Nhà Tây Sơn CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠN
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 124.18 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Quách Tấn, Quách Giao Nhà Tây Sơn CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠNBa anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu. Từ ngày ông Nguyễn Phi Phúc tạ thế, ông Nhạc lo vẹn đạo làm anh. Ðối với hai em, chẳng những yêu thương vì ruột thịt mà còn quý trọng đức tài. Còn ông Huệ cũng như ông Lữ thì yêu kính anh như cha, nhất nhất đều tuân theo mệnh lệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Tây Sơn CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠN Quách Tấn, Quách Giao Nhà Tây Sơn CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠNBa anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu.Từ ngày ông Nguyễn Phi Phúc tạ thế, ông Nhạc lo vẹn đạo làm anh. Ðối vớihai em, chẳng những yêu thương vì ruột thịt mà còn quý trọng đức tài. Cònông Huệ cũng như ông Lữ thì yêu kính anh như cha, nhất nhất đều tuân theomệnh lệnh.Tình như thế, nhưng tánh lại có khác.Ông Lữ lấy việc sửa mình thương người làm gốc, còn giàu sang, thua đượclà chuyện ngoài thân.Ông Nhạc tuy thiệp thế đa mưu, song có phần bảo thủ, có phần cầu an. Khichưa có thì xông Nam đột Bắc, đến khi có rồi, thì có bao nhiêu bo bo giữbấy nhiêu, và chấp vào những gì mình đã có.Ông Huệ tài trí vượt hẳn anh. Nhưng khi còn ở dưới quyền anh thì triệt đểphục tùng. Khi con chim bằng đã nuôi đủ sức gió để quạt cánh lên chín tầngmây thì không còn ai có thể kiềm chế. Và con chim bằng khi đã bay thìhướng về tương lai chớ đâu mấy khi quay về dĩ vãng.Nghĩa là tánh ông Nhạc tĩnh, tánh ông Huệ động.Ðó là nguyên nhân gây ra xích mích giữa hai anh em làm cho nhà Tây Sơnbị nứt rạn.Cảnh nứt rạn ấy bắt nguồn từ ngày Tây Sơn chiếm được Phú Xuân rồi đánhra Thăng Long.Nguyên sau khi dẹp yên Gia Ðịnh, ông Huệ đề nghị đem quân đánh PhúXuân. Vì không rõ quân chúa Trịnh mạnh yếu thế nào, nên ông Nhạc khôngứng thuận. Sau ông Chỉnh cho biết rõ tình hình, ông Nhạc mới cho xuấtchinh. Lấy được Phú Xuân, ông Huệ tự tiện đem quân ra đánh Bắc Hà. ÔngNhạc không bằng lòng song không lấy cớ gì để bắt tội em được, nên chỉ gọiem về thôi. Về Phú Xuân ông Huệ cho chở tất cả chiến lợi phẩm thu được ởBắc Hà về Quy Nhơn, còn mình thì lấy cớ Thuận Hóa mới lấy được cần phảicủng cố nhân tâm và sửa sang chính sự, nên xin ở lại Phú Xuân. Ông Nhạcđành phải chấp nhận, tuy không lấy làm vừa lòng. Ðến khi Nguyễn Huệđược phong Bắc Bình Vương, nắm quyền quản thủ đất Thuận Hóa, thì tự ýsửa sang thành quách, phong thưởng võ tướng văn quan chớ không tấu trìnhtheo pháp. Nhiều lần ông Nhạc vời ông Huệ vào Quy Nhơn, ông Huệ luônluôn tìm cớ thoái thác.Nhận thấy quyền làm anh đối với em, quyền làm vua đối với bề tôi đã bịxem khinh, ông Nhạc cử binh ra Phú Xuân hỏi tội.Nghe tin, ông Huệ vỗ án nói:- Tội gì mà hỏi? Ðánh Nam dẹp Bắc để giữ vững ngôi báu cho anh, đó là tộià? Còn đất Thuận Hóa này là của ta lấy nơi tay Chúa Trịnh. Ta thọ phongchẳng qua vì tình anh em đó thôi. Chớ đâu phải anh ta cắt đất của mìnhphong cho ta mà bắt ta nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh? Công có lạiquên, tội không có lại buộc! Sao lại bất công thế. Ta không chịu nổi.Rồi thân hành đem quân ra chống cự.Ông Nhạc thấy em ra mặt bất phục tùng, càng nổi giận thêm. Không một lờiphân trần, hai bên giáp chiến. Ðánh nhau kịch liệt. Lần lần ông Nhạc đuốisức phải rút lui. Ông Huệ truy kích. Ông Nhạc rút quân vào thành QuyNhơn, cố thủ. Ông Huệ công vi cả tháng mà không hạ nổi thành, bèn đánhchiếm núi Long Cốt, rồi kê súng đại bác trên núi bắn vào thành. Những nơihiểm yếu trong thành bị phá. Ông Nhạc liệu không giữ mãi được, bèn lênmặt thành kêu ông Huệ mà khóc:- Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn[56]- Nghe tiếng gọi của anh, ông Huệ òa lên khóc.Rồi bãi binh.Từ ấy anh em hòa thuận như cũ. Em Bắc anh Nam, lấy Hải Vân làm ranhgiới.Nguyên nhân xích mích giữa hai anh em nhà Tây Sơn không có chi kháchơn là lòng tự ái. Anh cậy quyền làm lớn, em cậy có công to. Vì chấp sanhsân hận. Một đóm lửa giận không dập tắt kịp thời, cháy bùng lên đốt cháy cảrừng tình nghĩa! Nhưng rồi một cơn mưa nước thân tình rưới xuống, baonhiêu lửa giận đương cháy ngùn ngụt liền tắt ngay.Không có gì bí ẩn.Nhưng để giải thích sự bất hòa kia, nhiều nhà làm sử đặt ra chuyện. Kẻ thìnói rằng: ông Nhạc thông gian với vợ ông Huệ, và giữ hết những của cải lấyđược ở Thăng Long, nên ông Huệ giận...Ông Huệ có ba bà vợ chính thức: bà họ Phạm ở Phú Phong, mẹ ông NguyễnQuang Thùy, bà họ Bùi ở Xuân Hòa, mẹ ông Nguyễn Quang Toản và bàNgọc Hân công chúa con gái Vua Lê. Lúc ông Huệ trấn thủ Thuận Hóa thìbà họ Phạm qua đời đã lâu, bà họ Bùi theo chồng ra Phú Xuân, còn bà NgọcHân thì còn ở Thăng Long. Như vậy ông Nhạc thông gian với bà nào?Còn về của cải lấy được ở Thăng Long, thì có thấm vào đâu so với đất đai từPhú Yên đến Hà Tiên Phú Quốc. Ðất kia còn để cho anh cho em không chúttiếc, tiếc gì chút chiến lợi phẩm mà tranh? Có người lại bảo rằng: NguyễnPhúc Ánh muốn chia rẽ hai anh em nhà Tây Sơn, bèn lập kế ly gián. NguyễnPhúc Ánh dùng kế mỹ nhân, tìm một thiếu nữ Âu Châu tuyệt đẹp đem dângcho Nguyễn Huệ và tin cho Huệ biết trước. Nhưng lại đem dâng cho NguyễnNhạc, rồi báo cho Huệ biết rằng đi ngang qua Quy Nhơn, bị Nhạc chậncướp, mặc dù biết là của em. Huệ giận kéo quân vào đánh.Kế mỹ nhân, xưa nay thường được dùng đến. Nhưng xét việc bất hòa củaanh em nhà Tây Sơn xảy ra vào năm Ðinh Mùi (1787). Lúc ấy Nguyễn PhúcÁnh còn ở Xiêm La ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà Tây Sơn CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠN Quách Tấn, Quách Giao Nhà Tây Sơn CẢNH NỨT RẠN TRONG NHÀ TÂY SƠNBa anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu.Từ ngày ông Nguyễn Phi Phúc tạ thế, ông Nhạc lo vẹn đạo làm anh. Ðối vớihai em, chẳng những yêu thương vì ruột thịt mà còn quý trọng đức tài. Cònông Huệ cũng như ông Lữ thì yêu kính anh như cha, nhất nhất đều tuân theomệnh lệnh.Tình như thế, nhưng tánh lại có khác.Ông Lữ lấy việc sửa mình thương người làm gốc, còn giàu sang, thua đượclà chuyện ngoài thân.Ông Nhạc tuy thiệp thế đa mưu, song có phần bảo thủ, có phần cầu an. Khichưa có thì xông Nam đột Bắc, đến khi có rồi, thì có bao nhiêu bo bo giữbấy nhiêu, và chấp vào những gì mình đã có.Ông Huệ tài trí vượt hẳn anh. Nhưng khi còn ở dưới quyền anh thì triệt đểphục tùng. Khi con chim bằng đã nuôi đủ sức gió để quạt cánh lên chín tầngmây thì không còn ai có thể kiềm chế. Và con chim bằng khi đã bay thìhướng về tương lai chớ đâu mấy khi quay về dĩ vãng.Nghĩa là tánh ông Nhạc tĩnh, tánh ông Huệ động.Ðó là nguyên nhân gây ra xích mích giữa hai anh em làm cho nhà Tây Sơnbị nứt rạn.Cảnh nứt rạn ấy bắt nguồn từ ngày Tây Sơn chiếm được Phú Xuân rồi đánhra Thăng Long.Nguyên sau khi dẹp yên Gia Ðịnh, ông Huệ đề nghị đem quân đánh PhúXuân. Vì không rõ quân chúa Trịnh mạnh yếu thế nào, nên ông Nhạc khôngứng thuận. Sau ông Chỉnh cho biết rõ tình hình, ông Nhạc mới cho xuấtchinh. Lấy được Phú Xuân, ông Huệ tự tiện đem quân ra đánh Bắc Hà. ÔngNhạc không bằng lòng song không lấy cớ gì để bắt tội em được, nên chỉ gọiem về thôi. Về Phú Xuân ông Huệ cho chở tất cả chiến lợi phẩm thu được ởBắc Hà về Quy Nhơn, còn mình thì lấy cớ Thuận Hóa mới lấy được cần phảicủng cố nhân tâm và sửa sang chính sự, nên xin ở lại Phú Xuân. Ông Nhạcđành phải chấp nhận, tuy không lấy làm vừa lòng. Ðến khi Nguyễn Huệđược phong Bắc Bình Vương, nắm quyền quản thủ đất Thuận Hóa, thì tự ýsửa sang thành quách, phong thưởng võ tướng văn quan chớ không tấu trìnhtheo pháp. Nhiều lần ông Nhạc vời ông Huệ vào Quy Nhơn, ông Huệ luônluôn tìm cớ thoái thác.Nhận thấy quyền làm anh đối với em, quyền làm vua đối với bề tôi đã bịxem khinh, ông Nhạc cử binh ra Phú Xuân hỏi tội.Nghe tin, ông Huệ vỗ án nói:- Tội gì mà hỏi? Ðánh Nam dẹp Bắc để giữ vững ngôi báu cho anh, đó là tộià? Còn đất Thuận Hóa này là của ta lấy nơi tay Chúa Trịnh. Ta thọ phongchẳng qua vì tình anh em đó thôi. Chớ đâu phải anh ta cắt đất của mìnhphong cho ta mà bắt ta nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh? Công có lạiquên, tội không có lại buộc! Sao lại bất công thế. Ta không chịu nổi.Rồi thân hành đem quân ra chống cự.Ông Nhạc thấy em ra mặt bất phục tùng, càng nổi giận thêm. Không một lờiphân trần, hai bên giáp chiến. Ðánh nhau kịch liệt. Lần lần ông Nhạc đuốisức phải rút lui. Ông Huệ truy kích. Ông Nhạc rút quân vào thành QuyNhơn, cố thủ. Ông Huệ công vi cả tháng mà không hạ nổi thành, bèn đánhchiếm núi Long Cốt, rồi kê súng đại bác trên núi bắn vào thành. Những nơihiểm yếu trong thành bị phá. Ông Nhạc liệu không giữ mãi được, bèn lênmặt thành kêu ông Huệ mà khóc:- Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn[56]- Nghe tiếng gọi của anh, ông Huệ òa lên khóc.Rồi bãi binh.Từ ấy anh em hòa thuận như cũ. Em Bắc anh Nam, lấy Hải Vân làm ranhgiới.Nguyên nhân xích mích giữa hai anh em nhà Tây Sơn không có chi kháchơn là lòng tự ái. Anh cậy quyền làm lớn, em cậy có công to. Vì chấp sanhsân hận. Một đóm lửa giận không dập tắt kịp thời, cháy bùng lên đốt cháy cảrừng tình nghĩa! Nhưng rồi một cơn mưa nước thân tình rưới xuống, baonhiêu lửa giận đương cháy ngùn ngụt liền tắt ngay.Không có gì bí ẩn.Nhưng để giải thích sự bất hòa kia, nhiều nhà làm sử đặt ra chuyện. Kẻ thìnói rằng: ông Nhạc thông gian với vợ ông Huệ, và giữ hết những của cải lấyđược ở Thăng Long, nên ông Huệ giận...Ông Huệ có ba bà vợ chính thức: bà họ Phạm ở Phú Phong, mẹ ông NguyễnQuang Thùy, bà họ Bùi ở Xuân Hòa, mẹ ông Nguyễn Quang Toản và bàNgọc Hân công chúa con gái Vua Lê. Lúc ông Huệ trấn thủ Thuận Hóa thìbà họ Phạm qua đời đã lâu, bà họ Bùi theo chồng ra Phú Xuân, còn bà NgọcHân thì còn ở Thăng Long. Như vậy ông Nhạc thông gian với bà nào?Còn về của cải lấy được ở Thăng Long, thì có thấm vào đâu so với đất đai từPhú Yên đến Hà Tiên Phú Quốc. Ðất kia còn để cho anh cho em không chúttiếc, tiếc gì chút chiến lợi phẩm mà tranh? Có người lại bảo rằng: NguyễnPhúc Ánh muốn chia rẽ hai anh em nhà Tây Sơn, bèn lập kế ly gián. NguyễnPhúc Ánh dùng kế mỹ nhân, tìm một thiếu nữ Âu Châu tuyệt đẹp đem dângcho Nguyễn Huệ và tin cho Huệ biết trước. Nhưng lại đem dâng cho NguyễnNhạc, rồi báo cho Huệ biết rằng đi ngang qua Quy Nhơn, bị Nhạc chậncướp, mặc dù biết là của em. Huệ giận kéo quân vào đánh.Kế mỹ nhân, xưa nay thường được dùng đến. Nhưng xét việc bất hòa củaanh em nhà Tây Sơn xảy ra vào năm Ðinh Mùi (1787). Lúc ấy Nguyễn PhúcÁnh còn ở Xiêm La ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lịch sử văn hóa văn hóa bốn phương Lịch sử dân tộc nhà Tây Sơn cảnh nứt rạn trong nhà tây sơnTài liệu liên quan:
-
4 trang 217 0 0
-
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 104 0 0 -
4 trang 84 0 0
-
1 trang 71 0 0
-
8 trang 54 0 0
-
11 trang 51 0 0
-
26 trang 42 0 0
-
Hoàn cảnh ra đời và ảnh hưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng
2 trang 36 0 0 -
MỘT SỐ TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC TRONG LỊCH SỨ DÂN TỘC
6 trang 30 0 0 -
Sưu tầm truyện thơ của người Mường
6 trang 30 0 0