Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”? không nên có đường trực xung?& quá gần mồ mả?Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”? Phong Thủy học đặc biệt nhấn mạnh phản quang là đại hung, gọi là “phản quang sát”. Vào thời cổ đại, phản quang phần nhiều là do ao đầm, sông ngòi bên ngoài vật kiến trúc tạo thành thuộc về phản quang tự nhiên, có lúc không có cách nào tránh được. Khi ảnh ánh nắng lay động chiếu vào phòng thì hình thành “phản quang sát”.Nếu là phản quang của sông ngòi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà ở tại sao phải tránh Phản quang sát Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”? không nên có đường trực xung?& quá gần mồ mả?Nhà ở tại sao phải tránh “Phản quang sát”?Phong Thủy học đặc biệt nhấn mạnh phản quang là đại hung, gọi là “phản quangsát”. Vào thời cổ đại, phản quang phần nhiều là do ao đầm, sông ngòi bên ngoàivật kiến trúc tạo thành thuộc về phản quang tự nhiên, có lúc không có cách nàotránh được. Khi ảnh ánh nắng lay động chiếu vào phòng thì hình thành “phảnquang sát”.Nếu là phản quang của sông ngòi chiếu vào phòng tức sản sinh ra ảnh sóng lay độngkhông ổn định. Trên trần nhà trong phòng sẽ hình thành bóng nắng lay động, sẽ kíchthích đến tinh thần con người khiến tinh thần căng thẳng. Thời gian dài con người sẽsinh ra ảo giác khủng hoảng, đó là điềm báo trước của tai nạn.Theo quan điểm khoa học hiện đại ngày nay, tần số từ trường sóng quang và tầng sốtừ trường bình thường cơ thể con người khác nhau rất lớn; đặc biệt là khi có sóngquang mãnh liệt kích thích mắt, từ trường sinh ra của nó sẽ phá hoại từ trường bìnhthường của cơ thể con người, tức sẽ giống như một bình phong chắn hết sinh khí củatự nhiên ngoài cửa nhà, trên cơ bản phá hoại sự ngưng tụ & đường vào của sinh khí.Phản quang trong đô thị hiện đại có một phần lớn là do con người tạo ra thuộc về ônhiễm quang. Đặc biệt có rất nhiều tòa nhà có kiến trúc tường bằng kính, ánh sángphản chiếu của nó chiếu vào nhà ở đối diện, từ đó hình thành quang khúc xạ đối vớicác tòa nhà kiến trúc bên cạnh. Còn một số ô nhiễm ánh sáng là tầng trệt của tòa nhàdùng các loại đèn màu để làm bảng hiệu, công suất của bóng đèn làm bảng hiệu quálớn, quá mạnh sẽ hình thành “phản quang sát”.Nhìn trực quan, một số phản quang tường thủy tinh và đèn quảng cáo bảng hiệu đềurất mãnh liệt, nó không chỉ kích thích mắt khiến con người cảm thấy khó chịu dẫn đếntinh thần con người nôn nóng, dần dần sinh ra tâm lý tinh thần trốn chạy.Dựa vào nghiên cứu khoa học hiện đại, có sóng quang có hại sẽ làm tổn thương đến tếbào não, tạo nên những bệnh phụ khoa ở phụ nữ như kinh nguyệt không đều. Vì thế,chọn nhà ở cần phải tránh sự xâm hại của các quang tuyến có hại.Nếu nhà ở có phản quang mãnh liệt chiếu vào phòng, cách chữa là: dùng rèm cửa dày& có màu tối. Bản thân màu tối cũng có thể hút một phần ánh sáng phản xạ, khiến ánhsáng phản xạ chiếu vào phòng ít đi. Cũng có thể dùng kính mờ làm giảm ánh sángphản quang chiếu vào phòng. Nhưng cách tốt nhất là đặt chậu cây cảnh ở cửa sổ làmmột bình phong tự nhiên che chắn ánh sáng phản xạ, lại có thể làm đẹp môi trườngnhà ở, có thể nói là một công đôi việc.Nhà ở tại sao không nên có đường trực xung?Phong Thủy học truyền thống có một nguyên tắc là “hỷ về kỵ trực xung”. Thườngchúng ta nghe quen tai là “đường xung”, là cửa chính ngôi nhà ở đối diện với conđường lớn, xưa gọi là “một mũi tên xuyên tim”, giống như một mũi tên xuyên quanhà, có thể thấy đó là điều không cát lợi.Từ tri thức sinh lý học, mọi người đều biết rất nhiều bộ phận & khí quan trong cơ thểcon người đều có hình chữ S, cũng chính là nói cơ thể con người vì uốn khúc mà giảmbớt khí & gió vào thẳng trực tiếp, từ đó khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.Con đường trực xung nhà ở sẽ hình thành luồng khí thẳng, hơn nữa nó rất mãnh liệt,cứng, tốc độ nhanh. Nếu tốc độ luồng khí quá cao, giống như việc chúng ta đang đitrong miệng gió, căng thẳng đến nỗi nhắm tít cả mắt, che cả miệng, bịt cả đầu, lỗ chânlông co lại… cơ thể trong trạng thái không bình thường. Nếu nhà ở có con đường trựcxung như vậy ví như một người cả ngày sống trong gió mạnh, lâu ngày sức khỏe sẽ cóvấn đề.Nhìn theo quan điểm khoa học hiện đại, kỳ thực rất đơn giản, vì nhà ở đối diện vớiđường cái, tất cả các xe cộ đều chạy qua lại dễ gặp tai nạn, không an toàn về mặt giaothông, đương nhiên là điều không cát lợi.Nhà ở ngày nay đa số là các tòa nhà cao tầng, cho dù có đường trực xung thì có phảituân theo quy tắc này hay không? Có lẽ chỉ có tầng một bị ảnh hưởng, từ tầng hai trởlên sẽ không bị ảnh hưởng đến? Có lẽ có người sẽ nói, tôi ở tầng thứ mười, hoặcphòng làm việc của tôi ở tầng 30, tuy cả tòa nhà có con đường trực xung tới, xe có thểsẽ đụng vào tầng một cũng không thể đụng vào tầng 30, thế thì cách nói con đườngtrực xung có chênh lệch hay không?Điều đó có được xem là cấm kỵ của đường trực xung hay không còn tùy theo cáchnhìn nhận có cùng quan điểm hay không. Có người cho rằng đường trực xung khôngchỉ là vấn đề hướng con đường hữu hình, mà còn là vấn đề hướng chảy của trường khívà từ trường vô hình. Khi các con đường hình thành chữ “đinh” đan chéo nhau (tức ngãba đường) cũng chính là một ví dụ điển hình của con đường trực xung.Vật kiến trúc đối diện với con đường trực xung khí vô hình chảy qua lại nhất định mạnhhơn các hướng khác, hơn nữa trường khí & từ trường vì bị quấy nhiễu của xe cộ mỗingày đều rất hỗn tạp, lâu ngày sẽ xung kích vào người cư ngụ sẽ ảnh hưởng sức khỏecủa họ, ...