Danh mục

Nhạc trưởng cho dàn hòa tấu thương hiệu.

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chiến lược thương hiệu là nền móng cho việc xây dựng một thương hiệu mạnh. Vấn đề đặt ra là một khi đã có "bản hòa âm" (chiến lược thương hiệu) rồi, ai sẽ là "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc hòa tấu?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhạc trưởng cho dàn hòa tấu thương hiệu.Nhạc trưởng cho dàn hòa tấu thương hiệu.Chiến lược thương hiệu là nền móng cho việc xây dựng một thương hiệu mạnh. Vấn đề đặt ra làmột khi đã có bản hòa âm (chiến lược thương hiệu) rồi, ai sẽ là nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạchòa tấu?Người phụ trách thương hiệu trước tiên phải hiểu rõ chiến lược thương hiệu cũng như lý do tại sao phảithực hiện theo chiến lược. Cụ thể là đặc trưng sản phẩm (lợi ích gì, khác và mới như thế nào…), tínhcách thương hiệu (hiện đại hay truyền thống, sôi nổi hay trầm tĩnh…), định vị thương hiệu (khác, hơn, lạnhư thế nào), tầm nhìn thương hiệu (định hướng đến đâu), nhận diện thương hiệu (quy định như thếnào).Nếu không hiểu rõ hoặc không có chiến lược thương hiệu, người làm công việc này sẽ lúng túng trongviệc sàng lọc, đánh giá nguồn thông tin được cung cấp hàng ngày để đưa ra quyết định đúng. Lúc đó sẽdễ rơi vào mê hồn trận thông tin bởi vì thấy đâu cũng đúng và hay, không biết đâu là hướng đi, thế nàolà một bản thiết kế quảng cáo báo (layout) phù hợp, đâu là thông điệp thích hợp cần đưa vào nội dungcủa mỗi công cụ tiếp thị như phim quảng cáo, quảng cáo trên báo, bao bì, tờ rơi, poster, bảng biểu…Ở đây, điều tối quan trọng là thông điệp muốn gửi tới người tiêu dùng cần phải đơn giản, dễ hiểu và hơnhết là tính nhất quán, phù hợp với đặc tính của thương hiệu đã được xác định trong quá trình lập chiếnlược ban đầu.Thấu hiểu gu nghe của đối tượngSẽ có nguy cơ gặp rủi ro cao nếu quyết định đưa ra chỉ dựa vào những báo cáo hay thông tin thu thậptrên bàn giấy. Người phụ trách thương hiệu cần phải đi thực tế để có thể hiểu rõ và cảm nhận đượcnhững điều mà đối tượng khách hàng thích, mong muốn và trông đợi ở thương hiệu.Trong thực tế, những người phụ trách các thương hiệu bia nội lẫn ngoại tại Việt Nam hàng tháng đềuđến các quán nhậu để uống bia, thâm nhập vào thế giới của quý ông. Ở đây, nếu khám phá được thôngđiệp đưa ra hay lợi ích sản phẩm được cảm nhận tốt từ người tiêu dùng thì có nghĩa là hình ảnh thươnghiệu đang đi đúng hướng và cần được củng cố thêm.Ngược lại, nếu ý kiến phản hồi từ đối tượng khách hàng không tốt thì một sự điều chỉnh có cân nhắctrong thông điệp truyền thông hay chất lượng là điều cần thiết nên làm.Kinh nghiệm cho thấy, cho dù kết quả nghiên cứu thị trường được thực hiện bởi một công ty nổi tiếngcủa nước ngoài đi chăng nữa, quyết định đưa ra cũng có thể sai nếu người phụ trách thương hiệu khôngam hiểu người tiêu dùng. Có lẽ đây là một kinh nghiệm lớn đối với một thương hiệu cà phê nước ngoàitại Việt Nam khi dần đánh mất bản sắc (hình ảnh) hiện đại của mình.Vì sao? Đơn giản là vì những điều mà người tiêu dùng nói trong một cuộc khảo sát nhóm hay phỏng vấntrực tiếp và điều họ làm không phải bao giờ cũng giống nhau. Vì vậy, vấn đề là người phụ trách thươnghiệu phải đọc được những báo cáo nghiên cứu này và đưa ra quyết định đúng theo sự phán đoán củachính mình.Công việc quản lý thương hiệu thực chất là quản lý hình ảnh thương hiệu đó trong nhận thức của ngườitiêu dùng chứ không phải ngoài thị trường hay qua phán đoán chủ quan của người phụ trách thươnghiệu.Chọn lựa và kết hợp các nhạc cụĐối với các công ty nước ngoài có nguồn lực tài chính dồi dào, việc lựa chọn các công cụ tiếp thị vàquảng cáo có phần dễ dàng. Nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam, cần phải suy tính kỹ càng trongviệc lựa chọn công cụ có thể mang lại hiệu quả cao nhất với một khoản chi phí đầu tư giới hạn.Dễ dàng nhận thấy rằng quảng cáo trên truyền hình hay báo chí là các công cụ tiếp thị tác động lớn nhấtđến người tiêu dùng. Tuy nhiên, chỉ sự nhận biết thương hiệu không thôi chưa đủ để tạo ra giá trị thươnghiệu. Hay nói cách khác, người tiêu dùng ai cũng biết tên thương hiệu nhưng họ có quyết định mua hoặctiếp tục mua thêm nữa hay không lại là chuyện khác. Liệu bạn có dễ dàng tin vào câu nói: Đây là sảnphẩm đáng tin cậy nhất khi xem quảng cáo không? Phim quảng cáo có vẻ hay nhưng phải thử sảnphẩm rồi mới tin là ý kiến phản hồi thường nghe thấy ở các cuộc khảo sát nhóm người tiêu dùng.Xây dựng thương hiệu là một quá trình xây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng. Vì thế, người phụtrách thương hiệu cần phải chọn lựa và kết hợp các công cụ tiếp thị phù hợp để đem lại nhiều kinhnghiệm thực tế, nên tránh các trường hợp có thể gây phiền phức đối với người tiêu dùng. Chẳng hạnmột công ty chuyên bán sản phẩm dinh dưỡng nên gửi một tấm thiệp, một đóa hoa chúc mừng Mẹ tròncon vuông đến các bà mẹ vừa mới sinh hơn là cử một nhân viên tiếp thị đến nhà trên tay cầm một bảndanh sách các bà mẹ với đầy đủ địa chỉ, số điện thoại. Một công cụ tiếp thị khác mà hiện nay khá nhiềudoanh nghiệp sử dụng là tài trợ các chương trình giải trí trên truyền hình. Người phụ trách thương hiệuphải biết nên chọn chương trình nào phù hợp với định vị và tính cách của thương hiệu mình. Sẽ thật taihại nếu những kịch bản đưa ra không được cân nhắc tính toán kỹ.Bạn sẽ cảm thấy như thế n ...

Tài liệu được xem nhiều: