Thông tin tài liệu:
GS Fans Rush, khi đó là giảng viên vật lý tại một trường đại học kỹ thuật ở Trực Lệ (tên gọi của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trước năm 1928) mở cái phong bì thư cũ kỹ ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhà vật lý Albert Einstein và những lá thư chứa đầy bí mật bất ngờ Nhà vật lý Albert Einstein và những lá thư chứa đầy bí mật bất ngờ GS Fans Rush, khi đó là giảng viên vật lý tại một trường đại học kỹthuật ở Trực Lệ (tên gọi của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trước năm 1928) mởcái phong bì thư cũ kỹ ra. Trong đó là một tờ giấy có dính những vết mực,được ghi bằng nét chữ nguệch ngoạc như của trẻ con. Lá thư trên của Einstein là một trong những tài liệu lần đầu tiên được côngbố trong tập 12 của bộ toàn tập các tài liệu liên quan tới nhà bác học vĩ đại này. Láthư được các nhân viên của Viện Kỹ nghệ California biên soạn và vừa được công bốtrong mùa hè năm 2009. Trong bộ toàn tập có hơn 100 lá thư cũng như một số bàitrả lời phỏng vấn và bài giảng của Albert Einstein. GS Rush không nhìn thấy bất cứ sự làm mình làm mẩy nào của Einsteintrong những lời than phiền đó. Khi nhà vật lý vĩ đại viết lá thư trên, những côngtrình chính yếu của đời ông - lý thuyết tương đối hẹp và lý thuyết tương đối tổngquát - đều đã được hoàn thành. Einstein dần dà ít quan tâm hơn tới vật lý và từmột nhà bác học chỉ được một hữu hạn không đông những nhà vật lý biết tới đãtrở thành một người của công chúng trên quy mô toàn cầu. Những lá thư mới được công bố năm nay của ông đã giúp chúng ta nhìn thấyông dưới một ánh sáng tương đối bất ngờ - ông đã bớt phần là một nhà vật lý lýthuyết và thêm nhiều phần là một ... nhà hoạt động chính trị xã hội. Nhưng có lẽ đổthêm dầu vào lửa của những cuộc tranh luận lịch sử sẽ là những tài liệu khác nữa,cũng có trong bộ toàn tập trên. Những tài liệu này có thể được sử dụng để gián tiếpchứng tỏ rằng, khi xây dựng những lý thuyết khoa học của mình, Einstein có thể đãsử dụng kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học khác mà lại không nêu têncủa họ ra. Lý thuyết và thực tế 1921, Einstein lần đầu tiên sau nhiều năm rời khỏi ngôi nhà của mình ởBerlin để đi du lịch tại châu Âu và châu Mỹ. Ông đã nay đây mai đó tới hơn mộtnăm rưỡi và chỉ riêng ở Mỹ đã đọc tới 17 bài giảng về các lý thuyết khoa học củamình. Nhưng mục tiêu chính trong chuyến đi sang bên kia đại dương, tới châu Mỹ,của ông không phải là quảng bá khoa học, mà là để tìm kiếm phương tiện. Nhà vậtlý vĩ đại quyên góp tiền để xây dựng một trường đại học tổng hợp Do Thái. Cũng ởMỹ, Einstein đã tham gia quyên góp tiền ủng hộ cho việc xây nhà định cư chongười Do Thái ở Palestine. Với Einstein, tham gia vào đời sống chính trị xã hộikhông thể là việc xa lạ. Chỉ có một điều duy nhất mà ông luôn bác bỏ: đó là sự dínhlíu tới bất cứ một tôn giáo nào. Tôi không có ý định vào bất cứ một cộng đồng tôngiáo nào và sẽ tiếp tục không theo bất cứ một tín ngưỡng nào - nhà vật lý vĩ đạiviết trong thư gửi cộng đồng Do Thái ở Berlin như thế. Tất nhiên, những hành động như thế của Einstein đã không được nhữngnhân vật thủ cựu hay cực đoan trong cộng đồng các nhà khoa học ở Đức tán thành.Và những người này đã lên tiếng phê phán ông. Thậm chí ngay cả nhà hóa học từngđược giải thưởng Nobel năm 1918, Fritz Haber, đã công khai gọi những mối quanhệ trong các chuyến du lịch ra nước ngoài của Einstein là phản bội nước Đức.Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn bởi việc Einstein tham gia vào tổ chức vì hòabình Tổ quốc mới. Năm 1921, tổ chức này trong một bản tuyên ngôn được công bố rộng rãi đãlên tiếng phê phán mạnh mẽ việc giải trừ quân bị quá chậm trễ của Berlin. Các tácgiả của bản tuyên ngôn đó kêu gọi nước Pháp không nên rời mắt khỏi chính phủmới ở Đức và khi cần thiết thì không được chần chừ can thiệp vũ trang. Thái độcủa Eisntein dĩ nhiên đã làm các phần tử cánh hữu ở Đức nổi giận và ngay trongnăm 1921 trên một tạp chí thiên hữu ở đây đã xuất hiện những lời kêu gọi thanhtoán nhà vật lý vĩ đại này. Trong con mắt của những bộ phận xã hội lành mạnh, quyết định không xarời chính trị của Einstein không hề ảnh hưởng gì tiêu cực đối với danh tiếng củanhà vật lý vĩ đại. Thậm chí, ngược lại, càng làm đẹp thêm hình ảnh của ông vàkhiến ông càng được ưa chuộng. Những bài viết về lý thuyết tương đối hẹp và lýthuyết tương đối tổng quát được công bố năm 1905 và 1915 đã mang lại danhtiếng cho ông chỉ trong một bộ phận khá nhỏ hẹp các chuyên gia. Còn phần thế giớicòn lại đã chỉ nhắc tới tên Einstein vào năm 1919. Việc này diễn ra nhờ nhà thiênvăn vật lý người Anh Arthur Eddington. Ông Eddington từ lâu đã có cảm tình vớitâm lý ưa chuộng hòa bình của Einstein. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, người Anh và người Pháp đã không mờicác nhà vật lý Đức sang tham gia các cuộc hội thảo khoa học và cũng không thảoluận một cách nghiêm túc các công trình nghiên cứu của họ. Lý thuyết tương đốitổng quát của Einstein đã gây ấn tượng rất mạnh mẽ đối với Eddington và ông nàyđã làm mọi việc để mọi người ở Anh phải đề cập tới nó. Chính với sự hậu thuẫn củanhà khoa học Anh này mà Hội Thiên văn học Hoàng gia đã bỏ ra k ...