Cái giá để có căn nhà ngoại ô khác với ở phố, là được hưởng thụ không gian bên ngoài. Ngôi nhà ở vùng đồng núi Hoà Bình này (cách Hà Nội 35km) quả thật là một chốn lý tưởng để thả mình cùng thiên nhiên... Mảnh đất này nằm trên con đường liên xã, đường đất đỏ Trung du, bụi bốc lên sau những chiếc xe đi qua. Nhưng nó lại nằm ở trên cao của một bờ dốc đổ xuống thung lũng có những cánh ruộng, vạt chè xanh xen kẽ, mở ra một tầm nhìn vời vợi,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà trên đồiNhà trên đồiCái giá để có căn nhà ngoại ô khác với ở phố, là được hưởngthụ không gian bên ngoài. Ngôi nhà ở vùng đồng núi HoàBình này (cách Hà Nội 35km) quả thật là một chốn lý tưởngđể thả mình cùng thiên nhiên...Mảnh đất này nằm trên con đường liên xã, đường đất đỏ Trungdu, bụi bốc lên sau những chiếc xe đi qua. Nhưng nó lại nằm ởtrên cao của một bờ dốc đổ xuống thung lũng có những cánhruộng, vạt chè xanh xen kẽ, mở ra một tầm nhìn vời vợi, trước haingọn núi với những cây thông già, xanh ngắt quanh năm.Vào cái ngày đặt tiền mua đất, người mua còn chợt thấy một vànhtrăng treo trên đầu núi... cảm thấy chốn này không phải cách HàNội chỉ 35 cây số, mà là xa thật xa, là nơi để trốn khỏi phốphường sau một tuần làm việc, để rồi, có thời khắc chỉ mình mìnhvới núi, với trăng.Từ đó, người chủ trồng cả trăm cây bưởi, đợi có tiền xây cất.Mười năm cho làng xóm bẻ hoa, để cây khỏi phải nuôi quả, chocây mau lớn. Đến khi ngôi nhà thành hình thì mùa xuân là hươngcho hoa, từ mùa thu đến Tết là hương quả thanh tao, tràn ngập cảkhông gian ở cuối tuần.Ngôi nhà với những mặt nước: trước, sau nhà và trên mái. Nướcphía trước gợi lại mảnh ao quê, có bèo xanh, hoa súng cùng vớikhu vườn bưởi, cau, và mảnh sân gạch Bát Tràng - đã đẩy conđường ra xa hẳn.Ngay dưới cửa sổ mặt sau là bể bơi nho nhỏ, mùa này còn đanglạnh nên chưa lấy nước vào, có giật cấp thành chỗ ngồi và bệ cửasổ thành mặt quầy bar, để ngồi trong nước, mà nhâm nhi lycocktai, ngắm hoàng hôn mùa hè tím dần miền sơn cước.Mái nhà được phủ toàn bộ bằng nước, làm dịu mát cái nóng củamiền Trung du, kể cả những ngày giữa hè, cũng không cần đếnmáy điều hòa. Nước cũng là thứ bảo trì cho bê tông tốt nhất, khinắng khi mưa đột ngột thế nào, mái cũng không ngấm, khôngnứt.Chủ nhà một nghệ sĩ, đề đạt với kiến trúc sư về trăng về núi, thêmnữa là tự do cho ngôi nhà của mình. Qủa là những hệ luỵ côngviệc đã bào mòn cảm xúc 5 ngày trong tuần, và việc có quá nhiềutiện nghi trong ngôi nhà phố cũng là sự lệ thuộc làm ta mệt mỏi.Ai cũng muốn cuối tuần được giải phóng khỏi nhiều thứ - kể cảnhững lặt vặt đời sống, không câu nệ, vướng mắc kể cả là đồ vật -để được sống tự nhiên.Không lặp lại bất kỳ phong cách kiến trúc nào trong những thiếtkế nhà nghỉ cuối tuần đã làm, kiến trúc sư Phó Đức Tùng tìmđược sự đơn giản cho nội thất căn nhà này, để có tự do cho ngườita được sống chậm ở đây.Để không gian nội thất càng rộng càng tốt, một mặt bằng đơngiản đi cùng những mặt phẳng được nâng lên bằng những cốtkhác nhau - làm bàn ghế, giá, kệ... chiếc giường lớn cho cả nhà -như tấm phản ở nông thôn ta...Căn phòng thoáng rộng, mà vẫn gần gũi tự nhiên. Tầm nhìn rangoài là thứ được trân trọng nhất, luôn là bức tranh đóng khung.Trong khuôn cửa sổ mở rộng, nội thất tối giản cho người ta cảmgiác tự do, dễ dàng vượt ra - giao hoà với thiên nhiên. Cái giá đểcó căn nhà ngoại ô khác với ở phố, là được hưởng thụ không gianbên ngoài. Một điều giản dị là được đi chân trần từ sân vào nhà,từ trong nhà ra sân sau (đều không hề có giật cấp hay bậu cửa)nơi mở ra không gian khoáng đạt của thung lũng và núi xanh xa...và có ngày Rằm tháng 8 ở đây, làm quà cho hết thảy những bạnbè, bày cỗ trông trăng trên mái nhà, giữa khuôn nước, vườn bưởiquả chín, và mênh mang là ánh trăng đổ xuống, chỉ với tay là cóthể chạm tới núi và trăng...