Danh mục

Nhận biết rủi ro và ý định sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số của sinh viên Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.05 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (15 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhận thức được sự phát triển và vai trò thiết yếu của dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Financial Services – DFS) đối với nền kinh tế, nhóm nghiên cứu hướng đến hai khía cạnh: nhận biết rủi ro và ý định sử dụng DFS ở sinh viên Việt Nam. Bài viết trình bày cách nhận biết rủi ro và ý định sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số của sinh viên Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận biết rủi ro và ý định sử dụng dịch vụ tài chính kỹ thuật số của sinh viên Việt Nam KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 48. NHẬN BIẾT RỦI RO VÀ Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KỸ THUẬT SỐ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM TS. Bùi Kiên Trung*, Lê Thu Hà*, Nguyễn Mạnh Cường*, Trần Bảo Châu*, Nguyễn Trọng Tùng*, Nguyễn Thị Hồng Nhung* Tóm tắt Nhận thức được sự phát triển và vai trò thiết yếu của dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Financial Services – DFS) đối với nền kinh tế, nhóm nghiên cứu hướng đến hai khía cạnh: nhận biết rủi ro và ý định sử dụng DFS ở sinh viên Việt Nam. Bằng việc kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính, nhóm đã gửi bảng hỏi đến hơn 1.000 sinh viên tại Việt Nam. Kết quả cho thấy, “Rủi ro tài chính”, “Rủi ro bảo mật thông tin”, “Rủi ro an ninh mạng” có tác động ngược chiều với “Nhận thức về rủi ro”, trong khi “Rủi ro ảnh hưởng tâm lý”, “Những sự cố gây ra mất thời gian và thiếu hiệu quả” có tác động thuận chiều, còn “Rủi ro xã hội” không ảnh hưởng đến “Nhận thức về rủi ro” của sinh viên. Các biến “Ảnh hưởng xã hội”, “Nhận thức rủi ro”, “Mức độ hữu ích” đều có tác động thuận chiều đến “Ý định sử dụng” DFS. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề ra hàm ý chính sách về việc các nhà cung cấp cần cải tiến chất lượng dịch vụ. Đồng thời, Nhà nước cần thúc đẩy, nâng cao hiểu biết của sinh viên về kiến thức DFS và cần có khung pháp lý chặt chẽ hơn để bảo vệ người sử dụng dịch vụ trước những mối đe dọa rủi ro.  Từ khóa: DFS, nhận biết rủi ro, ý định sử dụng, sinh viên Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, nhưng dường như lại là “vận may” giúp các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) lên ngôi. Người tiêu dùng tài chính đang được hưởng lợi từ quá trình số hóa trong lĩnh vực tài chính qua các sản phẩm, dịch vụ thuận tiện hơn, phù hợp hơn và cá biệt hóa cho nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên, sự đông đảo trong số lượng người dùng, cùng sự phức tạp của môi trường kỹ thuật số đã tạo * Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 627 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ra khoảng trống trong sự phát triển toàn diện của ngành dịch vụ này, khiến những rủi ro liên quan tới DFS xuất hiện và khó kiểm soát. Mặt trái của công nghệ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sở hữu DFS lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dùng để thực hiện các hành vi kinh doanh không công bằng, trái đạo đức như: kinh doanh bất cẩn, thiếu trách nhiệm, thậm chí là gian lận, lừa đảo, thu giữ bất hợp pháp tài sản của người sử dụng (Chu Minh Khôi, 2021). Việc tăng cường sử dụng và tiếp cận DFS của khách hàng có thể tạo ra rủi ro như: gian lận, đánh cắp danh tính, mất quyền sở hữu, sai lệch dữ liệu tài chính cá nhân, thiếu minh bạch trong thông tin về sản phẩm, lỗ hổng bảo mật dữ liệu... Để ngăn chặn những rủi ro của khách hàng lẫn nhà cung cấp thì khả năng nhận biết rủi ro từ chính người tham gia và những ảnh hưởng của rủi ro tới ý định sử dụng DFS là yếu tố cần được quan tâm. Bài viết này tập trung vào khía cạnh đó và nhìn nhận trên khả năng nhận biết rủi ro và ý định sử dụng của sinh viên Việt Nam. Để đánh giá khả năng nhận thức và ý định sử dụng, nghiên cứu này dựa trên hai lý thuyết gốc là Lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) được phát triển và xây dựng bởi Venkatesh và cộng sự (2003) cùng với Thuyết nhận thức rủi ro (TPR) của Bauer (1960). Như vậy, ngoài phần giới thiệu, chúng tôi sẽ đưa ra tổng quan và giả thuyết nghiên cứu ở Phần 2, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ở Phần 3, kết quả nghiên cứu và thảo luận ở Phần 4. Cũng trong phần 4, chúng tôi sẽ tập trung vào thảo luận những hàm ý chính sách cần đưa ra để gia tăng khả năng nhận biết rủi ro của người tiêu dùng. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan nghiên cứu 2.1.1. Khái niệm Theo Lyons và cộng sự (2020), dịch vụ tài chính kỹ thuật số (Digital Financial Services – DFS) là dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ, được sử dụng trong một loạt các hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức như: ngân hàng, công ty tài chính.... chủ yếu để giải quyết việc cải thiện chất lượng dịch vụ bằng cách sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin. Phạm Xuân Hùng (2021) cũng có cùng quan điểm khi cho rằng, DFS có thể được định nghĩa là các hoạt động tài chính sử dụng công nghệ số, bao gồm: tiền điện tử, dịch vụ tài chính di động, tài chính trực tuyến dịch vụ, ngân hàng kỹ thuật số, cho dù thông qua ngân hàng hay tổ chức phi ngân hàng. DFS có thể bao gồm các giao dịch tiền tệ khác nhau, chẳng hạn như gửi tiền, rút ​​ tiền và nhận tiền, cũng như các dịch vụ khác, bao gồm: thanh toán, tín dụng, tiết kiệm, lương hưu và bảo hiểm.  2.1.2. Những tác động tiêu cực của dịch vụ tài chính kỹ thuật số Do hướng nghiên cứu là nhận biết rủi ro nên trong nghiên cứu này, chúng tôi không đề cập đến ảnh hưởng tích cực mà chỉ tập trung vào những tác động tiêu cực của DFS. 628 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2022: ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ VÀ LÀNH MẠNH TÀI CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 Theo Phạm Xuân Hùng (2021), bên cạnh các ưu điểm không thể phủ nhận, DFS cũng mang lại những rủi ro cho người tiêu dùng tài chính như: người tiêu dùng tài chính dễ bị tổn thất tài sản khi chưa có quy định bảo vệ về quyền lợi, có thể trở thành nạn nhân của các hành vi thương mại không công bằng, lừa đảo, gian l ...

Tài liệu được xem nhiều: