lại phủ nhận nhà nước bởi vì nó đàn áp con người.Tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như thế?Theo chúng tôi thì điều đó liên quan đến hai phương diện sau đây: thứ nhất, chính sách của nhà nước;thứ hai, hình thức nhà nước trong quốc gia đó.Ở đây trước hết ta cần nhận thức rõ các chức năng chủ yếu của nhà nước. Theo chúng tôi không ai cóthể trả lời câu hỏi này rõ ràng hơn là Adam Smith cách đây hai trăm năm: “Chiếu theo các quyền tự domà tạo hóa đã ban cho con người, nhà nước chỉ nên thực hiện ba chức năng, đấy là ba chức năng cực kìquan trọng, nhưng rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi lí trí thông thường: thứ nhất, bảo vệ xã hội khỏi sự ápchế và can thiệp của các xã hội khác; thứ hai, hết sức bảo vệ mọi thành viên của xã hội khỏi sự áp bứcvà bất công của các thành viên khác của xã hội hay là trách nhiệm thiết lập một nền tư pháp nghiêmminh và công bằng; và thứ ba, tạo lập và duy trì một số thiết chế xã hội, việc tạo lập và duy trì các thiếtchế này không phải vì quyền lợi của của các cá nhân hay các nhóm cá nhân riêng biệt các nhóm nhỏnào đó vì lợi nhuận của nó không thể bù đắp được chi phí của các nhân hay các nhóm đó nhưng đối vớicả xã hội thì lại hoàn toàn có thể được”.Nói một cách khác, hai chức năng đầu của nhà nước là: bảo vệ các thành viên của xã hội khỏi sự cưỡngbức từ chính những đồng bào của họ hoặc cưỡng bức từ bên ngoài. Chức năng thứ ba của nhà nước,cũng là trách nhiệm của mọi chính phủ là thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ và củng cố xã hội tự do(tạo ra các cơ chế nhằm thực thi quyền công dân)Để thực hiện các chức năng nêu trên, nhà nước cần có: các cơ quan quyền lực, các cơ quan quản lí, cáccơ quan chuyên chính, tòa án. Đặc trưng của nhà nước là chủ quyền, nghĩa là nhà nước có quyền đạidiện cho toàn thể xã hội; có quyền ban hành luật pháp và các văn bản pháp qui có tính chất cưỡng báchđối với tất cả các thành viên của xã hội. Chính quyền nhà nước có bộ máy quản lí chuyên nghiệp cũngnhư bộ máy chuyên chính như là quân đội và cảnh sát.Bây giờ ta sẽ chuyển sang xem xét việc phân loại các hình thức quản lí nhà nước. Cách phân loại đơngiản nhất là theo số lượng người cầm quyền. Nếu đất nước chỉ do một người cai trị và quyền lực đượcchuyển giao theo lối cha truyền con nối thì nhà nước đó có thể được gọi là nhà nước quân chủ. Nếu đấtnước do một nhóm người cai trị thì được gọi là chế độ quí tộc. Và cuối cùng là chế độ dân chủ tứcchính quyền của nhân dân. Hình thức nào cũng có thể tốt nếu nó nhắm đến lợi ích chung. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà nước và xã hội - Chế độ dân chủ: Phần 2Chương 4: Nhà nước và chính quyền1. Hệ thống chính trị và nhà nước. Các hình thức quản lí nhà nước và chếđộ chính trịChính trị là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của con người. Nhà chính trị phải làm việc với quần chúng, vớicác tổ chức quần chúng lớn nhỏ khác nhau về tính chất và quyền lợi. Hoạt động chính trị đòi hỏi một sốcông cụ và thể chế nhất định. Những công cụ như thế đã được xây dựng trong quá trình phát triển củanền văn minh nhân loại: đấy là hệ thống chính trị và nhà nước.Vậy hệ thống chính trị là gì? Hệ thống chính trị là các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị, cơ quan nhànước nhằm thực thi quyền lực trong xã hội. Đặc trưng chủ yếu của hệ thống chính trị là: thứ nhất, đảmbảo cho các công dân được tham gia (hay không được tham gia) vào việc quản lí các công việc, nghĩalà hoạt động chính trị của các công dân, của các tổ chức, quyền và quyền tự do công dân được thựchiện trong khuôn khổ của hệ thống chính trị; thứ hai, hệ thống chính trị cho phép (hoặc không cho)thực hiện quyền và quyền tự do của công dân. Hệ thống chính trị bao gồm: các quan hệ chính trị, các tổchức chính trị, các tiêu chuẩn chính trị, các quan điểm và truyền thống chính trị.Thành tố quan trọng nhất của hệ thống chính trị là nhà nước. Nhà nước là thiết chế chủ yếu của hệthống chính trị, thực hiện việc quản lí, bảo vệ và bảo trợ các cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội. Trong suốtlịch sử mấy ngàn năm qua đã hình thành nhiều quan điểm về nhà nước, từ ca ngợi cho đến phủ nhậnhoàn toàn. Chúng ta sẽ xem xét một vài quan điểm như thế. Triết gia Hi Lạp cổ đại, Democritus(460-370 trước công nguyên) cho rằng nhà nước có trách nhiệm bảo vệ sự công bằng và lợi ích chung:“... Một nhà nước được cai trị tốt là một thành lũy vĩ đại: trong đó có tất cả, khi nó còn thì tất cả đềucòn, khi nó chết thì tất cả sẽ đều chết theo”. Cicero, diễn giả và nhà tư tưởng La Mã cổ đại (106-43trước công nguyên) lại coi nhà nước là “tài sản của nhân dân, còn nhân dân thì không phải là một nhómngười tập hợp lại với nhau một cách vô tình mà sự gắn bó của nhiều người liên kết với nhau bằng sựđồng thuận trong các vấn đề quyền và cộng đồng quyền lợi. Niccolo Machiavelli (1469-1527), nhà tưtưởng, nhà sử học và nhà hoạt động xã hội thời Phục hưng thì nhấn mạnh rằng “tất cả các nhà nước,các quốc gia đã và đang có quyền lực đối với dân chúng về thực chất đều hoặc là nước cộng hòa hoặclà nhà nước độc tài”. Những người vô chính phủ lại phủ nhận nhà nước bởi vì nó đàn áp con người.Tại sao lại có sự khác biệt lớn đến như thế?Theo chúng tôi thì điều đó liên quan đến hai phương diện sau đây: thứ nhất, chính sách của nhà nước;thứ hai, hình thức nhà nước trong quốc gia đó.Ở đây trước hết ta cần nhận thức rõ các chức năng chủ yếu của nhà nước. Theo chúng tôi không ai cóthể trả lời câu hỏi này rõ ràng hơn là Adam Smith cách đây hai trăm năm: “Chiếu theo các quyền tự domà tạo hóa đã ban cho con người, nhà nước chỉ nên thực hiện ba chức năng, đấy là ba chức năng cực kìquan trọng, nhưng rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi lí trí thông thường: thứ nhất, bảo vệ xã hội khỏi sự ápchế và can thiệp của các xã hội khác; thứ hai, hết sức bảo vệ mọi thành viên của xã hội khỏi sự áp bứcvà bất công của các thành viên khác của xã hội hay là trách nhiệm thiết lập một nền tư pháp nghiêmminh và công bằng; và thứ ba, tạo lập và duy trì một số thiết chế xã hội, việc tạo lập và duy trì các thiếtchế này không phải vì quyền lợi của của các cá nhân hay các nhóm cá nhân riêng biệt các nhóm nhỏnào đó vì lợi nhuận của nó không thể bù đắp được chi phí của các nhân hay các nhóm đó nhưng đối vớicả xã hội thì lại hoàn toàn có thể được”.Nói một cách khác, hai chức năng đầu của nhà nước là: bảo vệ các thành viên của xã hội khỏi sự cưỡngbức từ chính những đồng bào của họ hoặc cưỡng bức từ bên ngoài. Chức năng thứ ba của nhà nước,cũng là trách nhiệm của mọi chính phủ là thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ và củng cố xã hội tự do(tạo ra các cơ chế nhằm thực thi quyền công dân)Để thực hiện các chức năng nêu trên, nhà nước cần có: các cơ quan quyền lực, các cơ quan quản lí, cáccơ quan chuyên chính, tòa án. Đặc trưng của nhà nước là chủ quyền, nghĩa là nhà nước có quyền đạidiện cho toàn thể xã hội; có quyền ban hành luật pháp và các văn bản pháp qui có tính chất cưỡng báchđối với tất cả các thành viên của xã hội. Chính quyền nhà nước có bộ máy quản lí chuyên nghiệp cũngnhư bộ máy chuyên chính như là quân đội và cảnh sát.Bây giờ ta sẽ chuyển sang xem xét việc phân loại các hình thức quản lí nhà nước. Cách phân loại đơngiản nhất là theo số lượng người cầm quyền. Nếu đất nước chỉ do một người cai trị và quyền lực đượcchuyển giao theo lối cha truyền con nối thì nhà nước đó có thể được gọi là nhà nước quân chủ. Nếu đấtnước do một nhóm người cai trị thì được gọi là chế độ quí tộc. Và cuối cùng là chế độ dân chủ tứcchính quyền của nhân dân. Hình thức nào cũng có thể tốt nếu nó nhắm đến lợi ích chung. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế độ dân chủ Nhà nước Nga Xã hội Nga Thực hành dân chủ Chế độ dân chủ Phần 2 Giáo dục kỹ năng sốngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
109 trang 246 3 0 -
Vấn đề chỉnh đốn Đảng trong di chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh
6 trang 183 0 0 -
63 trang 148 0 0
-
86 trang 94 2 0
-
51 trang 83 1 0
-
70 trang 70 0 0
-
45 trang 70 0 0
-
167 trang 69 0 0
-
89 trang 66 0 0
-
Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
88 trang 57 2 0